jeudi 20 mars 2014

Chuyên đề đào tạo tiến sĩ - Chuyên ngành Ngôn ngữ học, Đại Học Huế (2012-2016)

Đề tài luận án liên quan: "Ẩn dụ phạm trù về lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận"
Nghiên cứu sinh: Lê Lâm Thi (ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Huế)


Chuyên đề 1. Tiếp cận ẩn dụ từ nhiều góc độ ngôn ngữ - văn hóa (lịch đại và đồng đại)

* Tài liệu trọng yếu:

- George Lakoff, Mark Johnson, 1980 (1985), Les métaphores dans la vie quotidienne, trad. par Michel de Fornel, Ed. de Minuit, 254 p.
- Trần Văn Cơ, 2009, Khảo luận ẩn dụ tri nhận, NXB Lao động – Xã hội, 376 tr.

* Tài liệu tham khảo:

- Trần Văn Cơ, Ngôn ngữ học tri nhận, NXB Khoa Học Xã Hội, 428 trang. (Chương V : Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận)
- Lý Toàn Thắng, 2005, Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, 306 trang.
- Jacques François, Guy Denhiere, 1990, « La classification des représentations conceptuelles et linguistiques des procès : un domaine de collaboration privilégié entre psychologues et linguistes » in Langages, 25e année, n°100, pp. 5-12.
- Anne-Marie Chabrolle-Cerretini, « La linguistique cognitive et Humboldt », http://corela.edel.univ-poitiers.fr/index.php?id=1476
- Catherine Kerbrat-Orecchioni, « Sémantique », Encyclopeadia Universalis 2013
- Catherine Kerbrat-Orecchioni, 1994, Les interactions verbales, Tome 3, Armand Colin, Paris, 347 p.
- T. Todorov, 1986, « Le croisement des cultures » in Le croisement des cultures, COMMUNICATIONS N° 43, p. 5-24.
- Mariana Tutescu, « Le concept de Polyphonie », in L'Argumentation, Introduction à l'étude du discours, chapitre III
- Trần Ngọc Thêm, « Trần Văn Cơ -  Những khái niệm Ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến Văn hoá học »
- Jean-Baptiste Guignard (2011). « Linguistique Cognitive et modèles catégoriaux : Quelques considérations épistémologiques », CORELA - Volume 9 (2011), Numéro 2, http://corela.edel.univ-poitiers.fr/index.php?id=2127
- Guy Achard-Bayle, « La linguistique cognitive et ses applications », Les Cahiers de l'Acedle, volume 6, no 2, 2009
- Nguyễn Huy Cẩn, « Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành », Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 12/2005, http://ngonngu.net/index.php?p=350
- Ẩn dụ theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận (Trích Khóa luận tốt nghiệp "Khảo sát một vài ẩn dụ dịnh hướng không gian chứa từ định hướng không gian trong Truyện Kiều" 2007 - Nguyễn Hoàng An)
- Sơ lược về lịch sử cách tiếp cận hiện tượng Ẩn dụ (Trích Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát một vài ẩn dụ định hướng chứa các từ định hướng không gian trong "Truyện Kiều" (theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận), Nguyễn Hoàng An, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2007)



Chuyên đề 2. Lửa và nước trong văn hóa phương Tây và trong ngôn ngữ Pháp (từ truyền thống đến hiện đại)


* Tài liệu trọng yếu:

- Gaston Bachelard, 1949,  La psychanalyse du feu, Idées NRF, 184 p.
- Gaston Bachelard, 1942 (9e réimpression 1970), L’eau et les rêves, Essai de l’imagination de la matière, Lib. José Corti, 265 p.
- Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 1969 (7e réimpression 1987)  Dictionnaire des symboles – Mythes, rêves, coutumes, gestes, formes, figures, couleurs, nombres, Coll. Bouquins, Robert Laffont / Jupiter, 1060 p. (Các đề mục liên quan)

* Tài liệu tham khảo:

- Gaston Bachelard, 1942, La flamme d’une chandelle, PUF, 5e édition, 1975, 112 p.
- Montreynaud F., 1986, Dictionnaire de proverbes et dictons, Les Usuels du Robert, 638 p.
- Maloux M., 1960, Dictionnaire des proverbes, sentences et maximes, NXB Larousse, 628 p.
- Roy C., Trésor de la Poésie populaire, NXB Seghers, Paris, 392 p.
- Đoàn Tiến Lực, « Lửa : từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ », http://huc.edu.vn/vi/spct/id155/LUA--TU-BIEU-TUONG-VAN-HOA-DEN-BIEU-TUONG-NGON-TU/



(Biên soạn: Phạm thị Anh Nga)

mercredi 19 mars 2014

Huế nắng hay mưa




có những khi 
chân nhẹ bước liêu xiêu
hồn vía chập chờn lơ lửng giữa muôn trùng
khiến em không còn nhớ  
đang ngày hay đêm
giữa phố thị rộn ràng hay cô thôn quạnh vắng
thì còn có nghĩa gì
tiết trời mưa hay nắng
sáng cũng như chiều đều chống chếnh hư hao

đừng hỏi em Huế đang nắng hay mưa
em dụi mắt nhìn quanh
sao chỉ là hoang hoải
chỉ những mảng màu chơ vơ ngây dại
và vì sao hoa nắng bên ngoài 
tự dưng hóa long lanh
cơ hồ hạt nước mắt vỡ nhòa chông chênh bờ vực

phải Huế biết em đau nên lặng im lắng dịu
nhẹ nắng nhẹ mưa
nhẹ gió nhẹ ngày đêm
nhẹ cả trong tim những đắng đót ưu phiền
thân thiết vỗ về khẽ khàng se sẽ
tiếng ơ hời trong khuya khoắt thâm u

có nghĩa gì đâu
Huế nắng 
hay mưa …


tháng hai năm giáp ngọ
03 / 2014
phạm thị anh nga