BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KH&CN CẤP ĐẠI HỌC HUẾ
Tên đề tài: Phát
triển năng lực diễn ngôn cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp nhằm nâng cao
hiệu quả day-học các môn Nói và Viết theo khung quy chiếu Châu Âu về ngôn ngữ
Mã số: DHH 2015-07-18
Người chủ trì: TS. Trương Hoàng Lê
Đơn vị công tác Phòng KH.CN & HTQT - Trường ĐH Ngoại
Ngữ - ĐH Huế
Họ và tên người
phản biện: Phạm Thị Anh Nga
Học hàm, học vị: PGS.TS.
Đơn vị công tác:
NỘI DUNG NHẬN XÉT:
I.
Về mục tiêu đề
tài:
Đây là một đề tài thuộc lĩnh
vực giao thoa giữa Lý thuyết ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng và Giáo học
pháp ngoại ngữ, đặt trọng tâm vào năng lực diễn ngôn của sinh viên Việt Nam học
tiếng Pháp. Mục tiêu được xác định là đánh giá việc dạy và học các kỹ năng của
năng lực diễn ngôn ở các học phần Nói và Viết ở khoa Tiếng Pháp Đại học Ngoại
Ngữ Huế. đánh giá năng lực diễn ngôn của sinh viên trong Nói và Viết, và đề
xuất những biện pháp nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả của giảng viên và sinh
viên trong dạy-học và rèn luyện năng lực diễn ngôn để các học phần Nói và Viết đạt
hiệu quả tốt nhất.
II.
Về hình thức, tư
liệu và phương pháp nghiên cứu:
-
Về hình thức:
Ngoài Phần mở đầu
và kết luận, báo cáo tổng kết[1]
bao gồm 3 chương với độ dài được phân bố hợp lý. Ngoài ra, còn có đầy đủ các
nội dung sau: Danh mục bảng, Danh mục biểu đồ, Danh mục các chữ viết tắt, Thông
tin kết quả nghiên cứu (tiếng Việt và tiếng Anh), Tài liệu tham khảo, Phụ lục.
Phần Phụ lục khá
phong phú với 17 nội dung, tuy nhiên việc đánh số là 1 – 2 – 2.1 --> 2.8, 3.1 --> 3.7 là chưa hợp lý. Các tư
liệu được xếp vào sau đó (bìa khóa luận đã hướng dẫn thành công, các bài báo và
công trình đã công bố…) lẽ ra cũng cần được liệt kê trong Mục lục hay Danh mục phụ
lục, thay vì đưa vào mà không nêu ra ở bất kỳ danh mục nào.
Nhìn chung, báo
cáo tổng kết được trình bày rõ ràng, súc tích, kết quả điều tra thăm dò có kèm
bảng, biểu đồ in màu công phu, rõ ràng, đẹp. Tiếc là một số biểu đồ chưa thật
thuyết phục: ở các biểu đồ 2.10 (tr.52), 2.20 (tr.60), 2.21 (tr.61), lẽ ra các
kết quả phải để riêng, vì sao lại nối liền thành đường biểu diễn? Ngoài ra, diễn
đạt trong báo cáo tổng kết ở một số chỗ chưa suôn sẻ (do thiếu từ nối, đặc biệt
là các giới từ), sử dụng xen kẽ tiếng Pháp trong câu tiếng Việt, có chỗ dịch
chưa thoát, chưa sát nghĩa. Cũng có khá nhiều sơ xuất về chính tả hay lỗi đánh
máy, chấm câu, trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Pháp.
-
Về tư liệu:
Tư liệu tham khảo
về mặt lý thuyết cũng như ngữ liệu được chọn để nghiên cứu nhìn chung là khá
đủ, phù hợp với đề tài nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên
tôi hơi băn khoăn là vì sao nghiên cứu về các giáo trình Le Nouveau Taxi !
(LNT) 2 và 3, tác giả đã tham khảo sách học sinh, sách bài tập trong khi đó
sách giáo viên lại không đề cập đến. Thông thường, sách giáo viên chính là nơi tập
trung các hướng dẫn sư phạm dành cho nguời dạy, đề cập rõ ràng nhất các góc
tiếp cận của giáo trình về ngôn ngữ, văn hóa cũng như nghiệp vụ, đóng vai trò
hỗ trợ rất lớn đối với người dạy trong việc sử dụng giáo trình.
-
Về phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp
nghiên cứu của tác giả là thỏa đáng, phù hợp với đề tài và vấn đề được chọn để
nghiên cứu.
III.
Về nội dung và
kết quả nghiên cứu:
Việc phân bố nội dung thành
3 chương của đề tài là hợp lý. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo tổng kết
gồm: Chương 1 - Cơ sở lý luận (18 trang), Chương 2 - Kết quả nghiên cứu và thảo
luận (36 trang), Chương 3 - Một số đề xuất phát triển năng lực diễn ngôn (14
trang). Chương 1 đề cập đến các khái niệm lý thuyết như diễn ngôn, văn bản, hồi
chiếu, năng lực diễn ngôn, lĩnh hội và giảng dạy năng lực diễn ngôn. Chương 2
gồm 3 phần: (1) Giới thiệu giáo trình LNT, (2) Kết quả điều tra thăm dò sinh
viên về việc học và rèn luyện năng lực diễn ngôn, và (3) Kết quả điều tra thăm
dò giảng viên về việc dạy năng lực diễn ngôn. Chương 3 đưa ra một số đề xuất
đối với người dạy và người học, các tài liệu hay bài tập bổ trợ, và phương pháp
dạy đọc hiểu tích cực.
Nhìn chung, tác giả đề tài
nắm vững vấn đề và triển khai nghiên cứu từng bước một cách hiệu quả, có tính
thuyết phục. Ở chương 2, liên quan đến việc điều tra thăm dò sinh viên và giảng
viên về việc học, rèn luyện và giảng dạy năng lực diễn ngôn, tác giả không chỉ đơn
thuần nêu kết quả mà đã trình bày và mô tả các bảng câu hỏi dành cho sinh viên
và giảng viên một cách sinh động, cũng như đưa ra những nhận xét thỏa đáng về
các kết quả thu thập được. Những đề xuất ở chương 3 cũng có tính thuyết phục và
hoàn toàn khả thi.
IV.
Những đề xuất của
phản biện:
Sau đây là một số điểm cần
chỉnh sửa để góp phần hoàn thiện báo cáo tổng kết.
1. Về hình thức:
1.1. Diễn đạt trong tiếng
Việt cần thêm từ nối, đặc biệt là các giới từ.
- 1.1. “Một số định nghĩa (thêm: về các) khái
niệm cơ bản liên quan (thêm: đến) diễn ngôn
- 1.3.1. “liên quan (thêm: đến) hồi chiếu”
- 2.2.1. “Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng
của hoạt động (HĐ) Nghe và Đọc trên lớp đối với (thêm: sự/việc) phát triển năng
lực diễn ngôn (NLDN) khi Nói và Viết của sinh viên”
- 2.3.6. “(thêm: Sự/Vai trò) Hỗ trợ của giảng
viên trong việc tự rèn luyện NLDN của sinh viên”
- (tr.10) “những đặc điểm (thêm: của) năng lực
diễn ngôn”
- (tr.82) “Trong giảng dạy các kỹ năng giao tiếp
(thêm: bằng) ngoại ngữ, đặc biệt kỹ năng diễn đạt Nói và Viết, người dạy cần
giúp người học nhận thức và ý thức về các kiến thức và năng lực liên quan (thêm:
đến việc) sử dụng ngôn ngữ cấp độ trên câu”
- (tr.83) “Sinh viên phải ý thức hơn (thêm: về)
tầm quan trọng (thêm: của) NLDN đối với (thêm: việc) cải thiện, nâng cao kỹ
năng giao tiếp ngôn ngữ…”
1.2. Bổ sung cho
những câu hay cụm bị thiếu từ
- (tr.1) “ngôn ngữ cấu trúc” -->
ngôn ngữ học cấu trúc
- (tr.2) “bắt đầu những 1970” --> …
những năm …
- (tr.10) “thầy cô vui lòng biết…” --> … cho
biết …
- (tr.10) “ Thuận lợi và khó khăn nào? ” (câu
thiếu động từ)
- (tr.11) “phân tích văn bản (discours)” --> analyse du discours
- (tr.66) “Ngữ pháp văn” --> …
văn bản
- (tr.35) “Dạng bài tập kết hợp ngữ pháp câu và
ngữ pháp văn bản nói hay ngữ pháp hội thoại.” (câu thiếu động từ)
- F. (thêm : de) Saussure (tr.10, 13),
thậm chí “F. Sausure” (tr.13)
1.3.
Bỏ những từ thừa, gây tối nghĩa:
- (tr.1) công cuộc cách mạng công nghiệp ® cuộc cách mạng công
nghiệp
- (tr.82) “…để phân tích nhiều loại diễn ngôn
khác nhau và giảng dạy sinh viên tốt hơn về NLDN hơn nữa”
1.4. Trường hợp xen kẽ tiếng
Pháp và tiếng Việt
- (tr.32) Chương 2, “… một
leçon”, (tr.30) “3 cuốn Méthode de français”, “Sách bài tập LNT 2 gồm 36 leçon
tương ứng 36 leçon của sách học LNT 2”: trong câu tiếng Việt, nên sử dụng “Bài
học” thay vì dùng “Leçon” hay “Bài” (“Bài”: không rõ nghĩa, vì có thể hiểu là
bài tập, bài khóa…), “đơn vị bài học” (ĐVBH) thay cho “Unité”, và “giáo trình”
thay cho “Méthode de français”.
- (tr.70) Từ “Source”: cần dịch.
- (tr.17-18-19…) Các thí dụ trong tiếng Pháp:
cần dịch ra tiếng Việt.
- (tr.19) “Đối với câu hỏi giờ, thay vì trả lời
giờ cụ thể người ta có thể trả lời « Le voisin vient de partir ou Le facteur
est en bas ou encore Le journal télévisé commence tout juste ».”: Cần tách
riêng thí dụ và câu dẫn giải, và dịch “ou”, “ou encore”.
- (p.22) “Adjectifs démonstratifs”, “adjectifs
possessifs” được dịch là tính từ chỉ định, tính từ sở hữu. Thực chất đó là
những déterminants (có chức năng tương đương với mạo từ) chứ không phải là
adjectifs (tính từ), cần ghi chú thêm.
1.5. Diễn đạt lại cho rõ
hơn, tránh tối nghĩa, tránh dùng từ chưa đúng:
- 2.3. Kết quả điều tra việc giảng dạy năng lực
diễn ngôn của giảng viên (tiêu đề có nội dung tối nghĩa)
- (Thông tin kết quả nghiên cứu, tr.2) “Hơn nữa
(--> Ngoài ra), chúng tôi cũng đề xuất …”
- (tr. 35) “Tuy nhiên” (để nối liền 2 ý bổ sung
cho nhau là không ổn)
- (tr.10) “Những kiến thức lý thuyết này làm cơ
sở lý luận cho việc xây dựng và phân tích kết quả…” (tối nghĩa)
- (tr.12) “theo khía cạnh (???) tương tác”
- (tr.1) “lĩnh hạt” (--> lĩnh vực / địa hạt)
- (tr.82) “các yếu tố ngoại ngôn ngữ” (--> … ngoại ngôn / ngoài ngôn
ngữ)
- (tr.23) “từ les gamins, les femmes…”
(--> từ gamins, femmes…)
- (tr.51) “bảng 2.11” (-->
biểu đồ 2.11, tr.54?)
- (tr.76) “Theo phương pháp dạy đọc hiểu này,
quy trình đọc ở lớp gồm có 3 giai đoạn : giai đoạn trước khi đọc (pré-lecture),
giai đoạn đọc (lecture) và giai đoạn sau khi đọc (post-lecture)”. Thật ra, trong
bất cứ một phương pháp dạy đọc hiểu nào cũng có 3 giai đoạn. Viết thế này dễ
đưa đến ngộ nhận chỉ phương pháp đọc hiểu tích cực mới có. Nên diễn đạt là: “Theo
phương pháp dạy đọc hiểu này, 3 giai đoạn (trước, trong và sau) của quy trình
đọc có những đặc trưng sau…”.
1.6. Viết hoa hay không hoa
cho đúng và thống nhất:
- tài liệu nghe và tài liệu đọc
(2.3.3., tr.56), diễn đạt Nói và Viết (2.3.4., tr.58), Đánh già năng lực diễn
ngôn khi Nói và Viết của sinh viên Khoa tiếng Pháp (tr.6), …
- Viết đúng tên giáo trình --> Le
Nouveau Taxi ! (viết hoa và có khoảng hở trước “!”)
- (tr.13) “Khái niệm ‘Diễn ngôn’,
‘văn bản’ ”
1.7. Dịch cho thoát, cho
chính xác, tránh tối nghĩa:
- (tr.13, 1.1.1.) “… và không (--> chứ
không) đơn thuần là …” (“et non…” : chứ không đơn thuần là …)
- (tr.13, 1.1.2.) từ “mais” quan trọng lại
không dịch
- (tr.14) “yếu tố liên diễn ngôn” (interdiscursivité)
(-->
tính liên diễn ngôn)
- (tr.16) cụm “d’un genre” bị sót, không được dịch
- (tr.16) cả câu “Un texte est donc …” dịch
chưa ổn
- (tr.18) “discours” dịch là “văn bản”?
- (tr.22) “articles indéfinis” dịch là “mạo từ
bất định” (--> mạo
từ không xác định)
- (tr.26) cần xem lại cách dịch kỹ năng diễn
đạt linh hoạt và kỹ năng triển khai chủ đề theo CECRL, đặc biệt ở cấp độ A2.
Ngoài ra, cũng cần bổ sung vào Phụ lục các nội dung của CECRL được dịch trong
báo cáo tông kết.
- (tr.30) “livre de l’élève” dịch là “cuốn sách
chính” hay “sách học” (--> “sách
học sinh”, như các sách giáo khoa của VN vẫn gọi)
- (tr.53) “trình độ ban đầu (niveau requis)” (“trình
độ ban đầu” là “niveau initial”, còn “niveau requis” là trình độ yêu cầu phải
có ở một thời điểm nào đó, có thể là ban đầu hoặc 1 mốc thời gian khác)
- (tr.70) từ “Source” cần dịch
- (tr.72) “reformulations” không phải là “các
cách diễn giải”
- (tr.74) “câu giao tiếp mẫu (manières de dire)”:
dịch là “câu giao tiếp mẫu” là không ổn, nên diễn đạt khác đi
1.8.
Chỉnh cho đúng và thống nhất về chính tả và thuật ngữ:
- (tr.2) T. Van Dik --> T. Van Dijk
- (tr.13) R. Jacobson --> R.
Jakobson
- (tr.2) “Anglô-saxon”, (tr.15)
“Anglô-sắc-xông”
- (tr.14) “phân tích” / “phân tách” (ngay trong
sơ đồ ở bảng 1)
- (tr.17) “trường phái Praha (école de Praque)” --> …
Prague
- (tr.18) “aprè” --> après
- (tr.22) “nom noyeau” (--> nom
noyau)
- (p.71) “Le forêts tropciales”, “cathedrale”
- (tr.53) “giáo tình”
- (tr.19) “hàm ngôn” / “hàm ý”
- (tr.73) “hành động lời nói” / (tr.31) “hành
ngôn” tương ứng với “actes de langage” (cần thống nhất thuật ngữ)
1.9. Bổ sung cho
các biểu đồ:
- Một số biểu đồ mất chữ phía trên và dưới,
hoặc thiếu nội dung: 2.5.2. (tr. 47), 2.13 (tr.56), 2.14 (tr.57), 2.15 (tr.57),
- Biểu đồ 2.20 (tr.60) nên có tiêu đề là “Các
loại BT…” (thay vì “Giới thiệu thêm…”)
- Biểu đồ 2.10 (tr.52), 2.20 (tr.60), 2.21
(tr.61) không thuyết phục, vì sao nối liền thành đường biểu diễn?
1.10.
Một số chi tiết khác
- Chỉnh về trình bày lề, các khoảng hở (thừa,
thiếu), các chấm câu (thừa, thiếu), ngoặc kép… chưa chuẩn.
- Chỉnh kích cỡ chữ (trích dẫn tr.15)
- Tiêu đề 2.1.1.2.1.: nên chuyển thành “a” và
trình bày tiêu đề nổi bật hơn.
- (tr.30-31) 2.1. Khi giới thiệu Cấu trúc các
bài học, các đơn vị bài học của Giáo trình LNT2 và LNT3 nên dùng cách chụp màn
hình (capture d’écran) để giới thiệu.
- Đặc biệt cần lưu ý về nguyên tắc các khoảng
hở trước các dấu chấm đôi (espaces insécables trước “:”, “;”, “!”, “?”, trước
và sau ngoặc kép) đặc trưng của tiếng Pháp, và khi cắt giữa từ đưa xuống dòng
để nối (tr.68): “eng-lobante”, “parti-elle” --> “englo-bante”, “par-tielle”.
2. Về nội dung:
2.1.
Thiếu logic, cần chỉnh sửa:
- (tr.14) “Văn bản (les textes) … được xem là
một phát ngôn hoàn chỉnh” (số nhiều (les textes) sao lại là “một phát ngôn”?)
- (tr.55) “Hơn 90% giảng viên đánh giá BT Nói
và Viết của LNT2 và BT Viết của LNT3 ở mức đạt trở lên.” (quên và sót BT Nói
của LNT3?)
- (đầu báo cáo tổng kết) “Danh mục các chữ viết
tắt” (nên thay “từ” bằng “từ ngữ”)
2.2.
Một số chi tiết, nhận định, phân tích thiếu thuyết phục, cần xem lại:
- (tr.42-43) Trong chương trình học các học
phần Thực hành tiếng, có các bậc DELF A1.1, A2.1, A2.2, B1,1, …, vì sao không
có bậc A1.2?
- (tr.71) “Complétez le texte ci-dessous avec
des anaphores suivantes qui renvoient
au référent le Cambodge et les marqueurs discursifs suivants:…”.
Ở
đây có 2 vấn đề : (1) “anaphores” chỉ là khi các từ đã được dùng trong
câu, chứ các từ được liệt kê đó vẫn riêng lẻ, chưa vào trong câu thì không thể
gọi là “anaphores” được. Nên viết rõ là “mots servant d’anaphores” – (2)
marqueurs discursifs nào? (không thấy nêu).
- (tr.36): “Activité 6: Associez les phrases.
(…) Bài tập giúp sinh viên có khả năng đặt câu khuyên đúng ngữ pháp (ngữ pháp
câu) và đúng tình huống (ngữ pháp hội
thoại-năng lực diễn ngôn).”.
Bài
tập này không có gì là “giúp sinh viên có khả năng đặt câu khuyên đúng ngữ pháp
(ngữ pháp câu) và đúng tình huống (ngữ pháp hội thoại-năng lực diễn ngôn)”. Nó
chỉ giúp SV nhận diện và ghép những câu tương thích cho sẵn, chứ không đặt câu,
cũng không liên quan gì đến “dạng động từ (forme verbale) thích hợp” như tác
giả đã viết.
- (tr.37) “Activité 2: Conseils et obligations.
Choisissez la bonne réponse. (…) Bài tập nhằm giúp sinh viên sử dụng (ngữ pháp
câu) và học được các câu khuyên mẫu và cách sử dụng câu khuyên đúng tình huống
(rèn luyện năng lực diễn ngôn).”
Ở
đây cũng thế, bài tập chỉ giúp SV nhận diện chứ không sử dụng. Đây chỉ là bước
đầu trong quá trình học là nhận diện, để ghi nhớ và sau đó mới sử dụng.
- (tr.41) “Bước 2: Các hoạt động ở mục
Grammaire và Entraînez-vous (…) Giải thích và hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp
và luyện tập ứng dụng ngữ pháp và từ vựng qua các bài tập cấu trúc kết hợp bài
tập ngữ pháp văn bản, học đặt câu có tính giao tiếp, ứng dụng cao./ Phương pháp
giảng dạy: Phương pháp diễn giải/ tường minh (méthode explicite) và phương pháp
suy diễn (méthode déductive) kết hợp phương pháp phỏng theo và lặp lại (méthode
imitative et méthode répétitive)”.
Có
thật đây là bài tập cấu trúc, phương pháp diễn giải/tường minh, phương pháp
phỏng theo và lặp lại hay không? Đó là những phương pháp mà ngay đường hướng
giao tiếp cũng phê phán, không tuân theo, và thay bằng ngữ pháp tiềm ẩn, để
người học tự khám phá, ý thức và rèn luyện (grammaire implicite et
conceptualisée). Huống hồ là dạy-học theo hướng tiếp cận hành động thì càng
không. Đặc biệt, có đúng bài tập ở đây là bài tập cấu trúc hay không, hay chỉ
là bài tập về hình thái-cú pháp mà người học đóng vai trò chủ động?
- (tr.34) “Phần bài tập ngữ pháp, giáo trình sử
dụng một số dạng bài tập cấu trúc (exercices structuraux) theo phương pháp
nghe-nói (méthode audio-orale) của những năm 60 và phương pháp SGAV (méthode
structuro-globale audiovisuelle) của những năm 70 của thế ký 20.”
Có
đúng là bài tập cấu trúc, phương pháp nghe-nói, phương pháp SGAV?
- Trong kết luận (tr.82), có câu: “Phương pháp
giảng dạy diễn giải (enseignement explicite) cũng cần được chú trọng, phương pháp này giúp
người học nắm vững có hệ thống những lý thuyết về các kỹ năng tạo diễn ngôn như
…”.
Cần
xem lại ý này, và liên hệ với nhận xét đối với trang 41 ở trên.
3. Về phương pháp nghiên
cứu:
- Nếu được thì nên tham khảo thêm sách giáo
viên của LNT 2 và 3, để tiếp cận với những ý đồ sư phạm mà các tác giả gửi gắm
vào trong giáo trình.
- Trong mô tả năng lực diễn ngôn các cấp độ
CECR, nên sử dụng bản mới nhất thay vì dùng bản đã cũ (2000). Ở bản 2001 (cũng
ở các trang 96-97-98), cập nhật hơn, không thấy nêu khả năng diễn đạt chính xác
(précision).
V.
Đánh
giá của phản biện:
- Tính cấp thiết và ý nghĩa thực
tiễn:
Đề
tài đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn và thiết thực trong dạy và học thực hành
tiếng Pháp của thầy và trò khoa Tiếng Pháp, liên quan đến năng lực diễn ngôn.
- Tính khoa học:
Đề
tài đảm bảo tính khoa học, được thực hiện nghiêm túc, đáng tin cậy. Một vài chi
tiết cần bổ sung, chỉnh sửa nhưng nhìn chung là có tính thuyết phục cao.
- Khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
Hoàn
toàn có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
- Về hiệu quả kinh tế, giáo
dục:
Tuy việc áp dụng
vào dạy và học đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải đầu tư thời gian và công
sức, nhưng hiệu quả là cao và xứng đáng với sự đầu tư đó, góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học, giúp thầy trò thực sự yêu thích và làm chủ việc dạy và
học.
Đề nghị đưa ra
Hội đồng để nghiệm thu.
Xếp loại: Tốt.
Huế,
ngày tháng năm 2017
Xác nhận của cơ quan Người phản biện
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên)
Phạm thị Anh Nga
Câu hỏi thêm:
Câu hỏi 1.
Tiêu đề phần
1.4.3 (tr.29). của báo cáo tổng kết là “Giảng dạy năng lực diễn ngôn theo tiếp
cận hành động (approche actionnelle)”. Được biết, trong tiếp cận hành động, có
bao gồm cả việc dạy-học nhắm đến dự án, thúc đẩy người học hành động như những
tác nhân xã hội và cùng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể (Dans une approche
actionnelle, la méthode intègre la pédagogie de projet qui incite les élèves à
agir comme des acteurs sociaux réalisant des tâches concrètes.)
Trong phân tích,
triển khai nghiên cứu cũng như những đề xuất của mình, tác giả có quan tâm đến
khía cạnh tiếp cận hành động này hay không, thể hiện như thế nào? Hay chỉ giới
hạn ở các mục tiêu giao tiếp?
Câu hỏi 2.
Phân tích và
nghiên cứu về giáo trình Le Nouveau Taxi 2 và 3, tác giả hoàn toàn không đề cập
đến sách giáo viên. Xin cho biết tác giả chủ tâm lựa chọn một cách có ý thức
như thế hay do thiếu sót? Nếu chủ tâm thì vì sao?