lundi 28 février 2011

Calendrier familial 2011 (Année du Chat - Tân Mão) - Mois de Mars



«Nhìn lại những chặng đường đã qua
khi con đã trải qua gần hết những năm tháng dài cống hiến
đôi lúc con tự hỏi
phải chăng con lại đi trên con đường trước kia Ba đã đi
lẳng lặng tránh xa bao lợi danh thế sự bao chen chúc chốn quan trường
...giữ vẹn cho tâm mình sự thảnh thơi trong trẻo
như Ba thuở nào

Ngày kết thúc cái nghiệp của mình con vẫn sẽ chỉ là
một cô giáo yêu nghề
với thật nhiều thế hệ học trò thương mến
Có thể con có đôi chút may mắn hơn Ba
khi được công nhận cái gọi là học hàm học vị
và sẽ ổn định những đồng lương hưu trí
thay vì chút tiền trợ cấp còm cõi của Ba mà đắng cay thay cuối cùng cũng bị cắt mất dù con đã cố khiếu kiện đủ đường
nhưng thực chất con vẫn chỉ là
người đưa đò tận tuỵ
âm thầm giản dị
như Ba thuở nào»

(Mười lăm năm)


1er mars: Départ en retraite.

Bonne route à moi-même!

lundi 21 février 2011

«Người Hà Nội» 3 (Trương Quang Đệ)

Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces...
Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...



(Tiếp theo)


Người phụ nữ tốt bụng và thuyết tân-định mệnh con vua – con sãi


Thấm thoắt cuộc sống của Anh Đào và Thiên Tân ở nông trường đã bảy tám năm. Hai chị em đóng góp cho nông trường những thành tích đáng kể khiến cho nông trường vượt qua được nhiều khó khăn và đứng vững trong khi những nông trường khác làm ăn thua lỗ, phải sống nhờ chế độ bao cấp tốn kém. Những thành tích không thuộc phạm vi sản xuất rất nhiều như bổ túc văn hoá cho toàn thể công nhân, tổ chức tốt đời sống cho công nhân (nhà trẻ, câu lạc bộ….), chăm lo sức khoẻ …, thậm chí còn cả việc bắn rơi máy bay Mỹ trong đêm. Nhân việc bắn rơi máy bay, Anh Đào được bộ chỉ huy quân sự địa phương khen thưởng vì cô là đội trưởng nữ dân quân, đội đã nổ súng hôm đó nhưng không biết mình lập thành tích lớn. Thành tích về mặt sản xuất xuất sắc nhất là sáng kiến của Anh Đào được giám đốc Trực ủng hộ về phát động công nhân hành động theo suy nghĩ của riêng họ. Mỗi công nhân làm việc cho nông trường năm ngày một tuần theo kế hoạch chung. Hai ngày còn lại họ làm việc cho họ như nuôi ong, nuôi cá, trồng cây, làm mạch nha, kẹo bánh…Anh Đào còn thuyết phục thương nghiệp địa phương mở chợ nông trường, để người ta buôn bán tự do những mặt hàng không cấm và nộp một phần lợi tức cho cả nông trường lẫn địa phương. May sao sáng kiến đó chưa phổ biến rộng thì một hôm giám đốc Trực hớt hơ hớt hải chạy một mạch từ một cuộc họp của huyện uỷ về báo cho mọi người biết rằng ông bí thư tỉnh uý một tỉnh phía Bắc, vì làm ăn na ná như vậy mà bị kỉ luật nặng. Anh Đào bình tĩnh suy nghĩ rồi nói:


- Không việc gì phải lo. Ta thay đổi biển hiệu thôi. Từ nay hộ nuôi ong sẽ thành đội nuôi ong. Hộ nuối cá thành đội nuôi cá v.v. Còn chợ nông trường thì cứ duy trì vì đó là của thương nghiệp địa phương. Cuối cùng, trước những thành tích không ai chối cãi, nông trường được nhà nước phong tặng danh hiệu lá cờ đầu của ngành còn giám đốc Trực, Anh Đào, Thiên Tân và một vài cán bộ công nhân được danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc.


Vào khoảng cuối những năm sáu mươi của thế kì 20, một buổi sáng Anh Đào được người ta nhắn lên văn phòng gặp một người từ Hà Nội đến thăm. Đó là một phụ nữ khoảng gần năm mươi tuổi, nét mặt hiền lành chất phác. Người phụ nữ tự giới thiệu:


- Tôi tên là Tâm, vợ ông Cầm trước đây làm việc ở vùng Ba vì nay được điều về Hà Nội làm việc cho khu phố Hai Bà...(khu phố thời đó tương đương với quận ngày nay). Ông nhà tôi được khu phố phân về ở cùng nhiều gia đình khác trong ngôi nhà của chị Anh Đào. Họ nói vì các cụ đi Nam, chị và chú em đi làm việc ở nông trường, nhà bỏ không nên nhà nước trưng dụng. Tôi ghé qua nhà xem thì thấy nhà cửa đàng hoàng quá, đẹp quá, tươm tất quá, không phải nơi chúng tôi ở được. Ông nhà tôi thì bảo phải phục tùng cấp trên, họ nói sao mình nghe vậy, chứ làm sao được. Tôi nghĩ mình như sãi ở chùa, đẻ con quét lá đa, làm sao vào ở nơi khuê các được. Các cấp lãnh đạo, chồng tôi mắng tôi là ăn nói như phản động, không biết thời cuộc đã đổi thay cho người nghèo hèn ngày xưa. Tôi e ngại mãi không chịu đến ở. Ông nhà tôi nom thế mà biết điều ra phết. Ông bảo tôi đi mà gặp chị đây và chú em chị, nếu họ cho ở mình mới ở. Nếu chị và chú em không cho thì không dám đến. Chúng tôi không muốn làm chuyện vô phúc. Xưa nay ông bà cha mẹ chúng tôi vẫn răn dạy như vậy.


Anh Đào cho gọi Thiên Tân đến rồi giải thích cho cậu em lí do người phụ nữ đến thăm. Ngoảnh mặt về phía bà Tâm, Anh Đào nói:


- Chị tên là Tâm thật xứng đáng quá. Chúng tôi cảm động khi nghe chuyện tâm sự của chị. Chị là cả một tấm lòng cao cả. Nhưng lí thuyết của chị về con vua, con sãi thì lạc hậu rồi. Các vị cấp trên nhắc nhở chị như vậy là đúng. Nhà nước sử dụng nhà chúng tôi là đúng. Chị và chồng chị yên tâm về đó mà sống. Chị biết đó, chúng tôi sẽ gắn bó với nông trường suốt đời, không về lại Hà Nội đâu. Đúng thế không bác Trực? – Anh Đào hỏi giám đốc khi ông này thấy lạ đến nghe xem có gì xẩy ra.


- Tôi nghĩ là nên làm cho đúng thủ tục. Anh Đào và khu phố nên có bản hợp đồng cho mượn nhà trong thời gian một năm, hai năm chẳng hạn. Biết đâu ít lâu nữa nước nhà hòa bình thống nhất các cụ, các anh chị lại về. Hơn nữa Anh Đào và Thiên Tân đâu phải sống mãi ở đây? Hết thời gian học tập lao động như ông trưởng phòng tổ chức nói, Anh Đào và Thiên Tân sẽ làm việc khác quan trọng hơn cho đất nước, phải thế không?


Anh Đào trả lời dứt khoát:


- Bác Trực gần gũi chúng tôi bấy lâu nay mà còn nghĩ thế sao? Chúng tôi ở lại miền Bắc đâu phải vì phải giữ nhà cho các cụ và các anh chị? Đâu phải chúng tôi muốn làm gì quan trọng hơn? Chúng tôi ở lại, thế thôi. Vì nuốn sống trong một miền không có ngoại bang, còn ở miền Nam thì hết Pháp lại Mỹ tồ tồ ra đó. Muốn sống như vậy thì phải thay đổi như chúng tôi đã thay đổi. Thôi chị về đi, yên tâm mà ở nhà ấy. Tôi sẽ viết ngay cho chị giấy xác nhận chúng tôi từ bỏ chủ quyền nhà, đơn giản thế thôi. Mà khoan đã, chị ở lại ăn cơm với chúng tôi cho vui. Chiều nay có xe nông trường về Hà Đông. Chị có thể đi xe đó mà về đỡ vất vả ra tìm xe khách ở bến xe. Được chứ?


Thế rồi năm năm trôi qua kể từ ngày ông Cầm, bà Tâm và nhiều gia đình khác về chia nhau ngôi biệt thự đường Đồn Thuỷ còn Anh Đào và bác sỹ Tuấn sống trong túp lều tranh với hai quả tim vàng bên bờ suối ở Tân Sở. Hội nghị bàn tròn bốn bên ở phố Kléber, Paris cũng diễn ra đã ba năm, chậm chạp, ì ạch vì lập trường mỗi bên khó ai lay chuyển. Người phát ngôn phái đoàn miền Bắc ngày ngày họp báo, thông tin những diễn biến ít lạc quan của hội nghị. Ông trở thành khuôn mặt quen thuộc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Dạo ấy Hồng Hà đã có hai bằng tiến sĩ một về Xã hội học ở Pháp và một về khoa Kinh tế chính trị ở Anh. Chị được tuyển làm trợ lý cho Tổng giám đốc UNESCO đã được hai năm. Chị sống với chồng và một đứa con trong một căn hộ xinh xắn ở Saint-Cloud. Hai vợ chồng còn có một nhà nghỉ cuối tuần ở Evry nữa. Tình cờ một hôm Hồng Hà gặp người phát ngôn miền Bắc trong một siêu thị của người Việt ở Belle-ville. Hồng Hà mời người phát ngôn về nhà nghỉ chơi vào cuối tuần đó và ông ta vui vẻ nhận lời. Tiệc đứng diễn ra trong vườn cây rậm rạp của nhà nghỉ tập họp được nhiều người: Vĩnh Chân, Hương Giang, Hồng Hà, người phát ngôn và một số bạn thân của ba chị em Văn Thành. Tiếc là ông bà Văn Thành đi chơi phía Nam không về kịp. Hồng Hà nói với người phát ngôn khi mọi người bắt đầu bữa tiệc:


- Gặp anh ở đây chúng tôi mừng lắm, bởi lẽ trước nay chúng tôi có nhiều tâm sự không biết ngỏ cùng ai. Chắc anh chưa biết chúng tôi rời Hà Nội ra đi một cách miễn cưỡng, bởi vì chúng tôi đinh ninh mình sẽ ở lại với chế độ mới. Nhưng ông cụ thân sinh chúng tôi cảm thấy phía cách mạng không tin cậy lắm nên đành ra đi. Chúng tôi lúc đó học dở dang các ngành mà phía cách mạng chưa có, thành ra cũng theo ông bà cụ mà đi. Chỉ có hai em tôi, một trai một gái ở lại và chúng tôi chẳng biết hiện giờ chúng nó làm gì, ở đâu. Liên lạc với bên nhà quả là khó.


- Chị cho tôi biết tên cô chú đó rồi tôi về nước sẽ tìm cho chị. Cả địa chỉ nhà nữa. Tôi sẽ đi dò hỏi xem sao. Nhưng tôi hy vọng mọi thứ đều ổn. - Người phát ngôn nói.


- Chúng tôi mong có dịp về thăm quê, - Hồng Hà nói tiếp - và nếu được thì xin được làm việc bên đó. Nghe nói cách mạng cũng cần những người như chúng tôi.


- Tôi thành thật xúc động nghe chị nói như vậy. - Người phát ngôn nói – Có điều….


- Điều gì ạ? Hương Giang chen vào.


- Bên nhà khổ lắm. Vì chiến tranh như các anh chị đã biết và nhiều nguyên nhân khác nữa. Tôi nghĩ là các anh chị chưa sống được trong hoàn cảnh như vậy.


Hồng Hà mỉm cười:


- Xin tranh luận với anh một tí, được không?


- Sẵn sàng, miễn là …


- Không, tôi sẽ không đả động gì đến ý thức hệ cả đâu mà anh lo. Tôi chỉ hỏi anh một câu thôi: Thời bọn Pháp mới sang xâm lấn nước mình, cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, đời sống nước ta thế nào?


- Dĩ nhiên là rất kém, không có tiện nghi gì hết, không có phương tiện gì hết, không tàu, không xe…


- Vậy sao bọn Tây sống được? Mà sống khá giả nữa?


- Cái đó thì có lẽ họ biết tạo nên cuộc sống thoải mái mà không cần điều kiện khách quan gì to lớn đáng kể…Có lẽ…


- Vậy anh đồng ý với tôi là một khi người ta quyết tâm thì người ta tìm ra giải pháp, đúng không?


- Đúng. - Người phát ngôn nói dứt khoát, không đắn đo gì.


Hồng Hà phát triển ý của mình:


- Chúng tôi, những người gốc Việt Nam, tại sao không thể sống trên đất nước mình một cách thoải mái, khi bọn Tây từ xa đến lại sống được và còn cai trị cả ta nữa?


- Nhưng…


- Anh thấy chưa, cái khó là liệu chúng tôi có được tự mình tạo ra cuộc sống thích hợp hay không. Nói cách khác, các anh có tin cậy chúng tôi không? Hay như ông cụ tôi, chúng tôi đành ngậm ngùi bỏ cuộc?


Buổi gặp gỡ khiến người phát ngôn suy nghĩ rất nhiều. Lần nào về nước có việc là anh tranh thủ gặp những người có thẩm quyền để báo cáo lại buổi gặp gỡ chị em Hồng Hà ở Paris. Các vị có thẩm quyền cũng suy nghĩ, trao đổi ý kiến với nhau về vấn đề ứng xử với những nguyện vọng chính đáng kia. Dạo đó, chất xám của miền Bắc chủ yếu từ nguồn đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Người ta nhanh chóng nhận thấy đội ngũ này thường thiên về lí thuyết mà ít gắn bó với công việc thực tế. Họ là những học giả, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo nhưng ít ai làm công trình sư, tổng công trình sư, nhà điều hành vĩ mô về tài chính, ngân hàng v.v. Việc cải thiện cuộc sống thường ngày cho dân chúng không ai chú ý. Trong lúc đó những người được đào tạo ở phương Tây biết xoay xở, biết tự mình định liệu công việc không chờ ai nhắc nhở. Người ta kể chuyện một trí thức Việt kiều, ông Biên, giáo sư kinh tế ở một đại học Thuỵ sỹ về Hà Nội thăm mẹ già. Thấy mẹ vất vả hàng ngay giặt một đống quần áo chỉ bằng tay, ông nghĩ đến chuyện mua cho mẹ một máy giặt. Nhưng mua ở đâu được? Dạo đó những mặt hàng điện gia dụng không tìm đâu thấy. Ông bèn ra chợ trời mua góp nhặt đồ phế liệu, chế tạo ra chiếc máy giặt “quay bằng tay” cho mẹ. Đương nhiên bà cụ phải mất sức quay máy, dầu sao cũng tiện hơn nhiều so với giặt tay. Ông Biên còn chế tạo hai bếp nấu ăn cho mẹ, một dùng củi, một dùng dầu hoả nhưng cái nào cũng có nút bấm và đặc biệt là không có khói. Chưa hết, ông Biên còn làm một máy quạt thông hơi tự động làm mát cho ngôi nhà suốt ngày đêm. Khi ra đi, ông còn hẹn sẽ về chế tạo thêm một số máy khác nữa. Người phát ngôn phái đoàn miền Bắc cuối cùng thuyết phục được các vị lãnh đạo ra hai chủ trương về trí thức Việt ở nước ngoài. Chủ trương thứ nhất là tổ chức đón tiếp chu đáo những trí thức muốn về thăm miền Bắc, điều tra hoàn cảnh thân nhân của họ để sửa chữa những việc làm cực đoan trước đây như tịch thu nhà cửa, sung công cơ sở sản xuất v.v. Chủ trương thứ hai là một khi Việt kiều đã ở lại làm việc cho đất nước thì phải tạo điều kiện thích hợp để họ yên tâm và phát huy tài năng.


Chính vỉ vậy mà một hôm Anh Đào và Thiên Tân được gọi khẩn cấp lên văn phòng có người cần gặp. Đó là một cán bộ của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc. Vị khách nói:


- Tôi có nhiệm vụ thông báo lại cho chị Anh Đào và anh Thiên Tân biết là cấp trên quyết định trả lại nhà cho hai chị em. Một tuần nữa sẽ giải toả xong và yêu cầu hai chị em về ngay Hà Nội. Một điều nữa là chị Anh Đào cũng như anh Thiên Tân cho biết có nguyện vọng làm gì khi về thủ đô. Nguyện vọng thế nào cấp trên cũng giải quyết được hết. Muốn đi học đại học trong nước hay du học nước ngoài, muốn làm nghề nghiệp gì mình thích cũng sẽ được giải quyết. Tôi nói vậy chị Anh Đào và anh Thiên Tân nắm được chưa?


- Thành thật mà nói là chưa – Anh Đào thẳng thắn đáp lại. – Trước hết xin ông cho biết tại sao lại có quyết định như vậy đối với chúng tôi. Hai là nếu chúng tôi không muốn về Hà Nội thì sao?


Phái viên của Mặt trận nói dứt khoát:


- Quyết định là quyết định, không ai được làm trái, không ai từ chối được cả. Còn lí do tại sao thì phải chờ cán bộ ngoại giao giải thích sau. Ông ấy hẹn tuần nữa về đến Hà Nội và sẽ gặp ngay hai chị em. Mong chị Anh Đào và anh Thiên Tân yên tâm chấp hành quyết định. Bây giờ tôi phải đi đây. Xin chào!


Cán bộ Mặt trận vừa mới đi xong, chị em Anh Đào còn bán tín bán nghi thì Tuấn dắt xe đạp vào văn phòng tìm vợ và em rể.


- Anh phải dùng xe đạp đi cho kịp, chờ xe đò sợ quá lâu sẽ làm hai chị em lo lắng. Cán bộ Mặt trận nói chuyện với hai chị em rồi chứ?


- Rồi, – Thiên Tân nói – nhưng chúng em chả hiểu gì cả. Hỏi thì ông ấy bảo chờ tuần sau có người sẽ giải đáp.


- Đúng vậy đó. - Tuấn dắt xe theo hai chị em về “túp lều tranh” vừa kể chuyện - Ở Hà Nội cách đây một tuần họ thông báo cho các gia đình ở nhà ngả bảy Đồn Thuỷ phải chuyển đi ngay về chỗ ở mới nghe đâu ở khu Thành Công. Chỉ có ông Cầm, bà Tâm chấp hành nghiêm chỉnh vì thực ra họ ở đó không thích thú lắm, tự coi là làm trái lương tâm. Họ dọn đi ngay, không cần nhờ ai giúp. Còn những hộ khác thì rất ngoan cố. Khi họ nghe phong phanh nhà nước trả lại nhà cho dân trí thức tư sản, họ coi là có sự nhầm lẫn. Họ nói chẳng bao giờ chính quyền ta lại làm một điều trái cựa như vậy. Họ nghĩ khu phố hay khối phố ăn đút lót của bọn tư sản để làm bậy. Đến hạn chót, họ vẫn cứ trơ ra như không. Thậm chí họ còn chiếm luôn căn hộ trước đó thuộc ông bà Cầm. Cảnh tượng thật là hỗn loạn. Chuồng trại heo gà nuôi trong vườn vẫn nghêng ngang tồn tại. Những hộ bán nước chè, nước mía vẫn chiếm cứ sân nhà, vườn trước nhà và hết cả các vỉa hè quanh nhà. Công an khu vực, tổ trưởng dân phố đến nói gì họ cũng không chịu nghe. Đến phút cuối đùng đùng một đoàn công an đông đảo cùng xe ca, xe tải ầm ầm đỗ trước nhà, loa phóng thanh gọi mọi người khuân đồ đạc ra xe. Ai không chịu nghe thì có người khác bốc hết đồ đạc quẳng ra đường phố. Thế mà vẫn có người giả vờ ốm nặng, không chịu đi. Công an phải gọi xe cứu thương tới, cứ thế khuân họ lên cáng chạy thẳng đến bệnh viện Bạch Mai. Nửa đường nghe đâu họ nhảy xe chuồn thẳng. Chỉ một buổi sáng, nhà được giải toả. Trông như cảnh chiến tranh tàn phá ở các tỉnh miền Nam. Nhưng Tuấn cho biết trước khi đến nông trường, Tuấn có ghé lại nhà ở Đồn Thuỷ xem sao thì thấy rất nhiều công nhân khôi phục khu vườn Nhật bản. Họ cào hết chuồng lợn, chuồng gà thời ăn ở lộn xộn và trồng lại cây cảnh giống ngày xưa theo sự chỉ dẫn của bácThức. Trong nhà thì mọi thứ, cũng theo sự cố vấn của bác Thức, được đặt lại chỗ cũ như bộ sưu tập tranh, đàn piano, chậu cảnh, quạt trần v.v. Bàn ghế giường tủ thì họ khuân đồ mới tới thay cho đồ cũ đã bị hư hỏng không dùng được nữa. Trong bếp họ trang bị tủ lạnh, bếp điện hiện đại, máy rửa bát, đủ loại máy gia dụng, những thứ trong thời ông bà Văn Thành chưa từng có. Ngoài phòng khách thì có vô tuyến truyền hình, dàn nhạc hi-fi… Trong gian nhà kho lịch kịch những máy hút bụi , máy giặt… Trên gác xép thì đặt những máy tập luyện thể dục đời mới, thời ông Văn Thành cũng không hề có. Tóm lại người ta khôi phục hoàn toàn biệt thự cũ từ nhà ra đến sân, vườn và người ta “hiện đại hoá biệt thự bằng nhiều đồ dùng tân kì khác mà chỉ những vị có đặc quyền trong xã hội mới có, còn dân thường thì chỉ biết mơ ước. Nghe Tuấn kể chuyện, Anh Đào và Thiên Tân cười chảy nước mắt. Không ngờ trong đời họ lại có những thăng trầm kì lạ như vậy. Họ thấy chua chát trong lòng pha lẫn một chút an ủi khi nghĩ đến chuyện cha mẹ họ có ngày thấy được ngôi nhà không suy suyển gì qua bao nhiêu bão tố.


Đúng thời điểm qui định, Tuấn từ Hà nội đi theo xe của Mặt trận tổ quốc đến đón chị em Anh Đào về nhà cũ. Buổi chia tay với nông trường thật lưu luyến, đầy cảm xúc. Nhiều công nhân khóc nức nở như nhà có tang. Giám đốc Trực thì cứ chốc chốc lại thở dài: Không biết rồi nông trường sẽ ra sao đây?


- Bác chớ lo, mọi thứ tốt đẹp cho đến ngày nay là do bác cả chứ chúng tôi chỉ là những trợ lí tận tình thôi. Rồi mọi việc sẽ tốt đẹp hơn trước mà! – Anh Đào nói.


- Nhưng rồi người tận tình như cô Đào và chú Tân đây moi ở đâu ra? Bác Trực vẫn lẩm nhẩm than thở.


*


Khi Anh Đào và Thiên Tân bước vào nhà họ ở phố nhà thương Đồn Thuỷ, họ thấy người cán bộ mặt trận thăm họ hôm trước ở nông trường đang ngồi chuyện trò với một vị cán bộ khác, ăn vận sang trọng chứ không như cán bộ trong nước.


- Đây là anh Khôi, cán bộ ngoại giao, phát ngôn viên phái đoàn miền Bắc ở hội nghị Paris. – Cán bộ măt trận giới thiệu người khách mói. - Anh Khôi sẽ cho các anh chị biết nhiều điều mà các anh chị hỏi tôi hôm trước.


Quay lại phía Tuấn và chị em Anh Đào, viên cán bộ nói với Khôi:


- Đây là chị Anh Đào, cán bộ nông trường Tân Sở, chiến sĩ thi đua toàn quốc, dũng sĩ bắn máy bay. Đây là anh Thiên Tân, cũng là cán bộ nông trường, chiến sĩ thi đua toàn quốc, còn đây là anh Tuấn, chồng chị Anh Đào, bác sỹ phó giám đốc bệnh viện Đoàn Chuyên….


Nhà ngoại giao ngắt lời cán bộ măt trận, cười nói:


- Bây giờ là giám đốc rồi. Tôi có cầm theo gíấy quyết định của Bộ Y tế cho anh đây.


Mọi người ngơ ngác không hiểu đầu đuôi ra sao.


- Nhưng tôi thấy làm phó giám đốc như hiện nay tiện lợi đôi bề, vừa dễ cho tôi mà cũng không phiền hà gì đến các anh. – Bác sỹ Tuấn nói giọng thành khẩn.


- Không được đâu. – Nhà ngoại giao Khôi khoát tay. – Trên đã quyết như vậy rồi. Đã cho khắc biển hiệu “Bệnh viện tư nhân Đoàn Chuyên”. Có lẽ công nhân đang gắn biển lúc này trước cửa bệnh viện đó. Bệnh viện từ nay trở đi là của anh, nếu chưa được trăm phần trăm thì cũng hơn năm mươi phần trăm. Anh quyết định lấy mọi việc, không ai ngăn cản.


Tuấn vẫn chưa thấy ra vấn đề:


- Sao thế được nhỉ? Tôi muốn bệnh viện trở lại như thời ông cụ tôi cũng được à?


- Chứ sao? Không ai ngăn cản anh mà.


- Tôi sẽ lấy chất lượng chữa bệnh làm chính, tiền nong là chuyện phụ cũng được à?


- Được tất.


- Nhưng đó là điều không tưởng như mơ ước của các nhà cách mạng không tưởng thế kỉ trước.


- Sao vậy? Khôi hỏi.


- Hiển nhiên là không tưởng rồi! - Tuấn hăng hái biện luận – Này nhé, ông bà cụ tôi trước nhờ vào các quỹ từ thiện của nhà thờ, nay lấy đâu ra? Nhà nước thì chỉ bao cấp một số mặt thôi, không gánh được hết thảy. Mặt khác, tôi đâu có quyền định lương hay tiền thưởng cho đội ngũ nhân sự? Có anh bạn tôi làm việc cho sứ quán nước ngoài, họ trả 2000 đồng một tháng nhưng nhà nước chỉ cho nhận 300 đồng. Một anh bạn khác dạy Albert Sarraut, người ta trả lương 2000 quan Pháp một tháng nhưng chỉ được nhận 300 quan mà thôi. Tôi có vượt được những qui định như vậy không?


Nhà ngoại giao bỗng thấy lúng túng:


- Quả thật tôi chưa lường hết những chuyện như anh nói. Tôi sẽ tìm hiểu và trả lời chu đáo sau. Nay các anh chị cho phép nói về chuyện tại sao mời các anh chị về ở Hà Nội, làm công việc mới và tại sao anh Tuấn làm giám đốc bệnh viện tư nhân của anh. À quên, chị Anh Đào sẽ có quyết định làm chuyên viên Bộ Y tế, phụ trách dạy các ngoại ngữ Anh, Pháp cho các bác sỹ trong Bộ và cả cho trường Đại học Y Dược. Còn anh Thiên Tân, theo điều tra của chúng tôi thì có năng khiếu nghệ thuật tạo hình. Anh đã có bằng tốt nghiệp trung học, vậy anh được nhận vào trường Mỹ Thuật. Chúng tôi đã thương lượng được rồi. Từ ngày mai anh Tân cứ đến trường. Mọi giấy tờ họ có sẵn, không cần cầm gì theo cả.


- Không ngờ các anh làm việc sắc sảo hơn cả Tiên cả Phật. Có điều … - Anh Đào ngập ngừng nói – các anh chưa hề hỏi ý kiến chúng tôi.


Khôi thoáng có vẻ lúng túng nhưng lấy lại bình tĩnh nhanh chóng:


- Các anh chị thông cảm, tình hình cấp bách nên cứ làm đi rồi hỏi ý kiến sau. Dầu sao cũng toàn những chuyện vui chứ đâu có chuyện phiền hà gì. Ở Paris tôi gặp được chị Hồng Hà, anh Vĩnh Chân và chị Hương Giang nhiều lần. Chị Hồng Hà hiện là trợ lý cho Tổng giám đốc UNESCO, anh Vĩnh Chân là công trình sư cảng hàng không, chị Hương Giang đang làm luận văn về báo chí ở Đại học Lille III.


- Họ có khoẻ mạnh không? Anh có gặp các cụ thân sinh chúng tôi không? – Thiên Tân mừng rỡ reo lên.


- Tiếc là chưa gặp được các cụ vì các cụ ở hơi xa Paris. Các chị Hồng Hà, Hương Giang và anh Vĩnh Chân tỏ ý muốn về thăm quê vào một ngày gần đây. Nếu họ thấy có điều kiện thích hợp thì họ sẽ ở lại quê làm việc.


- Thế ư? - Tuấn ngạc nhiên hỏi nhưng vội làm vẻ mặt bình thản.


- Tuyệt vời quá! Anh Đào nói vẻ mơ màng.


- Chị Hồng Hà, chị Hương Giang và anh Vĩnh Chân nhiệt tình lắm, giúp cho phái đoàn ta nhiều việc hệ trọng. Họ rất sắc sảo.


- Chuyện đó thì khỏi nói. – Anh Đào buột miệng nói ra ý nghĩ ẩn giấu từ lâu trong lòng. - Thời nhỏ, chúng tôi, tôi và Thiên Tân đây hay tìm cách bịp các anh chị ấy để trêu chọc cho vui. Không lần nào bịp được họ cả, kể cả những chuyện mà chúng tôi tính toán kĩ lưỡng, không sơ hở vào đâu được. Thế đó.


Khôi đồng tình với nhận xét đó:


- Tôi cũng có cảm giác như vậy. Nói chuyện với họ về mọi thứ trên đời, thấy họ rành lắm, kể cả những chuyện trong nước. Tuy vậy họ không có tin gì về hai người em ở lại miền Bắc.


Anh Đào mơ màng:


- Tôi hỏi thật anh Khôi nhé. Tại sao các vị có thẩm quyền và cả anh nữa sắp xếp công việc theo kiểu này khi biết anh chị chúng tôi là những người nhạy bén và sắc sảo? Tôi muốn nói tại sao phải gọi chúng tôi về Hà Nội? Tại sao lại phải trả bệnh viện về cho anh Tuấn? Các anh chị đó chỉ cần liếc qua môt tí là họ biết đầu đuôi câu chuyện ngay…


- Nhưng… - Khôi lần này lúng túng rõ rệt.

Anh Đào nói tiếp:

- Tôi hiểu. Các anh không có phương án nào hay hơn phương án này cả. Nhưng nói thật, đây là hạ sách. Bởi vì, cũng giống như các cụ tôi ngày trước, các anh chị tôi sẽ thấy không có sự tin cậy, thể hiện qua những sự bố trí quá lộ liễu. Đúng thế không?


Anh Đào ngừng một lúc rồi nói tiếp, thầm thì như nói cho riêng mình nghe:


- Điều kiện mà các anh chị đó cần thấy là sự tin cậy, là môi trường làm việc thân thiện, không quan liêu, không giả dối, không nghi thức bày vẽ. Tôi nghĩ như thế. Tôi hỏi anh Khôi một câu và mong anh trả lời thẳng thắn: những người trong nước như chúng tôi muốn đóng góp có được tạo điều kiện không?


- Tôi cho rằng còn nhiều vướng mắc, thật vậy.


- Như anh Tuấn đây, – Anh Đào tiếp - một bác sỹ giỏi…


- Đừng nói thế. - Tuấn phản đối – Tôi chưa làm gì có ích ngoài việc đi mua thực phẩm…


- Để em nói tiếp. – Anh Đào cắt ngang lời Tuấn. - Nếu anh ấy được làm theo ý mình thì bệnh viện sẽ khác hẳn. Nhưng đó là việc của anh Tuấn, để anh ấy phát biểu. Tôi chỉ nói chuyện tôi. Anh nên tin là tôi sẽ làm đựoc gì cho nông trường nếu không bị bó tay? Nhiều việc lắm, mà việc nào cũng có ý nghĩa. Có điều, tôi không thể làm được gì một cách công khai, chỉ làm vụng lén mà thôi.


- Gay thế cơ à? – Khôi hỏi.


- Tôi kể cho anh nghe một trường hợp nhỏ nhưng tiêu biểu: Nông trường làm ra sản phẩm chỉ được bán cho thương nghiệp nhà nước. Chúng tôi bán chẳng hạn một ký hồ tiêu khô cho ngoại thương. Giá thành một ký là mười đồng, họ chỉ thu mua theo giá qui định của nhà nước là chín đồng. Họ bán lại cho ngoại thương Liên xô với giá tám đồng. Ngoại thương Liên xô bán lại cho dân chúng với giá bảy đồng. Thật là kỳ dị nhưng sự thực là vậy. Tôi tra cứu sách vở trong các thư viện mà tôi biết đến, thậm chí đọc kỹ tác phẩm “Bàn về ngoại thương” của Staline nữa, nhưng không thấy những luật lệ như vậy ghi ở đâu cả. Có lẽ là những luật bất thành văn. Anh Khôi thử nghĩ xem. Làm sao mà tồn tại được với những qui định không ai hiểu nổi như vậy? Có hai hướng. Một là khi mình bán hồ tiêu cho ngoại thương, mình được họ bán lại cho mình một vài mặt hàng phân phối đặc quyền như sữa, vải, đường, lốp xe đạp … Mình bán lại theo giá cao và bù lỗ. Mặt khác chúng tôi sáng kiến lập ra chợ nông trường, được địa phương hưởng ứng và thương nghiệp nhà nước dính vào ăn phần trăm lợi tức. Sản phẩm lưu thông trong chợ nông trường thuộc loại tư do, không bị cấm. Thí dụ như khoai lang, sắn, các loại rau, ngô, kê, thịt thỏ, ngan vịt ngỗng v.v. Các mặt hàng cấm là gạo, đường trắng, thịt lợn, thịt bò, thịt gà v.v. Thế đó. Không có thị trường tự do thì gần như sản xuất ngừng trệ. Ai cũng biết như vậy nhưng không ai dám đi chệch khỏi qui định vì hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Anh thấy trong trường hợp đó, tôi xoay xở là liều mạng lắm. Anh có cách nào phản ánh cho các vị trên … Mà tôi nghĩ là các vị cũng đến chịu.


Khôi định trả lời thì Tuấn xin bổ sung vài ý kiến:


- Tôi cũng nghĩ như Anh Đào là các anh chị bên Paris sẽ nhận thấy ngay những cơ chế khiến ta bị bó tay. Việc bố trí như thế này không hay bằng cứ để nguyên trạng cho họ nhận xét và rút ra kết luận. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng cấp trên khó tìm ra cách nào tốt hơn. Vậy ta cứ chờ xem.


Khôi nói:


- Các anh chị nói rất đúng. Tôi thành thực nhờ phân tích của anh chị mà thấy vấn đề hơn. Đúng là với cách làm hiện nay thì khó sử dụng tốt con người trong nước cũng như hải ngoại. Tôi sẽ bàn thêm với những người có thẩm quyền. Nhưng tôi thành thực mong chị Anh Đào, anh Tuấn và anh Thiên Tân tạm thời chấp hành quyết định mà tôi vừa nêu. Và nhận những trách nhiệm mới bắt đầu từ tuần tới..


Trước khi chia tay khách, Anh Đào mời mọi người ra vườn ngắm cảnh, uống nước chanh tươi và nói đến những việc đời thường khác của người Hà nội.



(Còn tiếp)

mercredi 16 février 2011

AIPU 2008 (25e congrès) - Montpellier - France

DU 19 AU 22 MAI 2008
«LE DÉFI DE LA QUALITÉ DANS L'ENSEIGNEMENT SUPÉRIEUR:
VERS UN CHANGEMENT DE PARADIGME...»



http://www.aipu2008-montpellier.fr/index.php?dossier_nav=825


http://www.aipu2008-montpellier.fr/index.php?action=lire&id=3905

mardi 1 février 2011

Thay nén nhang thắp trước hương linh Thầy Hoàng Ngọc Hiến






From: hnhien [mailto:hnhien@netnam.org.vn]
Sent: Thursday, April 20, 2006 1:16 PM
Subject: cam on nhieu

Chao Nga va Nam,
May buc anh quy qua, cam on nhieu. Toi se gui sach vao cho Thach. Rat mong co dip gap lai hai ban va co viec cung lam. Chuc manh khoe. Hien


From: Hien Hoang Ngoc [mailto:hien_hoangngoc@yahoo.com]
Sent: Sunday, January 02, 2011 12:41 AM
To: buu nam
Subject:

Chao Buu Nam, Anh Nga,

Năm mới chúc hai ban sưc khoe, nhieu niem vui v may mắn

Than mến,

Hoang Ngoc Hién


From: info@quepasa.com [mailto:info@quepasa.com] On Behalf Of hien hoangngoc
Sent: Monday, January 31, 2011 5:19 PM
To: buupham@dng.vnn.vn
Subject: Hien has sent you a private message

Quepasa.com

Click here to unsubscribe.


I’d like to be your friend on Quepasa.com.

Would you like to add me as a friend?

Yes No

Thanks!

hien hoangngoc

To prevent from getting anymore email notifications from your friends on Quepasa.com, click here.

Unsubscribe I Terms of Use I Privacy Policy I Support
Quepasa Corporation 324 Datura Street, Suite 114, West Palm Beach, FL, 33401
You are receiving this message because your friend is a registered member of Quepasa.
Add info@quepasa.com to your contact list so you always receive your Quepasa email.

Không kịp rồi Thầy ơi...

ANga