Trong bài «ghi nhận ý kiến» dưới đây của Báo Thừa Thiên-Huế (số cuối tuần 2 - 5 tháng 4 / 2009), tôi xin phép được «nói lại» một số chi tiết liên quan đến phát biểu của cá nhân mình, không hiểu do đâu mà phóng viên đã tường thuật có phần khác so với điều tôi muốn nói:
- Đoạn «Tôi không bằng lòng với chủ trương chọn ngoại ngữ là tiếng Anh khi tiến hành thi tuyển đầu vào cao học của Bộ Giáo dục và Đào tạo », xin đọc là: «Tôi rất thất vọng trước chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo khi Bộ quyết định: từ năm 2009, trong kỳ thi tuyển sinh vào đào tạo cao học, ngoại ngữ duy nhất được chấp nhận là tiếng Anh». Và cũng thật may mắn, vài ngày sau Hội thảo về Các Ngành nghể Văn hoá này, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương điều chỉnh một số điểm trong quy chế, và một trong những điểm được điều chỉnh là: thí sinh có thể chọn một trong nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Mặc dù sự điều chỉnh này vẫn chưa thật tích cực, song có được kết quả ban đầu nói trên là nhờ nỗ lực của nhiều giáo viên ngoại ngữ trong cả nước đã có ý kiến đề đạt với Bộ GD-ĐT, và nhiều thành phần xã hội khác cũng có ý kiến phản hồi trên báo chí.
- Đoạn «Phải đặt tiếng Pháp ngang hàng tiếng Anh thì ngôn ngữ này mới có điều kiện phát triển được.», xin đọc là: «Bên cạnh tiếng Anh là ngoại ngữ rất quan trọng, thành phố Huế, tình Thừa Thiên-Huế nên quan tâm hơn đến tiếng Pháp, như thế ngôn ngữ này mới có điều kiện phát triển được.» Tôi vẫn luôn tin tiếng Anh có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhưng không nên xem đó là ngoại ngữ duy nhất khi đất nước và mỗi tỉnh thành thực sự muốn phát triển, hội nhập và mở cửa.
Trân trọng và cảm ơn,
Phạm Thị Anh Nga
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire