* Đọc tập thơ “Nhật nguyệt dấu yêu” của Phạm Thị Anh Nga, NXB Thuận Hoá
Người ta đã từng nói đến một nền âm nhạc tuổi ngọc, một nền hội hoạ tuổi ngọc, một nền văn xuôi tuổi ngọc, tương đương với ý niệm tuổi teen, vậy có thể nghĩ đến một dạng thức văn học tuổi ngọc trên nền tảng của một tâm lý học tuổi teen (psychology of teen age). Tại sao không? Phạm Thị Anh Nga đã thử ngòi bút cho ta một dạng thức của thơ như vậy, từ khi chị bắt đầu đưa đẩy ngòi bút theo một cảm hứng riêng. Phải chăng đó là những dự báo đầu tiên về tâm hồn, nhưng dù sao một tiếng chim quyên bé bỏng cất lên trong khu vườn cũng báo cho nhân loại biết rằng mùa thu đang về. Người ta đã thấy một phần của thế giới âm nhạc trong trào lưu nhạc trẻ hiện nay, một phần của thế giới hội hoạ trong bút pháp tranh làng Hồ và bút pháp của Walt Disney, hoặc chất văn xuôi tuổi ngọc qua thế giới đồng dao hoặc qua không khí truyện đầy chất huyền thoại...
Thế rồi tuổi ngọc cũng qua đi, không kịp nhận biết, nó qua đi khỏi tầm mắt, không thể tìm lại, như “bóng câu qua cửa sổ”. Ở đây Anh Nga sẽ đưa ta trở lại một thế giới còn trinh nguyên của chính tâm hồn thơ dại của mình và góp nhặt lại để đưa vào thế giới sách. Không phải là không thể tìm thấy, nhưng nói thực, cũng thật là hiếm khi một tập thơ của tuổi ngọc đến tay độc giả để mang lại cho con người những tiếng nói bập bẹ đầu tiên của con người bắt đầu nhìn vũ trụ. Quả nhiên không hề có một sự cuồng say, mất tự chủ nào; tất cả chỉ là sự đằm thắm, nhẹ nhàng, như khi trong giờ lưu luyến, tình yêu, sự cô đơn, sự giận hờn, tình thương đối với người cha đã mất, nỗi e sợ ngập ngừng khi tiếp nhận tình yêu thương và chút kính nể đối với kẻ mà tác giả gọi là “ông bạn lớn”... Anh Nga vẫn biết quan sát một thành phố để xem nó khác hoặc giống với Huế như thế nào (Paris và Rouen). Cũng có đầy đủ những nhân vật cụ thể, nhưng tự nhiên nó đã đổi khác với tâm trạng người đi, người nhìn, là người có tâm hồn tuổi ngọc. Những nỗi niềm trong lòng giống như là chỉ được Anh Nga chiết ra để dệt nên ổ kén để hồn vía của Nga nằm gọn ở trong đó và thoát xác bước ra, nhạy cảm và sinh động để bước vào tuổi trưởng thành và loay hoay tìm định nghĩa của tình yêu, và để trải nghiệm những năm những tháng tiếp theo của cuộc đời cho đến những phút giây tận cùng trước khi thênh thang bước vào cõi khác.
(Trường ca “Tụng ca mặt trời” của Ikhnaton, vị pharaon-đại thi hào của Ai Cập, vào khoảng năm 1380 trước CN)
10
Trên đường về, Fadila ghé mua bánh mì và gà nướng, và rủ tôi cùng mua cho bữa ăn tối. Cậu bé Chadi nghe nhắc đến món gà khoái khẩu cứ nhảy tung tăng và cười tít mắt. Tôi được Fadila đưa một đoạn đường để đón xe minibus. Sau khi dặn dò cẩn thận bác tài, Fadila an tâm chào tôi và quày quả dắt con trai đi.
Trở về khách sạn, tôi thay vội áo quần, lên giường ngủ một giấc và thức dậy lôi bữa tối ra. Phần ăn tối của tôi gồm nửa con gà tơ nướng và hai cái bánh mì. Gà đã bắt đầu nguội, nhưng chấm nước sốt vẫn thấy đậm đà. Bánh mì không giống gì loại bánh mì tôi thường ăn ở nhà hay thậm chí những lần du lịch ở châu Âu. Nhìn những chiếc bánh bột mì này tôi không khỏi nghĩ đến những năm tháng ăn độn ở nhà, thỉnh thoảng trộn bột mì với nước lã, thêm ít bột nổi, ủ kín và sau đó đem nướng. Nhưng bụng đói khiến tôi ngốn hết mọi thứ ngon lành.
(Cuốn sách «L'Égypte, Histoire et civilisation»)
Mona Fathy không để tôi phải đợi lâu, dù tôi đến sớm hơn giờ hẹn. Bảo tàng Ướp xác nằm trên sông Nile nhưng không xa khách sạn Nefertiti là bao. Chỉ là một bảo tàng nhỏ, nhưng khá ấn tượng với những đặc điểm lạ lùng: giờ mở cửa là vào buổi tối, khi ánh dương đã tắt. Bên ngoài là sông Nile huyền thoại. Và bên trong là ánh sáng mập mờ, lung linh hư ảo, với toàn bộ những công đoạn ướp xác được tường thuật lại trên những pa-nô dẫn giải từng chi tiết nhỏ, với nhiều hình vẽ minh hoạ nối tiếp nhau. Không chỉ trưng bày những công cụ, chất liệu dùng trong việc ướp xác (mổ xác, tẩm hương thơm, quấn băng...), bảo tàng còn có những không gian dành cho những con vật đã được ướp xác, như mèo, cá, cá sấu..., và tất nhiên là có cả những áo quan nhiều lớp để tẩm liệm chôn cất các pharaon cổ đại, cũng như những bình di hài đựng nội tạng của người quá cố. Ngoài ra, còn có những hình nhân gọi là “ou chebtis” đặt bên trong hai cái hộp, được xem là những kẻ thế mạng cho người vừa qua đời và đang bước vào cuộc sống bên kia, để thay người quá cố chịu nhọc nhằn lao lực, đền bù những tội lỗi đã gây nên ở trần thế. Và cuối cùng là chiếc thuyền tang chuyên chở kẻ quá cố sang bờ Tây của sông Nile, nơi có những cánh đồng của thần Osiris hay thế giới bên kia theo tín ngưỡng của người Ai Cập.
Và trên cao, như chăm chú quan sát và bao quát mọi công đoạn của quá trình ướp xác và trông chừng những khách tham quan nườm nượp nhưng lặng lẽ, là hình ảnh uy nghi của vị thần chó rừng Anubis. Khách tham quan khá nhiều nhưng mọi người đều di chuyển trong im lặng tuyệt đối. Như thể trong không gian này có cái gì đó vừa linh thiêng đáng trân trọng, vừa âm u bí hiểm nhưng thật lạ lùng vì tuyệt đối không tạo cảm giác sợ hãi. Không khí bao quanh không mang vẻ chết chóc mà như thầm thì giảng giải, kể chuyện, và ánh sáng lung linh chập chờn khiến người tham quan như bị cuốn hút vào đó một cách dịu dàng thanh thản.
Có thể là nhờ sự hiển linh của ☥hay Ânkh, biểu trưng cho sự sống, được nhìn thấy ở nhiều ngóc ngách của bảo tàng. Mà quả thật là linh hiển, bởi trong không gian thâm u đó dẫu đi một mình tôi vẫn cảm thấy thật bình an, ngay cả trước khi tôi kịp hiểu rằng Ânkh là chữ hiéroglyphe có nghĩa là sự sống, và cách viết chữ này được giải thích là xuất phát từ hình ảnh những sợi dây cột giày của người Ai Cập cổ.
(Ânkh, biểu tượng của sự sống)
Từ bảo tàng ra, tôi qua phòng diễn thuyết để nghe nói chuyện về những khai quật và khám phá mới ở Ai Cập. Bài diễn thuyết được trình bày bằng tiếng Anh, với những đoạn phim ngắn minh hoạ. Tôi cố gắng hiểu lõm bõm với vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của mình. Cũng vỡ vạc được thêm đôi chút về niềm đam mê Ai Cập của các nhà khảo cổ học phương Tây.
Tôi vào quầy sách báo tìm mua một cuốn sách bằng tiếng Pháp về Ai Cập. Nhưng sách tiếng Pháp không nhiều. Cuối cùng tôi khá ưng ý với một cuốn về lịch sử và văn minh Ai Cập. Nội dung khá phong phú, và nhiều hình minh hoạ in màu thật tuyệt. Đặc biệt trang bìa với nhiều hình ảnh di tích lịch sử, và mặt nạ của vị pharaon trẻ tuổi Tutankhamun với nhiều màu sắc và cả nhũ vàng. Mona Fathy đón tôi ở quầy sách, và chúng tôi cùng đi ra Chợ cũ. Khu Chợ cũ của Louxor dường như không có ban đêm, khắp ngõ ngách đều rộn rịp kẻ mua người bán. Tôi lang thang vừa ngắm nhìn vừa trả giá mua vài thứ làm kỷ niệm. Mấy tấm thảm gai lót ghế ngồi, cả những tấm gai để trang trí với hình ảnh lạc đà hay cánh buồm trên sông Nile...
Chia tay Mona Fathy, tôi trở về khách sạn. Nhưng suốt đêm hầu như tôi chỉ chập chờn những giấc ngủ ngắn. Tiếng ầm ì và cả í ới từ dưới đường vọng lên từng hồi không thôi. Cuộc sống chung quanh vẫn không ngủ. Thành phố Louxor vẫn không đi ngủ.
Sáng thứ hai ở Louxor, tôi thức dậy khá muộn. Hôm nay là chương trình tham quan tự do, tôi sẽ một mình khám phá thành phố. Tôi lên tầng bốn khách sạn để dùng bữa sáng. Tôi chọn một chỗ ngồi phía ngoài ban công, để hít thở khí trời và nhìn xuống thành phố. Sông Nile, khinh khí cầu, những con đường đất và những mái nhà, những táng lá cây lấm bụi... Bữa ăn đơn giản hơn nhiều so với khách sạn Président, với bánh mì, bơ, mứt trái cây, chuối tươi và cà phê sữa. Riêng cà phê sữa thì tôi phải trả thêm tiền. Khách sạn có máy tính nối mạng, và dù giá biểu trên trời tôi cũng phải vào gõ gõ một lúc, phần thèm tin nhà và bạn bè, phần nhớ cảm giác ngồi trước màn hình máy tính và những ngón tay gõ lên bàn phím.
(Một góc Louxor, nhìn từ tầng 4 khách sạn Nefetiti)
Tôi lang thang ra phố. Bưu điện thành phố không xa khách sạn nhưng khi tôi mày mò tìm đến thì cửa đóng then cài. Bên ngoài có hàng chữ ghi bưu diện tạm đóng cửa để trùng tu. Không ai biết muốn gửi thư thì phải bỏ ở đâu, và người nào cũng chỉ biết có mỗi nhà bưu điện đó. Tôi kệ những tấm bưu ảnh đã viết xong và dán tem sẵn, cho vào túi, và tiếp tục đi quanh những con đường đã gần quen, và còn phiêu lưu xa hơn nữa. Đến khi mỏi chân tôi mới quay trở về khách sạn, lủ thủ lắm thứ vặt vãnh mua ở các hàng quán sau khi ngắm nghía đủ món và được săn đón chào mời. Mấy chuỗi hạt đeo cổ, túi xách có in hình các vị thần và những chữ hiéroglyphe, hình kim tự tháp thu nhỏ bằng đá, bưu ảnh... Những người bán hàng thật đon đả và vui vẻ, và để thể hiện thiện chí họ thường mời khách hàng một cốc nước giải khát có tên gọi là karkadé. Tôi đã phải hết sức thoái thác khi được mời, không phải vì ngại uống của lạ, mà do sợ không biết có thứ gì khác trong nước uống đó không. Thân gái dặm trường...
Buổi chiều, Fadila đón tôi đến nhà chơi và dùng bữa tối. Chị khoe với tôi một bức hình chụp với Madame Nathalie trong một dịp lễ của cộng đồng Pháp ngữ, và không ngớt nhắc đến cô bạn Nathalie thân mến của tôi.