samedi 17 octobre 2009

QUELLES ENTRÉES POUR LA LITTÉRATURE EN CLASSE DE LANGUE ? (VERSION FINALE)



Séminaire régional de recherche-action

du 1er au 4 décembre 2009 à l’Université de Dalat - Dalat (VIETNAM)


PHAM THI Anh Nga

ESLE – Université de Hué (Vietnam)


Cette communication se veut une réponse possible au questionnement effectué auprès des approches de la littérature et des textes littéraires, en vue de pistes d’entrées possibles et efficaces en classe de langue. Elle se construit à partir d’un vécu professionnel au niveau supérieur, et des réflexions méthodologiques alimentées de documentation concernant la didactique de la littérature dans le cadre du FLE.


1. Cadre d’opération et tâches d’enseignement


Les expériences et réflexions personnelles mentionnées ici se situent dans le cadre de la formation universitaire au département de français de l’ESLE de Hué, depuis quelques années, pour les orientations Langue et Lettres, Pédagogie, et Traduction-Interprétariat. Avec un budget horaire de 30 ou 60 périodes (selon le cursus), soit désormais 2 crédits, et destinée à des étudiants de 4e année, la «Littérature française du XXe siècle» est le dernier des modules de littérature française du programme, faisant suite à ceux portant sur un aperçu général de la littérature française et la littérature française des siècles passés. Ce découpage en siècles étant impératif, il m’arrive de temps à autre d’effectuer des transgressions par le recours à l’intertextualité. Faute de consensus dans la façon de concevoir l’approche de la littérature française d’un siècle à un autre, j’ai essayé d’adopter pour le XXe siècle un enseignement qui se construit au fur et à mesure.


2. Quelques scénarios


En voici trois scénarios avec tâches de lecture et outils de référence aidant à la lecture:




3. La démarche pédagogique adoptée se définit dans les grandes lignes par un essai d’organiser l’approche de la littérature et du texte littéraire selon une progression qui se veut attractive et faisable pour le public en FLE mais bien adaptée aux exigences des études littéraires:




4. Quelques choix ont été effectués a priori:



5. Pour ce faire, un certain nombre de fondements théoriques ont pu être mis en œuvre:


- ceux qui émanent de la didactique des langues:

+ la centration sur l’apprenant qui se trouve au cœur même de nos préoccupations;

+ l’interdisciplinarité permettant à chaque enseignant de s’ouvrir et de s’enrichir professionnellement;


- fondements théoriques propres à la littérature et aux textes littéraires:

+ le contact avec la matérialité du texte, du livre (J-P.Goldenstein 1990), la mobilisation des horizons d’attente face à un texte, le plaisir de la lecture et de la découverte;

+ la prise en compte de la culture-vision (ou culture savante) et de la culture-action (ou culture comportementale), dans les termes de R.Galisson (1998);

+ l’interculturalité mise au service de la classe, où l’enseignant assure sa fonction de médiateur dans la rencontre entre l’étudiant-lecteur et le texte littéraire;

+ la didactique de la littérature et du texte littéraire en FLE comme le préconise J.Peytard (1982);

+ la théorie de la réception mettant l’accent sur la polysémie du texte littéraire, la lecture plurielle, la construction du sens et la subjectivité du lecteur;

+ la mise en application des quatre niveaux de lecture que proposent J.Biard et F.Denis (1993).


6. Objectifs et contenu du module


C’est dans ce sens que notre module de «Littérature française du XXe siècle» vise ces objectifs:


- connaissances de base sur la littérature du XXe siècle (histoire littéraire, auteurs, œuvres);

- des connaissances sur différentes facettes de la culture française;

- des approches du texte littéraire, en mobilisant des connaissances acquises dans d’autres modules du programme de formation;

- éventuellement une initiation à la recherche sur la littérature et le texte littéraire.


Le tableau ci-dessous regroupe l’ensemble des contenus et aspects exploitables et effectivement exploités:




6. Résultats obtenus


Au terme de quelques années d’enseignement de la littérature française du XXe siècle selon cette orientation, j’ai pu constater ces quelques résultats perceptibles dans l’attitude et les propos des étudiants tout comme dans l’évaluation finale:


- La littérature devient ainsi une matière replacée à la portée de tous, accessible à tous;

- Les textes littéraires ont pu être oralisés, au début par l’enseignant, et à la fin par les étudiants. Cette oralisation fait partie même des contenus à évaluer en fin de parcours, et se prépare de manière consciente et au fur et à mesure par les étudiants;

- Des habitudes (individuelles et collectives) se créent au fur et à mesure chez les étudiants, face à un texte littéraire: (se) poser des questions, apprécier, recourir en tant de récepteur à sa subjectivité et apporter sa part dans la construction du sens du texte;

- Plus de motivation, de dynamisme et de plaisir chez les étudiants qui, accompagnés de l’enseignante, «découvrent» au fur et à mesure des tâches d’étude;

- L’évaluation finale portant sur les contenus abordés dans la classe témoigne, chez la plupart des étudiants, d’une maîtrise convenable des techniques de lecture, des approches et notions théoriques de base dans l’analyse des textes littéraires;

- Prise de conscience chez les étudiants de la place convaincante de la littérature et des textes littéraires dans le programme de formation.


Personnellement, j’aurais aimé, pour plus d’efficacité, une même approche conceptualisée pour l’ensemble des modules de littérature dans tout le programme de formation, mais le consensus n’a pas pu être obtenu, face à deux autres orientations: l’une trop littéraire, et l’autre trop utilitaire. Peut-être le moment est-il venu pour que nous, enseignants de littérature française en classe de langue d’ici et d’ailleurs, nous nous mettions tous ensemble, pour repenser et rendre plus convaincant notre enseignement de la littérature et du texte littéraire.


Pour conclure


Le souci de mieux adapter l’enseignement de la littérature ne date pourtant pas de nos jours. Déjà, il y a juste un siècle, en 1909, Lanson avait constaté: «Nous donnons à des élèves, de moins en moins aptes à le recevoir, un enseignement de moins en moins propre à leur être communiqué.» (cité par H. Bonnet, Préface à Didactique du texte littéraire de J.Biard et F.Denis, 1993). Avec le temps, les enseignements ont évolué mais ce souci persiste toujours, et différentes pistes d’entrées se trouvent proposées par méthodologues et manuels de littérature, dont le regroupement par séquences, l’exploitation de ratures et brouillons… (H.Sabbah (Dir.) 2004 et 2005) qui méritent fort bien notre attention. À chacun de nous donc d’y puiser avec bon sens et de bien adapter à sa tâche.

Dans le rôle de médiateur entre l’étudiant et la littérature étrangère, l’enseignant que nous sommes doit par ailleurs se démystifier d’une ancienne croyance vis-à-vis du texte littéraire, comme le signale Cathy Filippi: «[...] ce n’est pas l’auteur qui détient le sens du texte et encore moins le maître ou le professeur de français. […] C’est la relation livre-lecteur et l’interaction des élèves autour du livre qui vont donner du sens à ce dernier.» (cité par P.Fondacci et C.Filippi 2005).

Il est de même à réaffirmer que «C’est le labeur de l’écrivain, à la tâche de susciter et de solliciter la puissance du langage, qu’il faut comprendre pour connaître / pratiquer efficacement cette langue, le français, offerte à l’apprentissage.» (J.Peytard 1988).




______________________________


Documents de référence


- Abdallah-Pretceille M., Porcher L., 1996, Éducation et communication interculturelle, PUF L’Educateur, 192 p.

- Adam J-M., 1991, Langue et littérature, Hachette, 221 p.

- Bertrand D., Ploquin F. (Dir.), 1988, Littérature et enseignement. La perspective du lecteur, Le français dans le monde, Numéro spécial (février-mars/1988), 192 p.

- Biet C., Brighelli J-P., Rispail J-L., 1990, Littérature – 2. Techniques littéraires, Magnard, 559 p.

- Biard J., Denis F., 1993, Didactique du texte littéraire, Nathan, 239 p.

- Falardeau, E., 2004, «Pistes d’entrée pour la lecture de textes littéraires : la mise en place de situations-problèmes» in Skholê, hors-série 1, pp. 91-98, http://recherche.aix-mrs.iufm.fr/publ/skhole/.../04.HS1.91-98.pdf

- Fondacci P., Filippi C., 2005, «Une expérience d’entrée en littérature au cycle 3», Inspection académique Haute-Corse, Haute-Corse, 22 p, http://ia2b.ac-corse.fr/Une-experience-d-entree-en-litterature-au-cycle-3_a25.html

- Galisson R., 1998, «Le “Français langue étrangère” montera-t-il dans le train en marche de la Didactique scolaire”?» in ELA, Revue de Didactologie des langues-cultures no 111, Juillet-Septembre 1998, pp. 265-286

- Gohard-Radenkovic A., Altérité et identités dans les littératures de langue française, Le français dans le monde, Numéro spécial (juillet 2004), 188 p.

- Goldenstein J-P., 1990, Entrées en littérature, Hachette, 126 p.

- Papo E., Bourgain D., 1989, Littérature et communication en classe de langue. Une initiation à l’analyse du discours littéraire, LAL, Hatier, 159 p.

- Peytard J., ..., 1982, Littérature et classe de langue FLE, LAL, Hatier-Crédif, 239 p.

- Peytard J., 1988, “Les usages de la littérature en classe de langue” in Bertrand D., Ploquin F. (Dir.), pp.8-17

- Pham Thi Anh Nga, 2004, «La littérature et le texte littéraire en classe de langue» in Contact des langues et des discours, Actes de colloque international (23-25 /11/2004), Le Caire, Égypte, 2005, p.217-222, http://phamthianhnga.blogspot.com/2008/08/la-littrature-et-le-texte-littraire-en.html

- Pham Thi Anh Nga, 2007, «Để việc dạy / học văn học Pháp trong đào tạo Tiếng Pháp ở Đại học thực sự hiệu quả. Một số định hướng và biện pháp cụ thể», Colloque sur l’Enseignement / apprentissage de la littérature et de la culture françaises à l’heure actuelle, Département de français, ESLE Univ. de Hué, http://phamthianhnga.blogspot.com/2008/08/vic-dy-hc-vn-hc-php-trong-o-to-ting-php.html

- Sabbah H. (Dir.), 1993, Littérature, textes et méthode, Hatier, 415p.

- Sabbah H. (Dir.), 2004, Littérature 2de – Des textes aux séquences, Hatier, 51p.

- Sabbah H., 2004, Littérature 2de – Des textes aux séquences, Livre du professeur, Hatier, 512p.

- Sabbah H. (Dir.), 2005, Littérature 1re – Des textes aux séquences, Hatier, 527p.

- Sabbah H. , 2005, Littérature 1re – Des textes aux séquences, Livre du professeur, Hatier, 591p.





samedi 3 octobre 2009

mười lăm năm

2008


* kính dâng hương hồn Ba

Mười lăm năm Ba nằm dưới huyệt lạnh
có một điều vẫn vẹn nguyên
trong giấc mơ ngày cũng như đêm của con
Ba luôn hiện hữu ở cõi trần
cùng những ưu tư khắc khoải
nét mặt trang nghiêm
cái nhìn đăm chiêu nụ cười buồn xa xăm bất đắc chí
và Mạ vẫn khoẻ khoắn vào ra
tất tả nhọc nhằn
chăm chút cho Ba và chúng con từng chén cơm tấm áo
hệt ngày nào


Nhưng thật quá đỗi lạ lùng
những băn khoăn tích tụ bấy lâu không lời giải đáp
cứ tù mù
trong giấc mơ sao con không hề nhớ ra
để hỏi Ba
để khi tỉnh ra những dấu hỏi to từng ấp ủ vẫn còn đây nguyên vẹn

Và mười lăm năm
sự mất mát thuở nào vẫn còn tươi mới
bởi mãi mãi không còn
cột mốc cho con bám vào từ thuở chập chững đầu đời
trong những bước đi chớm tuổi trưởng thành và suốt những chặng đời gập ghềnh còn lại
cột mốc bám víu niềm tin
sự sẻ chia những giá trị vĩnh hằng
chẳng còn
cả những câu chuyện tranh cãi
giữa Ba và đứa con gái bướng bĩnh hay cãi của Ba


Ngày Ba vĩnh viễn đi xa
con chỉ vừa qua xứ người ngày hôm trước
Ba khéo chọn ngày
tránh cho con cảnh chân bước không rời
lòng xa không dứt
nhưng sao sân bay Charles de Gaulle khi anh Hai ra đón con
tưởng chừng đã ngập đầy nước mắt
hở Ba


Có phải
tại con biết trước Ba sắp sửa đón chuyến xe cuối cùng
từ những hôm lặng lẽ ngồi nghe Ba thủ thỉ dặn dò trên giường bệnh
những điều ôi tâm huyết
sâu kín trong góc tim và chỉ bật ra khi Ba nửa tỉnh nửa mê
như con đã quắt quay
nhất quyết về thăm nhà bằng những chuyến bay mà giá vé vượt xa khả năng tài chính của con
mặc cho bao người ngăn cản
để khi
vừa nhìn thấy Ba
con biết ngay mình không hề nhầm lẫn
rằng trái tim tinh nhạy đã mách bảo cho con về được bên Ba những ngày sau cuối


Và Ba ơi
con đã đón hung tin
cái tang lớn nhất đời mình
như linh cảm đã dự báo
một mình
một mình với niềm đau
một mình trong cái se lạnh của Paris vào thu xa gia đình nguồn cội
một mình với những nén hương liên tục cắm trên bàn thờ lập vội
chân dung Ba phóng to cắt từ hình đám cưới ngày nào của con
cái khung ảnh nhỏ chiếc bình hoa tình cờ mang từ nhà sang
mảnh khăn tang xé từ chiếc áo cũ nào con không còn nhớ
và lần lượt
lần lượt
bạn bè con những người thân quen và học trò cũ của Ba đến sẻ chia


Ngày về nước
về nhà
nhà chúng con rồi nhà Ba Mạ
con bơ vơ khác gì đứa con trai vừa đầy bốn tuổi của con
khi nó ngơ ngơ ngác ngác
lục lọi khắp các góc phòng chẳng tìm đâu ra cái dáng lom khom run run của ông ngoại
Con không chạy quanh kiếm tìm nhưng con nhận thấy
phòng ngủ của Ba trống
thư phòng của Ba trống
những dĩa hát và băng cải lương những hộp kẹo hộp bánh đầu giường bỗng trở thành di vật
cả những bộ áo quần thẳng thớm thơm tho Ba tiếc không dám mặc ngày còn ở dương trần
và hơn tất cả
những gì Ba chưa kịp nói và những gì con chưa kịp hỏi Ba


Ba ơi
có phải với chút sức tàn còn sót lại
Ba chỉ kịp hàn gắn cho máu mủ nối liền
giữa phương xa và quê nhà
giữa anh Hai và chúng con
như con tin chính nhờ Ba phò hộ
khi anh Hai càng mở rộng vòng tay nâng bước chúng con
hơn cả những ngày còn có Ba trên đời


Cũng có thể trước mất mát chung chúng con hiểu còn sót lại cho mình những gì yêu dấu
và nâng niu tình máu mủ
và cũng có thể
những lời Ba căn dặn ngày nào
đã trở nên mệnh lệnh trái tim
sưởi ấm những tâm hồn bắt đầu biết mồ côi bố của chúng con
ôi mồ côi
một lần đã là vĩnh viễn
dẫu con tin ở nơi xa rất xa Ba vẫn luôn đau đáu dõi về chúng con


Rồi năm tháng tiếp liền năm tháng
những cái tang khác liên tục dội xuống những mảnh đời bất hạnh của chúng con
bất ngờ và nghiệt ngã
nước mắt đến cạn kiệt héo khô
Trong đớn đau khôn cùng
dường như vọng từ cõi âm lời hoá giải cho những oán giận thù hằn dương thế
nhắc nhở chúng con biết thứ tha
trước những lỗi lầm tưởng như chẳng thể nào dung thứ đã trả giá bằng những cảnh đời oan nghiệt
và từ đó
lòng dung thứ dần vượt lên oán hờn và thương yêu dần khuất lấp hận thù
và qua đó
con tin Ba đã mỉm cười thoả nguyện
trút bỏ một gánh âu lo từng dai dẳng một thời
và tim Ba bớt đau


Nhưng rồi vì đâu Ba ơi
giông tố cuồng phong lại gióng lên lời huỷ diệt loại trừ
xoáy vào những thương tích xưa tưởng chỉ còn là hoài niệm
vực dậy những hận thù tưởng đã vùi lấp từ lâu
ôi thắt lòng
Và đau đớn thay
tất cả đều nhân danh Ba và lòng hiếu thảo
sao vậy hở Ba…
Con không tin
những điều dã tâm nhường ấy lại có thể là tâm ý của Ba
nhưng Ba đang ở đâu Ba ơi
chúng con biết bám víu vào đâu
Mạ vẫn khi tỉnh khi mê
lời nói ngu ngơ
có tỉnh táo cũng chỉ vừa đủ nhận ra những ai thực tình thương mến


Trong tuyệt vọng và với bao lời khẩn cầu tâm huyết
những nén hương trên mộ Ba trên bàn thờ nhà con và nhà Ba Mạ cuối cùng đã oằn cong
và con tin ở điều linh ứng
tin Ba chứng giám
chấp thuận cho chúng con
vẫn luôn thương kính phụng thờ Ba
nhưng không tôn Ba lên hàng một vị thần bậc thánh
Ba vẫn chính là Ba thôi một con người thực với đủ đầy những đặc thù nhân tính
những yêu ghét riêng đôi khi lạ lẫm đến buồn cười
tự nhận mình là thú ăn thịt nên chẳng thiết ăn rau
thèm nghe cải lương hơn tân nhạc
ưa thích sự nghiêm túc chỉn chu nhưng những lúc vui vẫn bỗ bã với bạn bè
một cách rất người
rất đời
rất thực
bởi như Ba đã từng dạy chúng con
con người luôn ở giữa thiên thần và loài vật
kẻ nào tự cho mình là thiên thần sẽ rơi vào hàng ác thú [1]

Và con hiểu
đã là người nào ai có thể vẹn toàn không tì vết
như ngày con còn thơ bé Ba vẫn ưa thích liệt kê những tật xấu của con
những khi Ba đu đưa trên võng và con leo lên người Ba ngân nga «nằm trên mình Ba sướng quá ta ơi»
Ba thường cười ha ha và bắt con kể ra đủ mười tật xấu của con
và con vui vẻ xoè tay kể hết chẳng ngại ngần
dữ nè tham ăn nè đái dầm nè nhác học nè…
Với tuổi đời chồng chất những tật xấu xưa bớt dần và cũng lùi xa những «sướng quá ta ơi» thời thơ bé
nhưng muôn đời Ba vẫn là Ba của con phải không Ba
muôn đời với con
Ba vẫn là tấm gương sống rạng ngời khí tiết
lý tưởng và hướng thiện
thậm chí nghiệt ngã với con tim đớn đau của chính mình để bảo tồn lý trí


Nhìn lại những chặng đường đã qua
khi con đã trải qua gần hết những năm tháng dài cống hiến
đôi lúc con tự hỏi
phải chăng con lại đi trên con đường trước kia Ba đã đi
lẳng lặng tránh xa bao lợi danh thế sự bao chen chúc chốn quan trường
giữ vẹn cho tâm mình sự thảnh thơi trong trẻo
như Ba thuở nào


Ngày kết thúc cái nghiệp của mình con vẫn sẽ chỉ là
một cô giáo yêu nghề
với thật nhiều thế hệ học trò thương mến
Có thể con có đôi chút may mắn hơn Ba
khi được công nhận cái gọi là học hàm học vị
và sẽ ổn định những đồng lương hưu trí
thay vì chút tiền trợ cấp còm cõi của Ba mà đắng cay thay cuối cùng cũng bị cắt mất dù con đã cố khiếu kiện đủ đường
nhưng thực chất con vẫn chỉ là
người đưa đò tận tuỵ
âm thầm giản dị
như Ba thuở nào


Mười lăm năm Ba đi xa
con vẫn hoài ghi nhớ
Ba từng dặn con hãy tránh xa những điều dữ những người hung ác
biết phục thiện và giữ gìn khí tiết
nhân đạo với cả kẻ thù như bố của Hugo [2]
sống giản đơn và không hổ thẹn khi đối diện với lương tâm mình
và Ba từng dạy con
hạnh phúc gia đình chỉ có được khi anh chị em ruột rà kết thành một khối
trong tình thương yêu
Hãy tiếp tục phò hộ cho chúng con Ba ơi
hãy giúp chúng con luôn đùm bọc nâng đỡ nhau
để Ba thực sự nhẹ lòng nơi cõi ấy
để máu cuối cùng sẽ chảy trọn vẹn về tim
không lạc loài
và hận thù ngàn đời hoá giải


Và ngày đến lượt con đến xứ sở của Ba bây giờ
Ba sẽ ra kịp để đón con với một nụ cười hân hoan Ba nhé
đừng để con lại bơ vơ không biết bám víu vào đâu
và Ba con mình
sẽ cùng điểm lại những tật xấu dễ thương ngày nào của con ở dương trần
dù cho rất khác Ba con ngày càng thích rau hơn thịt
nhớ nghe Ba thương yêu
nhớ nghe Ba
ơi Ba thương yêu của con




Ngày giỗ lần thứ mười lăm của Ba
Mùng 4 tháng 8 Kỷ Sửu (22.9.2009)



[1] L’homme n’est ni ange ni bête. Et le malheur fait que qui veut faire l’ange fait la bête.” (Người không là thánh, cũng không là thú. Không may kẻ nào muốn làm thánh hóa ra lại làm thú.) (Blaise Pascal)
[2] Bài thơ “Après la bataille” (Sau trận đánh) của Victor Hugo bắt đầu bằng “Mon père, ce héros au sourire si doux...” (Bố tôi, người anh hùng với nụ cười dịu hiền nhường ấy...) kể về câu chuyện xảy ra với ông bố của nhà thơ, một vị tướng, khi ông đã ngăn không cho lính của mình giết kẻ thù đang bị thương, và ra lệnh đem nước cho anh ta uống vì anh ta đang khát.