jeudi 26 février 2009

Sông Nile trên trời...



Sông Nile trên trời mưa cho xứ khác
còn sông Nile dưới đất riêng dành Ai Cập thôi
(Trường ca “Tụng ca mặt trời” của Ikhnaton, vị pharaon-đại thi hào của Ai Cập, vào khoảng năm 1380 trước CN)
1
Tất cả bắt đầu bằng một email của Nathalie. Nathalie, một đồng nghiệp nữ tôi quen trong một dịp công tác ở Hà Nội hồi năm kia, chỉ vài tuần trước khi cô rời Việt Nam để đi nhận nhiệm sở mới ở Cairo. Gặp ít thôi, nhưng đủ để hai bên quyến luyến nhau và tiếc nuối lúc từ giã. Trong thư gửi từ Ai Cập, Nathalie báo tin sẽ có một hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Đại Học Helwan và kêu gọi mọi người tham gia. Thư không gửi cho riêng tôi mà cho rất nhiều người khác.
Dạo ấy tôi đang bị cuốn theo một công việc vô cùng hệ trọng không thua chuyện dựng vợ gả chồng hay nhận nhiệm sở công tác, đó là làm nhà, phá bỏ ngôi nhà cấp bốn lụp xụp ở khu tập thể mà gia đình nhỏ của chúng tôi đã ở từ hơn mười năm nay để xây nhà mới. Dạo đó, đầu óc tôi dường như không còn chứa nổi chữ nghĩa văn chương khoa học gì nữa, mà chỉ có toàn cát sạn xi măng vôi vữa gạch tuy nen gạch men ngói Đồng Tâm đá tự nhiên đá Bình Định Huế gỗ kiền kiền Đà Nẵng Bình Điền, vân vân và vân vân.
Ý nghĩ đầu tiên loé lên trong cái đầu đầy cát sạn gạch ngói của tôi lúc đó là: ờ, biết đâu đây chẳng là dịp có thêm tí “đô” để trang trải chuyện làm nhà. Rồi đọc kỹ những chi tiết liên quan đến hội thảo, tôi mới ngớ ra, bởi chẳng mong gì có thêm chút thu nhập trong chuyện này. Mọi chi phí cho chuyến đi cũng như lệ phí tham gia hội thảo, tiền ở khách sạn... đều do mỗi cá nhân tự lo lấy. Tuy nhiên, những nội dung mà hội thảo dự định đề cập đến lại thực sự cuốn hút tôi, đặc biệt là mảng liên văn hoá và vai trò của văn học trong dạy và học ngoại ngữ. Chưa kể sức hút diệu kỳ của xứ sở Pharaon, dễ làm mềm lòng có lẽ bao người chứ không chỉ riêng tôi. Và thế là tôi mím môi, lóc cóc gõ những phác hoạ ban đầu của mình về nội dung tham luận và gửi đi.
Đề xuất của tôi dường như sớm thu hút sự quan tâm của ban tổ chức hội thảo. Họ quyết định xin Tổ chức Đại Học Pháp Ngữ AUF hỗ trợ cho chuyến đi của tôi, nhưng mọi thủ tục còn quá nhiêu khê và vài tuần trước hội thảo vẫn chưa thấy hướng giải quyết nào sáng rõ. Thêm nữa, ngày toàn văn bản thảo tham luận của tôi gửi đi sau bao đêm thức trắng cũng là lúc tai hoạ đổ ập xuống gia đình tôi: một người em trai của tôi đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi tư, do nhồi máu cơ tim, không kịp một lời nhắn nhủ với vợ con và gia đình trước khi nhắm mắt. Trong nỗi đau vô bờ, tôi quẳng hết mọi lo toan cho chuyến đi, kể cả những thao tác cuối cùng để hoàn thiện ngôi nhà mới, và lao vào những bộn bề của cái tang lớn. Lòng tự nhủ, nếu em thương tôi và phò hộ cho tôi thì mọi việc sẽ xuôi buồm mát mái, bằng không tôi cũng buông tay dẹp bỏ hết.
Dường như hương hồn của em tôi linh thiêng đưa đẩy nên mọi chuyện sau đó cứ sáng dần ra. Về sau, khi tôi qua đến Ai Cập, Hanaa, người chịu trách nhiệm liên lạc và lo mọi thủ tục cho tôi, thú nhận có lúc cô đã có ý định buông xuôi tất cả. Và sau đó tự dưng như có phép mầu, tình hình bỗng sáng sủa hẳn. Riêng tôi, tôi tin chính em tôi đã dõi theo từng bước mọi việc và sắp xếp cho tôi được như thế.
Vậy là sau một chuyến đi dài mười mấy tiếng đồng hồ với máy bay của hãng Thai International rồi hãng Egypt Air, tôi hồi hộp bước xuống sân bay Cairo. Hình như hiếm khi có người Việt Nam sang Cairo hay sao ấy, nên ở quầy thủ tục hải quan ở sân bay Cairo, cũng như trước đó ở sân bay Tân Sơn Nhất, các nhân viên hải quan cứ tần ngần tìm mã số nước để ghi vào phiếu kê khai của tôi. Nhưng cuối cùng tôi chẳng gặp trở ngại gì. Chỉ lo đến cồn cào không biết có ai ra đón không. Theo dự trù, những người từ xa đến dự hội thảo sẽ được đón tận sân bay. Thế mà tôi lóng ngóng mãi vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì, trong khi máy bay đến Cairo vào lúc vẫn còn rất sớm, chỉ mới khoảng năm giờ sáng tính theo giờ địa phương.
Cảm giác ngụp lặn trong không gian thực sự Ả Rập xâm chiếm lấy tôi. Tôi choáng ngợp trước những bảng thông báo, chỉ dẫn toàn chữ “rồng rắn lên mây”. Cả những tờ giấy to viết tay ghi tên người được chờ đón ở sân bay cũng toàn chữ Ả Rập, thi thoảng mới có tiếng Anh. Có căng mắt nhìn hay dỏng tai cách nào tôi cũng không tài nào nhìn thấy hay nghe ra một câu chữ tiếng Pháp. Quanh tôi, đầy rẫy những áo chùng khăn trùm sùm sụp cả nam lẫn nữ, và những âm thanh bản xứ lạ lùng, to và mạnh mẽ, thậm chí có phần hung hãn của tiếng Ả Rập. Tôi cảm thấy mình bắt đầu run run, ớn lạnh nhưng không chỉ vì cái không khí se lạnh của mùa đông xứ sở Pharaon đang ngấm vào da thịt.
Ở lối ra, người cuối cùng cầm tờ giấy có ghi tên người được đón là một anh thanh niên. Tôi hy vọng nhìn thấy tên tôi nhưng cuối cùng đó lại là một cái tên lạ huơ lạ hoắc, dù được viết bằng mẫu tự La tinh hẳn hoi. Tôi thở dài, cố bình tâm và lầm lũi bước. Đột nhiên anh chàng tiến đến gần tôi, lúng túng hỏi bằng tiếng Anh có ai đón tôi không. Tôi ấp úng trả lời, cũng bằng tiếng Anh, rằng tôi không biết, nhưng tôi đến Cairo để tham dự một hội thảo ở Đại Học Helwan. Anh ta cười toe: “Vậy chị đúng là người tôi đón đây.” Và anh ta lăng xăng kể tên những người cử anh ta ra đón tôi, Hanaa, Samia, Périhane, những cái tên qua trao đổi email tôi đã tiếp xúc.
Mãi cho đến giờ phút này, khi hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, tôi vẫn không hiểu vì sao trên tờ giấy anh ta cầm huơ huơ lúc đó lại không phải tên tôi, có thể vì vội vàng hay một lý do nào khác mà anh ta nhầm tên tôi với tên một người sẽ phải đón vào một ngày khác. Nhưng thôi, có hệ trọng gì, miễn tôi không phải tự xoay xở vào cái giờ sớm sủa ấy để tìm cách tự về đến khách sạn, nơi tôi đã được đăng ký phòng ở cho thời gian hội thảo, đã là phúc đức lắm rồi. Vả lại, vốn liếng tiếng Anh của tôi có khấm khá gì, lại ít nhiều hen rỉ sau bao năm không dùng đến...
(Còn tiếp)
Sông Nile trên trời... (2) : http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/03/song-nile-tren-troi-2.html

8 commentaires:

  1. Cô ơi, lâu ni Cô có chi mới không? Em vẫn theo dõi blogspot của Cô thường xuyên, Cô lấy mô ra thời gian, sức lực, đam mê và cả công nghệ để làm nhiều việc rứa? Em đã phỏng vấn cái học bổng Bỉ cách đây gần 2 tuần, nói chung là ổn, nhất là với hồ sơ chuẩn bị của mình và những diễn biến tại buổi phỏng vấn (em giành thế chủ động để giới thiệu đề tài của mình và dẫn dắt họ theo mình chứ không bị động hỏi-đáp), chủ quan thì em cho em đậu, nhưng khách quan thì em...chịu. Nói chung là nhiều khi mình thấy ổn hết rồi nhưng vẫn out như thường Cô ơi, vì những lý do không phải chuyên môn, kinh nghiệm của lần xin HB Pháp năm ngoái của em vẫn còn đó. Lúc mô có kết quả em sẽ báo Cô biết, họ thông báo là đầu tháng 3 sẽ thông tin cho mình.
    Em Viện
    Nguyen Sinh Vien [chaovien@yahoo.fr]

    RépondreSupprimer
  2. Anh Nga oi,

    Thât là môt bât ngo ...không thu vi chut nào hêt khi mo trang portfolio cua ban hôm nay (26/02/09).
    Tât nhiên, ban co' chu dich khi lâp ra muc " Trung câu y kiên vê trang pfolio", nhung theo minh muc này là "không cân thiêt" khi minh da co'
    dinh huong dàn dung môt trang "chuyên dê diên tu" voi tât ca tâm tri , "thời gian, sức lực, đam mê và công nghệ" [trich mel cua Nguyen Sinh Vien [chaovien@yahoo.fr].
    Nhip câu trao dôi Ban thiêt lâp se tung buoc co' nguoi "dông cam = même sensibilité" viêng tham và trao dôi.

    C'est une perte de temps dans ce type de sondage des opinions qui ne t'apporterait rien du tout, sinon de la fatigue pour "éplucher des choses futiles".
    Nous ne sommes pas dans une logique de marketing !

    Excuse-moi de ma réactivité.

    Amitiés,
    Quyên.
    quyen51@gmail.com

    PS : Rassure-toi, je lis avec beaucoup de plaisir tes articles et la fenêtre du professeur Truong Quang Dê. J'aimerais connaître davantage ses cours et ses enseignements à l'Uni de Huê.

    RépondreSupprimer
  3. Anh Nga oi,

    Xin ban cho dia chi nhà o cua Ban.
    Se goi tang ban môt cuôn sach vê François Julien cua môt tac gia nguoi Thuy Si. Ong tên là François Billeter, là giang viên o DH Genève, phu trach chuong trinh "Van hoa Trung Quôc". Cac bài giang cua ông F.Billeter rât "su pham", kêt hop, dôi chiêu nhiêu tac gia vê môt tinh huông và su kiên liên lich su quan dên chu dê bài giang.
    Ban se kham pha ông tac gia Billeter qua cuôn sach viêt vê nhà nghiên cuu F. Julien.

    Thân mên,
    Quyên.
    quyen51@gmail.com

    RépondreSupprimer
  4. Chị Quyên mến,

    Nhận thư Chị em vừa bất ngờ vừa ... cảm động, như vậy đúng thật là Chị rất quan tâm và theo dõi từng bước đi của em. Vừa đưa thử 1 mục là Chị đã kịp thời phản ứng ngay. Em rất chi là cảm ơn. Vậy em thử trình bày suy nghĩ của em, Chị giúp em suy nghĩ thêm cho chín chắn Chị nhé.
    Sở dĩ em thêm mục mới này là do có một số học trò cũ (trẻ) ngại ngần khi muốn viết commentaire. Chẳng hạn Đan Thanh (hiện học ở Canada): "Thu that la nhieu luc em cung muon de lai vai nhan xet ve nhung bai da doc, nhung nhin lai thay toan commentaires cua nhung nguoi gao coi, nen em lai thoi..." ở link http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/02/nhan-xet-bao-cao-tong-ket-e-tai-khcn_19.html?showComment=1235104380000#c3451825996781576932 . Chủ ý của em là tạo thêm một "góc" để họ có thể bày tỏ ý kiến riêng, dù hơi máy móc, và có thể qua đó mạnh dạn dần để gửi các commentaires, mà em quan niệm những ý kiến đó không chỉ có ích cho em không thôi, mà còn có thể giúp thêm nhiều người khác, những ai ít nhiều liên quan đến ngành nghề.
    Ban đầu em muốn tìm 1 mục về commentaires chung cho cả Portfolio (không giới hạn cho từng bài như đã có), khả năng này blog của yahoo đáp ứng được, blogspot thì không. Cũng do gợi ý của 1 bạn trẻ khác, hôm qua em tìm cách cài mục trưng cầu ý kiến (trả lời bằng cách cocher) cho mỗi bài, thì nó chỉ có trưng cầu chung cho cả trang web (ở đây là Portfolio). Em nghĩ như vậy cũng có cái hay của nó, thuận lợi cho những bạn trẻ còn e ngại và chưa mạnh dạn góp tiếng.
    Tất nhiên em hoàn toàn không quan tâm đến marketing và không làm theo logique de marketing. Em chỉ mong tạo thêm nhịp cầu cho nhiều người hơn thôi. Vả lại, "nó" cũng chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn. Em nghĩ đây cũng là 1 thử nghiệm.
    Nhưng em sẽ suy nghĩ thêm về ý kiến của Chị. Có gì Chị trao đổi thêm với em Chị nhé.

    Về thầy Trương Quang Đệ, thầy ấy chuyển từ Hà Nội vào dạy ở trường em (ĐH Sư Phạm Huế) năm em vừa ra trường, được giữ lại Khoa để dạy. Em không là học trò chính thức của Thầy nhưng em theo dự đủ các môn của Thầy nên vẫn gọi "Thầy" (những giờ linguistique, méthodologie... mà thời sinh viên em chưa được học). Ngoài ra, Thầy còn truyền đạt và giảng cho cán bộ trẻ tụi em thời đó rất nhiều về 2 lĩnh vực này. Đó là người khơi mở cho em con đường "binh nghiệp" về sau. Bây giờ em còn được là Bạn Thân của Thầy nữa. Vì vậy em rất vui khi Chị quan tâm đến những gì Thầy từng làm. Ý tưởng "Fenêtre" là cả 2 thầy trò cùng nghĩ ra, ban đầu em do dự giữa "Porte" và "Fenêtre" hoặc 1 tên khác, chính Thầy đã chọn từ "Fenêtre". Hiện Thầy và gia đình đang định cư ở Sài Gòn. Cũng qua Portfolio mà Thầy vừa kết thêm 1 bạn mới là ông Lê đình Tuế, chủ nhân của trang "La Quête du Divin" (có link trên Portfolio, mục "Ma liste de blogs"). Em xin chuyển thư này đến để Thầy cùng đọc, chắc Chị không phản đối.

    Em vẫn mong Chị tiếp tục chia sẻ với em và "phản ứng" khi thấy có gì không ổn, Chị nhé. Em cảm ơn Chị rất nhiều.

    ANga

    PS. Địa chỉ nhà của em là:
    317 / 3 Điện Biên Phủ Huế
    Tel. 382 58 00
    Port. 09 14 17 36 32

    RépondreSupprimer
  5. Em da nhan duoc mail co gui va gui chuyen tiep thu nay den tat ca cac giao vien tieng Phap.
    Em da vao xem blog cua co, chuc mung co da thanh cong buoc dau trong viec su dung e-portfolio.
    Vi em chua co nhieu thoi gian de nghien cuu ky nen nhung nhan xet ngay bay gio se rat khiem khuyet.
    Em cung cam on co da dua nhung tam huyet nghien cuu cua co chia se len mang de chung em cung hoc hoi.
    Mot trang viet bo ich nhu vay ma bo qua thi phi lam.
    Chuc co luon suc khoe de con viet nhieu nhieu nua.
    Doan Huu Nhat An
    Cdifhue An [cdifhue@yahoo.fr]

    RépondreSupprimer
  6. Anh Nga thân mên,

    Hôm nay o bên cái xứ "mùa đông lanh lẽo" này đã có ánh nắng mặt trời.
    Tuy nhiên cái lạnh vẫn còn đó.
    Tin tức hằng ngày, trên đài truyền hình,trong báo, không có tí nắng chút nào.

    Bức thư mel hồi âm cho phép Quyên hiểu hơn ý nghĩa và nguồn gốc cua "mục trưng cầu ý kiến" trong trang blogspot .
    Và cám ơn sự chu đáo của Anh Nga dành cho mình.

    Trong thư ban có dẫn câu viết của người " học trò cũ (trẻ)". Câu viết này làm Quyên liên tưởng đến một vấn đề khác. Vấn đề này, trong tầm suy nghĩ cá nhân, tóm tắt o khái niệm "gạo cội" , hoặc trong ngôn ngữ thông thương là "cây đề, cây đa". Trong một dịp nào khác sẽ trao đổi với ban, lần này không phải chổ của nó.
    Tuy nhiên, nhân đây cũng kễ cho bạn một chuyện mà minh nghe thấy trực tiếp trong một dịp đi dự thính một hội thảo do Unesco* tổ chức mà VN là một thành viên. Khi đưoc hỏi tại sao VN không phát biêu ở hội trường đê "mọi người (=các quốc gia thành viên) thấy được sự phát triển việc đào tạo nghề dạy học ở VN". Vị đại diện của ta o Tổ chức văn hóa thế giới trã lời (đại ý) là ở VN, chúng tôi rất tôn vinh nghề day học, cụ thể là có ngày 20 thang 11; tuy nhiên trong diễn đàn này chúng tôi không muốn phô trương.
    A nous de trouver la réalité de la réponse du responsable vietnamien. Et de nous demander l'utilité de la modestie dans une interaction collective et culturelle.

    Trở lại câu chuyện.
    Nếu Anh Nga tổ chức một cuộc "đi tìm ý kiến" trong giới chuyên viên kỷ thuật vi tính để thực hiện muc "trưng cầu ý kiến" ?
    Nếu ban một thêm một mục "Đi cách hiểu về một vấn đề"...
    Về phần mình, có gợi ý là ban mở thêm một "libellé số X" mang tên chẳng han là "A propos de..." hay là " A Vous ...[de réagir]" . Trong đó các "tham giã = visiteurs du site" có thể ghi lai tất ca (??!!) các suy nghĩ-nhận định-nhận xét về những điều xem-đọc ở trang web PTAN và từ những nơi khác.

    Vài dòng trao đổi với Bạn.
    Mong là Bạn se không bị perturbée bởi những dòng viết trong mel này.
    Thân mến,
    Quyên

    *Trong chương trình hội thảo Unesco năm ấy, với chủ đề "La formation des enseignants", cuốn sách "Les dix compétences ..." cua P.Perrenoud đựợc đem ra làm nền (livre de références) cua các diễn đàn về giáo dục và đào
    tạo.

    TB Quên hỏi là ANga đã đọc F. Billeter chưa.

    RépondreSupprimer
  7. Chị Quyên,
    Em đã thực hiện theo đúng gợi ý của Chị (mục libellé mới), em lấy tên là "table ronde" (bàn tròn). Cũng là tên hay được dùng và đúng tinh thần "Chevaliers de la Table Ronde" thuở xưa (la même chance de prendre la parole à tous).
    Em trả lời Thầy Đệ ở link http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/02/nhan-xet-thuyet-minh-e-tai-nghien-cuu_27.html#comments , Chị mở xem nhé.
    Về le dire, le dit et le non-dit, đó là 1 vấn đề lớn, cà còn tuỳ thuộc vào thói quen văn hoá, nhưng cũng có khi là "nguỵ biện", là "prétexte" chứ không là "raison", mình sẽ trở lại khi có dịp.
    Chị cho em ý kiến về mục mới này nhé, có thể trực tiếp ở commentaires của mục đó luôn.
    Cảm ơn chị doublement.
    ANga
    À, em chưa đọc F.Billeter, chắc sẽ rất thú vị.

    RépondreSupprimer
  8. (PAR EMAIL)

    Anh Nga oi,

    Tranh thu vài giây truoc khi di công viêc, Quyên viêt vài chu cho Ban.
    Se vào blogspot trong tuân toi dê tham khao và trao dôi thêm.

    Cam on Ban da dành cho minh thoi gian noi chuyên . Hiêm lam trong thoi buôi "tout est aérien".

    Thân nhiêu,
    Quyên.

    RépondreSupprimer