Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

mardi 10 juin 2014

Tham gia biên soạn Tài liệu tập huấn về Kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực, cấp THPT - Môn Tiếng Pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC                 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÔN: TIẾNG PHÁP
(Lưu hành nội bộ)
Hà Nội, tháng 6 năm 2014





MỤC LỤC 

Trang
Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
I. Vài nét về thực trạng dạy học ở trường THPT
II. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT
      III.  Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông
IV. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học
V. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phần thứ hai: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
I. Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn tiếng Pháp, cấp THPT
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn tiếng Pháp.
III. Bài học minh họa (theo chủ đề).
Phần thứ ba. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO  ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
     I. Giới thiệu khái niệm, mục tiêu, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
     II. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT cấp THPT hiện hành
     III. Xây dựng đề kiểm tra minh họa
1. Giới thiệu quy trình xây dựng đề kiểm tra
2. Đề kiểm tra minh họa
 Phần thứ tư. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Phụ lục

   

 Phần thứ ba. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO  ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

II. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi / bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT cấp THPT hiện hành
1. Đánh giá và định hướng năng lực
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục toàn cầu, Việt Nam đang từng bước đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực, nhằm phát triển năng lực “ứng dụng” kiến thức của học sinh.
Công tác đánh giá cũng chuyển hướng từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực.
Một số đặc điểm về đánh giá cần lưu ý ở đây:
 - Năng lực ở trên chính là năng lực vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào tình huống, nhằm giải quyết vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ. Đó là những tình huống có vấn đề nhằm thể hiện năng lực (situations de performance), là những tình huống thật, những vấn đề thật.
 - Đánh giá không chỉ được thực hiện ở cuối quá trình học (évaluation finale), mà còn được tiến hành đồng thời với học tập, là đánh giá thường xuyên (évaluation continue), thậm chí vào thời điểm bắt đầu quá trình học, bắt đầu một nội dung mới, một bài mới (évaluation initiale).
 - Mục tiêu của đánh giá không chỉ là định lượng và nhằm tổng kết, phán xét về sự thành bại của quá trình học (évaluation sommative), mà nó còn nhằm hỗ trợ cho việc học (évaluation formative), thông tin ở từng giai đoạn học tập về mức độ tiếp thu, vận dụng của học sinh, phản hồi và tác dụng tích cực để có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết kịp thời từ phía thầy giáo cũng như học sinh, để đưa đến kết quả cuối cùng tốt hơn.
 - Đánh giá không có tính định chuẩn (évaluation non normative). Kết quả học tập của một cá nhân không tùy thuộc vào kết quả học tập của những cá nhân khác trong lớp, nhóm…, mà tùy thuộc vào việc cá nhân đó có đạt được một hay những tiêu chí khách quan đã được phân định trước hay không (évaluation critériée), có đạt được mục tiêu đề ra hay không.
 - Việc đánh giá không chỉ được thực hiện theo hướng thầy đánh giá trò, mà còn có thể có những dạng khác, đặc biệt là ở dạng mỗi học sinh tự đánh giá mình (auto-évaluation). Các giáo trình ngoại ngữ của các nước phương Tây hiện nay thường có kèm theo một portfolio, được xem như tư liệu hay hồ sơ tự quản của học sinh, nhằm giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình trước, trong và sau quá trình học tập.
Quan sát một thí dụ của giáo trình “Bravo” dành cho đối tượng thiếu niên bắt đầu học ngoại ngữ Pháp (NXB Didier, 1990), với 4 tư liệu Tự đánh giá (Autodiagnostic 1 – 2 – 3 – 4) sau mỗi chùm 3 bài (leçon) như sau, có thể nhận ra mục tiêu, dạng thức đánh giá, tác dụng thông tin phản hồi và hướng điều chỉnh góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học:


 - Cấu trúc toàn cuốn giáo trình “Bravo”:

 - Nội dung bốn tư liệu Tự đánh giá của giáo trình “Bravo”:
Tự đánh giá 1


Tự đánh giá 2 

 

Tự đánh giá 3 

  
Tự đánh giá 4

 


2. Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Tùy theo việc đánh giá được thực hiện vào thời điểm ban đầu, trong quá trình, hay cuối quá trình học (hay một nội dung, một bài học) mà có thể lựa chọn những câu hỏi, các dạng bài tập hay dạng bài kiểm tra đánh giá thích ứng, phù hợp với từng chủ đề hay năng lực.
Nếu đó là những câu hỏi, bài tập được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán, gợi mở, thông tin phản hồi, hỗ trợ học tập và không nhằm mục tiêu phán xét, quyết định sự thành bại của việc học, của cá nhân người học, thì dạng thức câu hỏi, bài tập có thể rất đa dạng, nhằm đánh giá theo nhiều mức độ từ thấp đến cao của việc thực hiện nhiệm vụ.
Ngược lại, khi biên soạn những câu hỏi, bài kiểm tra để đánh giá định lượng một quá trình học, một nội dung học, hay đánh giá ban đầu nhằm xác định năng lực cần thiết phải có để tham gia một quá trình học, thì công cụ đánh giá đó phải được lựa chọn kỹ càng để đạt được kết quả chính xác nhất có thể, đảm bảo được độ tin cậy (fidélité), tính hiệu lực (validité) và khách quan (objectivité).
Nhìn chung, có hai loại công cụ chính được sử dụng trong kiểm tra đánh giá, tùy theo độ đóng hay độ mở của câu trả lời:
 - Công cụ đóng, hay trắc nghiệm khách quan (người làm bài chọn giữa những câu trả lời được đề xuất câu đúng nhất, hoặc trả lời chỉ bằng một từ, một câu ngắn): QCM, Vrai / Faux, exercices d’appariement, QROC
 - Công cụ mở, hay trắc nghiệm tự luận (cho phép có những câu trả lời khác nhau mang tính chủ quan của người trả lời): diễn đạt viết …
Trên thực tế, hai loại công cụ đóng và mở này nối tiếp nhau trên một chuỗi liên tục, từ những công cụ đóng nhất như QCM, đến những công cụ mở nhất như diễn đạt viết.

Quy trình biên soạn câu hỏi / bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề và thang hướng dẫn chấm điểm hay Rubric
Từ trước đến nay, khác với các dạng trắc nghiệm khách quan có thang điểm rõ ràng, các dạng trắc nghiệm tự luận thường được hướng dẫn chấm như sau: đề xuất một lời giải được xem là thông dụng nhất và cho điểm tối đa từng phần nếu người làm bài thực hiện đúng phần đó. Nhược điểm của cách chấm đó là người chấm phải tự gán một phần điểm cho từng phần hay nội dung cụ thể, và cho những phần học sinh làm đúng nhưng khác với lời giải trong hướng dẫn chấm. Do đó kết quả về điểm số của một bài làm có thể khác nếu được chấm bởi những người khác nhau, thiếu tính khách quan cần thiết. Kỹ thuật thiết kế thang chấm điểm được gọi là Rubric giúp khắc phục được những nhược điểm đó.
Vậy Rubric là gì? Rubric là một tập hợp những nguyên tắc nhằm đưa ra những mong đợi về mỗi mức độ thực hiện cần đạt đối với yêu cầu, câu hỏi đề ra: kém / yếu / trung bình / khá / giỏi, hay đơn giản là yếu / đạt / tốt. (Tư liệu tự đánh giá của giáo trình “Bravo” ở trên cũng đã sử dụng một dạng thang rubric bao gồm các mức độ thực hiện năng lực của người học: bien / assez bien / pas très bien / pas du tout.)
Rubric sử dụng trong đánh giá thường xuyên, nhằm hỗ trợ học tập cung cấp được minh chứng về kết quả học tập nói chung và riêng từng phần của học sinh. Đó cũng là công cụ giúp giáo viên tạo sự kết nối giữa đánh giá, phản hồi và dạy / học, đồng thời có thể chuyển thông tin nhiều nhất đến học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn và các giáo viên khác về kết quả học tập của học sinh.
Rubric có mô hình chung là:

Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Nội dung (chủ đề) 1
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
…………….
…………….
…………….
…………….
Nội dung (chủ đề) 2
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Học sinh được xếp loại kém có kết quả chung là ……………………….
Học sinh được xếp loại yếu cần có kết quả chung là ……………………….
Học sinh được xếp loại trung bình cần có kết quả chung là …………………
Học sinh được xếp loại khá cần có kết quả chung là ……………………….
Học sinh được xếp loại giỏi cần có kết quả chung là ……………………….

Soạn thảo thang chấm điểm Rubric, theo Nguyễn Thanh Thủy (2013), bao gồm ba bước: xác định tiêu chí thực hiện, thiết lập mức thực hiện và soạn mô tả việc thực hiện. Đối với bộ môn Tiếng Pháp, đó có thể là:

Bước 1- Xác định tiêu chí thực hiện: dựa vào mục tiêu, chương trình và chuẩn năng lực của mỗi cấp, bậc học,  xác định các tiêu chí, chủ đề, nội dung cho phép thẩm định việc thực hiện nhiệm vụ được mong chờ ở người học ở từng giai đoạn cụ thể.
Chẳng hạn với chủ đề hay năng lực Diễn đạt viết lớp 10, nhiệm vụ “Thuật lại một sự kiện, một chuyến du lịch có thật hoặc tưởng tượng” đòi hỏi người làm bài ngoài năng lực Viết phải đồng thời vận dụng kiến thức, năng lực về từ vựng, ngữ pháp cũng như năng lực liên kết văn bản. Để đánh giá nhiệm vụ này có thể xây dựng thang chấm điểm Rubric sau:


…………….
…………….
…………….
…………….
Nội dung tường thuật
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Từ vựng
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Ngữ pháp
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Có liên kết ý
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….

Bước 2- Thiết lập mức thực hiện (performance levels): quyết định có bao nhiêu mức thực hiện thích hợp để đánh giá. Rubric thường có từ 3 đến 6 cấp độ đánh giá. Tùy theo mục đích đánh giá mà người biên soạn lựa chọn số lượng các cấp độ đánh giá tương thích. Nếu chỉ để đưa ra quyết định tổng quát, phán xét người học qua hay không qua một môn học, một kỳ thi, thì thang chấm điểm chỉ cần ít cấp độ đánh giá. Nhưng nếu cần thu thập thông tin chi tiết và cụ thể về nhiều khía cạnh khác nhau trong hiệu quả học tập, nhì nhiều cấp độ đánh giá cho phép thu thập được nhiều thông tin chính xác và giúp việc điều chỉnh, bổ sung trong dạy và học được tương thích và hiệu quả hơn.
Với trường hợp đánh giá Diễn đạt viết lớp 10 như trên, các mức độ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ có thể như sau (mỗi mức tương ứng với một điểm số):


Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Nội dung tường thuật
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
1
2
3
4
Từ vựng
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
0,5
1
1,5
2
Ngữ pháp
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
0,5
1
1,5
2
Có liên kết ý
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Điểm
0,5
1
1,5
2
TỔNG

10

           Tiêu đề cho các mức độ đánh giá cũng tùy theo mục đích đánh giá mà có thể là “chưa thành thạo / thành thạo / khá thành thạo / rất thành thạo” chẳng hạn,. hoặc theo các cấp độ đánh giá của Bloom: “nhận biết  / thông hiểu / vận dụng cấp độ thấp / vận dụng cấp độ cao”.

Bước 3- Soạn mô tả việc thực hiện:
Bước thứ ba là viết mô tả cho mỗi ô của ma trận. Việc mô tả này cung cấp những chi tiết làm căn cứ cho việc đánh giá các tiêu chí hay nội dung theo từng mức độ. Những thông tin để hướng dẫn đánh giá này cần có đủ, nhưng không nên quá nhiều vì sẽ gây khó khăn trong đánh giá. Phát triển trường hợp trên của đánh giá Diễn đạt viết lớp 10, ma trận đánh giá có thể là:


Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Nội dung tường thuật
-        Đầy đủ
-        Sáng tạo
Nội dung sơ sài
Nội dung đầy đủ
Nội dung đầy đủ và có phần sáng tạo
Nội dung đầy đủ và sáng tạo
Điểm
1
2
3
4
Từ vựng
-        Vốn từ
-        Sử dụng từ chính xác
-        Đúng chính tả
Vốn từ nghèo nàn, hoặc thiếu chính xác làm sai lệch ý nghĩa, hoặc chính tả quá sai lệch
Sử dụng từ tương đối đủ và chính xác, chính tả có thể chưa thật đúng nhưng đảm bảo quan hệ âm / chữ.
Sử dụng từ đủ và chính xác, chính tả có thể chưa thật đúng nhưng đảm bảo quan hệ âm / chữ.
Sử dụng từ đủ và chính xác, gần như không có lỗi chính tả.
Điểm
0,5
1
1,5
2
Ngữ pháp
-        Đúng về hình thái – cú pháp
-        Đa dạng
Có nhiều sai sót về hình thái – cú pháp hoặc ngữ liệu còn nghèo nàn
Có ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Rất ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Gần như không có sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu đa dạng
Điểm
0,5
1
1,5
2
Có liên kết ý
-        Mạch lạc
-        Sử dụng hợp lý các từ liên kết
Các dự kiện được kể không mạch lạc hoặc không sử dụng / sử dụng không đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể tương đối mạch lạc và sử dụng khá đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể khá mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể một cách mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Điểm
0,5
1
1,5
2
TỔNG

10

Không phải bao giờ thang đánh giá Rubric cũng bao gồm sự mô tả các mức độ của nội dung đánh giá. Thang Rubric có thể là thang đánh giá đồng nhất, không mô tả, hoặc là thang đánh giá mô tả.
Ngoài tác dụng xác định rõ các tiêu chí đánh giá chính xác và theo từng mức độ, góp phần giúp cho việc đánh giá trong tổng kết lấy điểm và phân định sự thành bại được chính xác, công bằng, hiệu quả, khi ứng dụng vào đánh giá thường xuyên thang đánh giá rubric còn có những tác dụng sau:

 - Rubric góp phần làm cho mục tiêu học tập được rõ ràng hơn. Đánh giá không chỉ có nhiệm vụ đáp ứng sát sao mục đích, chương trình, phương pháp dạy và học, mà khi được xác định rõ ràng và ngay từ đầu, nó còn góp phần định hướng cho chương trình, nội dung và phương pháp dạy và học.
 - Rubric cũng hướng dẫn giáo viên thiết kế giảng dạy và triển khai giảng dạy tốt hơn, nhằm hỗ trợ cho việc học và giúp người học đạt mục tiêu học tập một cách hiệu quả hơn.
 - Dựa vào các nội dung, các mức độ và sự mô tả từng nội dung, chủ đề trong thang đánh giá Rubric, người học có thể định hướng việc học của mình tốt hơn.
        Tuy nhiên Rubric cũng có hạn chế, đặc biệt là khi người biên soạn chưa nắm vững công cụ đánh giá này, và công cụ được tạo ra có thể có chất lượng kém, cung cấp những thông tin thiếu chính xác về kết quả thực của việc học, thậm chí có thể phá hỏng quá trình học. Nếu được thiết kế đúng và hợp lý, nó có thể là trợ thủ đắc lực của thầy và trò, song thời gian và công sức phải bỏ ra để thực hiện là rất nhiều, và đó là một trở ngại lớn trong việc áp dụng trong dạy và học.
       Do đó, nếu sản phẩm được thiết kế có thể được trao đổi giữa các đồng nghiệp cùng phụ trách một bộ môn, hay khác bộ môn nhưng cùng một cấp học, tạo thành một quỹ công cụ đánh giá có thể được giao lưu, phân tích, bổ sung và áp dụng cho nhiều người, thì sức lan tỏa và hiệu quả sẽ rộng lớn hơn.

3. Biên soạn câu hỏi / bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT cấp THPT hiện hành
Một nguyên tắc cơ bản và vô cùng quan trọng mà đánh giá trong dạy học nói chung và dạy và học ngoại ngữ nói riêng phải đảm bảo, đó là tính tương thích giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy và học (chương trình, nội dung, phương pháp) và kiểm tra - đánh giá.
Biên soạn công cụ kiểm tra - đánh giá tiếng Pháp của học sinh Trung học phổ thông theo định hướng năng lực do đó cần dựa trên các chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Pháp cấp Trung học phổ thông.

         Trong bảng mô tả mức độ câu hỏi / bài tập đánh giá theo định hướng năng lực của chương trình chính thức của Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2006), chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Pháp cấp Trung học phổ thông được xác định như sau:

         Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Pháp cấp Trung học phổ thông
1.    Yêu cầu chung

Trung học phổ thông
Học hết Trung học phổ thông, học sinh có khả năng :
Nghe
Hiểu nội dung chính các thuyết trình, báo cáo đơn giản nghe trực tiếp, các tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 2 phút liên quan đến các chủ điểm đã học

Đọc
- Đọc hiểu nội dung chính các văn bản có độ dài khoảng 200-250 từ
- Đọc hiểu các tài liệu, sách báo dành cho thanh thiếu niên về các chủ điểm đã học (có sử dụng từ điển)
Nói
- Nói lại được những điều đã đọc hoặc nghe được 
- Phát biểu ý kiến cá nhân và trao đổi về những vấn đề liên quan đến các chủ điểm đã học
Viết
- Viết lại những điều đã đọc hoặc nghe được 
- Viết một đoạn văn khoảng 90-100 từ về những vấn đề liên quan đến các chủ điểm đã học, có liên kết ý

2. Yêu cầu đối với từng lớp
LỚP 10
Hành động
giao tiếp
Yêu cầu cần đạt

1. Định vị trong không gian
2. Định vị trong thời gian
3. Phủ nhận
4. So sánh
5. Diễn đạt số lượng, mức độ
6. Gợi ý
7. Diễn đạt mong ước

1. Năng lực ngôn ngữ
a) Năng lực ngữ pháp
Học sinh có khả năng hiểu và sử dụng :
 Các tính từ không xác định divers, différents
 Các đại từ chỉ định celui (celle, ceux, celles) qui… ; celui (celle, ceux, celles) que…
 Đại từ trung tính le
Các ngữ so sánh supérieur (à), inférieur (à), pareil (à), semblable (à), identique (à)
Các ngữ chỉ mức độ tellement (si) + adj.
Thời hiện tại thức chủ quan (le présent du subjonctif) và thời hiện tại thức điều kiện (le présent du conditionnel)
 Phân từ hiện tại (le participe présent)
 Các ngữ chỉ thời gian depuis que, pendant que         
Các trạng từ chỉ địa điểm ailleurs, quelque part, nulle part
 Các quan hệ lô gich với puisque, car, pour + N (nguyên nhân) ; với si ... que / tellement ... que (hệ quả) ; với non seulement ... mais aussi (encore)... (kết nối)
 Phủ định với sans + V.
 Cách nhấn mạnh với moi aussi, moi non plus ...
 Một số câu hỏi trong những tình huống cụ thể nhằm diễn đạt một yêu cầu, một gợi ý
b) Năng lực từ vựng
Học sinh có khả năng :
- Hiểu và sử dụng khoảng 450 đơn vị từ vựng thuộc các chủ điểm nhà trường, đọc sách, nghề nghiệp, khoa học phục vụ đời sống, danh nhân lịch sử, Cộng đồng Pháp ngữ
- Bước đầu hiểu và sử dụng được danh từ phái sinh, từ ghép
2. Năng lực giao tiếp
a) Nghe
Học sinh có khả năng :
- Hiểu dàn ý chung các báo cáo ngắn
- Hiểu các thông tin khoa học kĩ thuật đơn giản, ví dụ như hướng dẫn sử dụng thiết bị thông thường
- Hiểu nội dung chính các tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 1 phút
Mức độ : nghe hiểu với ngôn ngữ chuẩn mực, phát âm khá rõ, tốc độ tương đối chậm, gần với hoàn cảnh giao tiếp thực (có tiếng ồn và các âm thanh ngoại cảnh khác...)
b) Nói
Học sinh có khả năng :
- Miêu tả môi trường xung quanh như con người, địa điểm, cuộc sống học đường
- Nói về những dự kiến và công việc chuẩn bị, về thói quen, về công việc hàng ngày, về những hoạt động cá nhân
- Giải thích ngắn gọn các ý kiến, dự định và các hành động của bản thân
- Diễn đạt chính kiến, sự đồng ý hoặc không đồng ý
- Trình bày ngắn gọn một vài chủ đề đã học
Mức độ : nói theo mẫu và theo các tình huống giao tiếp đã học, có liên kết ý
c) Đọc
Học sinh có khả năng :
- Nhận biết thông tin chính một bài báo không phức tạp
- Hiểu các sự kiện, tình cảm, mong muốn được diễn tả trong văn bản để trao đổi thư từ với bạn bè
- Hiểu nội dung chính văn bản có độ dài khoảng 120-150 từ, với khoảng 3-5 % từ mới
d) Viết
Học sinh có khả năng :
- Thuật lại một sự kiện, một chuyến du lịch có thật hoặc tưởng tượng
- Lập dàn ý để trình bày ý kiến cá nhân về các chủ điểm giao tiếp đã học
- Viết một câu chuyện, một đoạn văn khoảng 70-80 từ trong khuôn khổ các chủ điểm giao tiếp đã học
Mức độ : viết theo gợi ý và theo các mẫu đã học, có liên kết ý
LỚP 11
Hành động
giao tiếp
Yêu cầu cần đạt

1. Định vị trong không gian
2. Định vị trong thời gian
3. Phủ nhận
4. So sánh
5. Diễn đạt sự cần thiết
6. Bắt buộc làm gì
7. Diễn đạt số lượng, mức độ
8. Diễn đạt tình huống, sự việc có thể xảy ra
9. Thuyết phục
10. Diễn đạt khả năng có thể xảy ra
11. Nói về thói quen
12. Khuyên nhủ
13. Cho phép / cấm đoán
1. Năng lực ngôn ngữ
a) Năng lực ngữ pháp
Học sinh có khả năng hiểu và sử dụng :
Các đại từ quan hệ kép (pronoms relatifs composés) lequel, laquelle, lesquels, lesquelles và các dạng kết hợp auquel, duquelj
Các ngữ so sánh comme si, tel que, le même, la même, les mêmes
 Thời futur antérieur
 Thời hiện tại thức điều kiện (le futur dans le passé) diễn đạt tương lai trong quá khứ
 Thức động danh từ (le gérondif)
Các trạng từ chỉ địa điểm dessous, dessus, dedans, dehors
 Các quan hệ lô gích với afin de+ V., afin que + subj. (mục đích) ; với cependant, tandis que, alors que, avoir beau + V. (đối lập)
 Phủ định với sans ... ni
Các cấu trúc vô nhân xưng il arrive que, il semble que 
b) Năng lực từ vựng
Học sinh có khả năng :
- Hiểu và sử dụng khoảng 450 đơn vị từ vựng thuộc các chủ điểm nhà trường trong tương lai, giải trí của thanh thiếu niên, các phát kiến đặc sắc, Internet trong cuộc sống, văn học Pháp, Cộng đồng Pháp ngữ
- Bước đầu hiểu và sử dụng được tính từ phái sinh, trạng từ phái sinh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
2. Năng lực giao tiếp
a) Nghe
Học sinh có khả năng :
- Hiểu để có thể nói lại một phần điều người khác đã nói
- Hiểu để có thể tự xoay sở trong một số tình huống đơn giản
- Hiểu nội dung chính các tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 1,5 phút
Mức độ : nghe hiểu với ngôn ngữ chuẩn mực, phát âm khá rõ, tốc độ tương đối chậm, gần với hoàn cảnh giao tiếp thực (có tiếng ồn và các âm thanh ngoại cảnh khác...)
b) Nói
Học sinh có khả năng :
- Nói về ước mơ, hi vọng hay tham vọng
- Giải thích ngắn gọn nguyên nhân có liên quan đến ý kiến, dự định cá nhân
- Trình bày báo cáo thu hoạch ngắn, đơn giản, có chuẩn bị trước
- Kể lại một câu chuyện, một sự việc có thật hoặc tưởng tượng
- Bình luận ngắn gọn quan điểm của người khác
- Trình bày ngắn gọn các chủ đề quen thuộc đã học
Mức độ : nói theo mẫu và theo các tình huống giao tiếp đã học, có liên kết ý
c) Đọc
Học sinh có khả năng :
- Tìm kiếm và hiểu thông tin chính trong các văn bản thường nhật như thư từ, quảng cáo
- Đọc lướt văn bản để tìm kiếm các thông tin cần thiết
- Đọc hiểu nội dung chính văn bản có độ dài khoảng 150-200 từ, với khoảng 5-7 % từ mới
d) Viết
Học sinh có khả năng :
- Miêu tả tương đối chi tiết những hoạt động cá nhân, tình cảm và sự kiện đã xảy ra
- Tóm tắt nguồn thông tin nghe hoặc đọc được và nêu ý kiến của mình
- Viết một đoạn văn khoảng 80-90 từ trong khuôn khổ các chủ điểm giao tiếp đã học
Mức độ : viết theo gợi ý và theo các mẫu đã học, có liên kết ý
LỚP 12
Hành động
giao tiếp
Yêu cầu cần đạt

1. Định vị trong không gian
2. Diễn đạt sở hữu
3. Diễn đạt khả năng có thể xảy ra
4. Diễn đạt sự chắc chắn, không chắc chắn
5. Diễn đạt sự nuối tiếc
6. Diễn đạt tình cảm
7. Nói về thói quen
8. Nhấn mạnh
9. Diễn đạt sự nghi ngờ
10. So sánh


1. Năng lực ngôn ngữ
a) Năng lực ngữ pháp
Học sinh có khả năng hiểu và sử dụng :
Các đại từ sở hữu le mien, les miens, le nôtre, les nôtres ...
Thời plus-que-parfait, thời quá khứ đơn (le passé simple) (chỉ yêu cầu biết cách chia động từ, nhận biết và hiểu cách sử dụng các thời này)
 Cách hợp thời (la concordance des temps)
 Các ngữ chỉ thời gian la veille, ce jour-là, le lendemain
Các quan hệ lô gich với à condition de + V. và à condition que + subj. (điều kiện) ; với quand même (đối lập)
Cách hỏi gián tiếp
Cách nói trực tiếp và cách nói gián tiếp 
b) Năng lực từ vựng
Học sinh có khả năng :
- Hiểu và sử dụng khoảng 450 đơn vị từ vựng thuộc các chủ điểm đào tạo và việc làm, các vấn đề xã hội, cuộc sống tình cảm, môi trường, khác biệt văn hoá, Cộng đồng Pháp ngữ
- Bước đầu hiểu và sử dụng được một số từ đồng âm
2. Năng lực giao tiếp
a) Nghe
Học sinh có khả năng :
- Hiểu nội dung chính báo cáo trực tiếp, đơn giản về vấn đề mình quan tâm
- Hiểu nội dung chính các vấn đề thông thường
- Hiểu nội dung chính các tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 2 phút
Mức độ : nghe hiểu với ngôn ngữ chuẩn mực, phát âm khá rõ, tốc độ tương đối chậm, gần với hoàn cảnh giao tiếp thực (có tiếng ồn và các âm thanh ngoại cảnh khác...)
b) Nói
Học sinh có khả năng :
- Trình bày đơn giản, ngắn gọn về một chủ đề trừu tượng hoặc văn hoá như một bộ phim hay về âm nhạc
- Kể lại tương đối chi tiết những hoạt động cá nhân, miêu tả tình cảm và cảm nhận cá nhân về một vấn đề cụ thể
- Trình bày tóm tắt, cho ý kiến cá nhân và trả lời một vài câu hỏi chi tiết về một câu chuyện ngắn, một bài báo, một báo cáo, một tranh luận, một cuộc phỏng vấn hoặc một tài liệu
- Lập luận đơn giản để thuyết phục
- Trao đổi ngắn gọn những thông tin nghe hoặc đọc được
- Trình bày ngắn gọn các chủ đề quen thuộc liên quan đến cuộc sống hàng ngày
Mức độ : nói theo mẫu và các tình huống giao tiếp đã học, có liên kết ý
c) Đọc
Học sinh có khả năng :
- Đọc lướt nhanh văn bản để liên kết các thông tin cần thiết tìm được trong các phần khác nhau của văn bản
- Đọc hiểu chi tiết các văn bản có độ dài khoảng 200-250 từ, với khoảng 5-7 % từ mới
d) Viết
Học sinh có khả năng :
- Thông báo tin tức hay để nói về phim ảnh hay âm nhạc ...
- Để lại lời nhắn với thông tin cần thiết cho bạn bè, thầy cô và những người thân
- Tóm tắt hoạt động cá nhân qua miêu tả tình cảm, phản ứng của mình trong bài viết đơn giản khoảng 90-100 từ
Mức độ : viết theo gợi ý và theo các mẫu đã học, có liên kết ý

            Dựa vào các chuẩn kiến thức và kỹ năng liên quan đến các chủ đề hay năng lực cho từng lớp học, có thể có những câu hỏi / bài tập, bài kiểm tra – đánh giá minh họa như sau:
Câu hỏi / bài tập minh họa 1 (lớp 10):
            Có thể lấy lại thí dụ ở trên về đánh giá Diễn đạt viết của lớp 10 để minh họa cho việc biên soạn câu hỏi / bài tập, bài kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực. Đó là thang đánh giá mô tả để đánh giá nhiệm vụ “Thuật lại một sự kiện, một chuyến du lịch có thật hoặc tưởng tượng”.


Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Nội dung tường thuật
-        Đầy đủ
-        Sáng tạo
Nội dung sơ sài
Nội dung đầy đủ
Nội dung đầy đủ và có phần sáng tạo
Nội dung đầy đủ và sáng tạo
Điểm
1
2
3
4
Từ vựng
-        Vốn từ
-        Sử dụng từ chính xác
-        Đúng chính tả
Vốn từ nghèo nàn, hoặc thiếu chính xác làm sai lệch ý nghĩa, hoặc chính tả quá sai lệch
Sử dụng từ tương đối đủ và chính xác, chính tả có thể chưa thật đúng nhưng đảm bảo quan hệ âm / chữ.
Sử dụng từ đủ và chính xác, chính tả có thể chưa thật đúng nhưng đảm bảo quan hệ âm / chữ.
Sử dụng từ đủ và chính xác, gần như không có lỗi chính tả.
Điểm
0,5
1
1,5
2
Ngữ pháp
-        Đúng về hình thái – cú pháp
-        Đa dạng
Có nhiều sai sót về hình thái – cú pháp hoặc ngữ liệu còn nghèo nàn
Có ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Rất ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Gần như không có sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu đa dạng
Điểm
0,5
1
1,5
2
Có liên kết ý
-        Mạch lạc
-        Sử dụng hợp lý các từ liên kết
Các dự kiện được kể không mạch lạc hoặc không sử dụng / sử dụng không đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể tương đối mạch lạc và sử dụng khá đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể khá mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Các dự kiện được kể một cách mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Điểm
0,5
1
1,5
2
TỔNG

10

Câu hỏi / bài tập minh họa 2 (lớp 11):
            Để đánh giá nhiệm vụ Đọc hiểu trong phần Bilan 1, trích trong cuốn “Tiếng Pháp – Le français 11” (NXB GD 2007), trang 26.
          Đây là một bài ôn tập có thể xếp vào loại có định hướng năng lực, do khi thực hiện nhiệm vụ học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức và năng lực để nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
            Bài tập đó như sau:



Dites si les phrases suivantes sont plutôt prononcées par un élève (E), un professeur (P) ou un parent d’élève (PE).

E
P
PE
a)    Est-ce que tu as fait tes devoirs pour demain?



b)    Si tu réussis ton bac, tu auras un nouveau piano.



c)    J’ai eu 12 en chimie et j’attends ma note dr français.



d)    C’est bien mon chéri, tu as fait des progrès en maths.



e)    Je dois corriger les copies.



f)     J’ai donné 6 heures de cours aujourd’hui.



g)    Je n’ai rien compris en physique ce matin.



h)    Vous ferez l’exercice 3, page 90 pour lundi.



i)      Pourquoi tu n’as pas de classe demain matin?



j)      Je dois réviser mon cours d’histoire.




          Cuốn "Tiếng Pháp – Sách giáo viên 11" đề nghị đáp án là :

Dites si les phrases suivantes sont plutôt prononcées par un élève (E), un professeur (P) ou un parent d’élève (PE).

E
P
PE
a)    Est-ce que tu as fait tes devoirs pour demain?


Ö
b)    Si tu réussis ton bac, tu auras un nouveau piano.


Ö
c)    J’ai eu 12 en chimie et j’attends ma note dr français.
Ö


d)    C’est bien mon chéri, tu as fait des progrès en maths.


Ö
e)    Je dois corriger les copies.

Ö

f)     J’ai donné 6 heures de cours aujourd’hui.

Ö

g)    Je n’ai rien compris en physique ce matin.
Ö


h)    Vous ferez l’exercice 3, page 90 pour lundi.

Ö

i)      Pourquoi tu n’as pas de classe demain matin?


Ö
j)      Je dois réviser mon cours d’histoire.
Ö



Nếu chỉ những câu trả lời đúng với đáp án được tính điểm, thì vô hình chung bài tập có thể được xem là theo định hướng năng lực này không còn tính đến tính phức tạp của tình huống. Đó là một tình huống đòi hỏi vừa năng lực đọc hiểu, vừa kiến thức về các hoạt động của lớp học (của thầy giáo, học sinh), vai trò của phụ huynh học sinh …, năng lực so sánh đối chiếu và chọn câu trả lời đúng nhất, thích hợp nhất.
Trường hợp có hai học sinh trả lời câu a) sai với đáp án, học sinh 1 chọn E thay cho PE và học sinh 2 chon P.
Trường hợp 1 :

E
P
PE
a)    Est-ce que tu as fait tes devoirs pour demain?
Ö


Trường hợp 2 :

E
P
PE
a)    Est-ce que tu as fait tes devoirs pour demain?

Ö


Nếu khi chấm điểm, cho cả hai học sinh điểm không thì sẽ không công bằng, vì hai trường hợp sai này thuộc về hai mức độ thực hiện nhiệm vụ khác nhau. chọn E chứng tỏ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa của câu nói, trong khi học sinh 2 chọn P có thể là do:
-          đã hiểu nghĩa của câu nói;
-          nhưng khi vận dụng vào tình huống thì không đạt, nghĩa là lựa chọn sai câu trả lời đúng nhất, tức là không thành công trong so sánh đối chiếu để nhận biết đó là câu nói của thầy giáo đúng hơn là của phụ huynh học sinh.
Do đó nếu xét đến tính phức tạp của tình huống, có thể đề xuất một thang điểm với nhiều mức độ, theo đó trong trường hợp 1 kết quả cho câu a) sẽ là điểm không, trong khi kết quả cho học sinh 2 sẽ là điểm 0,5 chẳng hạn.

Câu hỏi / bài tập minh họa 3 (lớp 12):
            Để đánh giá nhiệm vụ sau trong Nghe hiểu: “Hiểu nội dung chính các tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 2 phút”, được xác định trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Pháp cấp Trung học phổ thông. Đây là một nhiệm vụ có thể được xem là theo định hướng năng lực, do có độ phức tạp, gắn với tình huống thật, có xác định độ dài của các tài liệu ghi âm.
Giả dụ nội dung chính của tài liệu ghi âm bao gồm 3 thông tin được nhắc đến, có thể thiết lập thang đánh giá mô tả nhiều mức độ như sau :


Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi

Hiểu lờ mờ một trong số ba thông tin được đề cập đến trong tài liệu ghi âm
Hiểu tương đối chính xác một trong số ba thông tin được đề cập đến trong tài liệu ghi âm
Hiểu tương đối chính xác hai trong số ba thông tin được đề cập đến trong tài liệu ghi âm
Hiểu một cách chính xác hai trong số ba thông tin được đề cập đến trong tài liệu ghi âm
Hiểu một cách chính xác cả ba thông tin được đề cập đến trong tài liệu ghi âm
Điểm
0,5
1
2
3
4

III. Xây dựng đề kiểm tra minh họa

- Giới thiệu quy trình
Các nội dung trong phần giới thiệu quy trình xây dựng đề kiểm tra này được trích từ Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra (được kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT).
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh s­ư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
            Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1)    Đề kiểm tra tự luận;
2)    Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3)    Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
            Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
            Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)

                  Cấp độ
Tên
chủ đề      
(nội dung,chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1


Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Chủ đề 2


(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
.............










...............





Chủ đề n



(Ch)

(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

            Cấp độ
Tên
Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Chủ đề 2

(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
.............










...............









Chủ đề n

(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)

Số câu
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm


Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

 Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
 + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
  + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
            Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+  Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
            Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
            Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

 a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn                    
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
            1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
            2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
            3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
            4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
            5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
            6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
            7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
            8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
            9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Thử so sánh các khung ma trận đề kiểm tra theo định hướng năng lực mới được Bộ đề ra đối với tất cả các bộ môn, thuộc các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cũng như các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, với ma trận đề kiểm tra – đánh giá môn Tiếng Pháp trước đây cũng của Bộ GD-ĐT.

Ma trận đề kiểm tra trước đây của Bộ GD-ĐT 

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL

Kĩ năng đọc hiểu




4 câu ´ 0,5 đ
= 2 đ
2 câu ´ 1 đ = 2 đ

4 điểm
Kiến thức ngôn ngữ




16 câu ´ 0,25 đ



4 điểm


8 câu ´ 0,25 đ

8 câu ´ 0,25 đ

2 câu ´ 0,25 đ

6 câu x 0,25 đ

8 câu ´ 0,25 đ

Kĩ năng diễn đạt viết





1 câu =  2 đ
2 điểm
Tổng
10 điểm

         Có thể nhận ra một số đặc tính của định hướng năng lực trong ma trận đề kiểm tra mới:
-          Tính tích hợp của các kiến thức, kỹ năng trong mỗi chủ đề (hay nội dung) được đánh giá,
-          Tình huống phức tạp, có vấn đề, đòi hỏi vận dụng năng lực để thực hiện nhiệm vụ.
-       Các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao theo phân loại của Bloom được khai thác ở cấp độ cao kỹ hơn trước, đó là cấp độ vận dụng. Mức độ vận dụng được phân chia thành vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.

- Đề kiểm tra minh họa

ĐỀ THI NGHE HIỂU
A- Đề thi Nghe hiểu (lớp 11) (kèm tài liệu ghi âm)
Thời gian làm bài (sau khi nghe xong tài liệu ghi âm): 20 phút.
Lisez les questions ci-dessous. Écoutez 3 fois le document enregistré et répondez.
1. Ce document sonore peut avoir comme titre :                                        (1pt)
        - La période des soldes
        - Au bureau de tabac
        - À la pharmacie
2. Les deux amies sont arrivées au rendez-vous :                                      (1,5pt)
        - au même moment.
      -   l’une avant l’autre.
       -  toutes les deux avant l’heure.
3. Dites les deux raisons pour lesquelles Claudine n’est pas contente lorsqu’elle a vu son amie. (2pts)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. La robe que Claudine aimerait acheter existe en combien de couleurs ? En quelle couleur la préfère-t-elle ?                                                                                              (2pts)
……………………………………………………………………………………
5. Quelle est la pointure de Mathilde ?                                                          (1pt)
……………………………………………………………………………………
6. Claudine a parlé d’une marque de chaussures. Il s’agit de la marque …… . (1pt)
7. Pourquoi les deux amies sont-elles pressées ?                                       (1,5pt)
       -  Il ne reste plus beaucoup de choses dans le magasin.
        - Le magasin va bientôt fermer.
        - La route est encore longue.
       -  Elles sont fatiguées.

Transcription
-          Eh ben, te voilà ! Ça fait un quart d’heure que je t’attends et en plus, j’ai mal à la gorge !
-          Excuse-moi, ce n’est pas de ma faute ! Il y a plus de monde dans le métro que d’habitude.
-          On voit que ce sont les soldes ! Allez, dépêchons-nous ! On y va !
-          On va où ?
-          Mais à Dégriff’fringues ! Il y a des trucs super et pas chers !
-          Tu y es allée ?
-          J’en viens ; j’ai essayé une robe qui me plaît beaucoup mais j’aimerais te la montrer. J’hésite : j’en voulais une un peu moins habillée ! Et puis, je ne sais pas si c’est vraiment ma taille !
-          Bon, eh ben je te donne mon avis et toi, tu m’aides à choisir des chaussures ! Il y en a, j’espère !
-          Ouais, pas autant que chez André et comme pointures, ils ont surtout du 37 et du 40 !
-          Ça va ! Je chausse du 37 ! Où il est, ce magasin ?
-          Juste à côté ! Allez ! Vite ! Ça va bientôt fermer ! Tu me diras si elle me va bien, la robe ?
-          Mais oui ! Elle est de quelle couleur ?
-          Elle existe en rouge et en noir… Je la préfère en rouge, un rouge pas aussi foncé que ton pantalon mais presque ! Oh, je l’adore !

Đáp án:
(Với những câu QROC, học sinh chỉ cần nêu được ý chính. Không trừ điểm về các lỗi diễn đạt và chính tả trong tiếng Pháp.)
1. La période des soldes                                                                   (1đ)
2. l’une avant l’autre.                                                                         (1,5đ)
3.                                                                                           (2đ – mỗi ý 1đ)
- Claudine attend son amie depuis assez longtemps / depuis un quart d’heure.
- Elle a mal à la gorge.
4. En deux couleurs : en rouge et en noir.                            (2đ – mỗi ý 1đ)
Elle la préfère en rouge (un peu foncé).
5. Mathilde chausse du 37.                                                  (1đ)
6. La marque André.                                                             (1đ)
7. Le magasin va bientôt fermer.                                         (1,5đ)
Thang chấm điểm (áp dụng cho mỗi bài làm của học sinh) :
  Cấp độ

Tên
  Chủ đề
  (nội dung,     chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TNKQ
TNKQ
Nghe hiểu một đoạn ghi âm (1’23)
5. « Quelle est la pointure de Mathilde ? »
(QROC)       (1đ)

 4. « La robe que Claudine aimerait acheter existe en combien de couleurs ? En quelle couleur la préfère-t-elle ? » (QROC)     (2đ)
2. « Les deux amies sont arrivées au rendez-vous... »
(QCM)      (1,5đ)

7. « Pourquoi les deux amies sont-elles pressées ? »
(QCM)      (1,5đ)
1. « Ce document sonore peut avoir comme titre... »
(QCM)            (1đ)

3. « Dites les deux raisons pour lesquelles Claudine n’est pas contente lorsqu’elle a vu son amie. ».
(QROC)         (2đ)
6. « Claudine a parlé d’une marque de chaussures. Il s’agit de la marque ... »
(QROC)   (1đ)


Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Số câu: 1
Số điểm: 1đ
Số câu: 7
Số điểm: 10đ
Số điểm
đạt được:
.................
.................
.................
.................
.................

B- Đề thi Nghe hiểu (lớp 12) (kèm tài liệu ghi âm)
Thời gian làm bài (sau khi nghe xong tài liệu ghi âm): 30 phút.
Lisez les questions ci-dessous. Écoutez 3 fois le document enregistré et répondez.
1. Ce document sonore correspond à :                                                       (1pt)
        - un message radiophonique
        - un message sur répondeur téléphonique
        - une conversation téléphonique
        - une conversation en direct
2. L’objectif de la personne qui parle est de :                                               (1,5pt)
        - bavarder et donner des informations
       -  proposer et donner des informations
        - avertir et recommander
        - s’excuser et promettre
3. La communication se passe :                                                                  (1pt)
        - en fin d’après-midi.
        - le soir.
        - dans la journée.
       -  très tôt le matin.
4. À la fin de la communication :                                                                  (1,5pt)
       -  les deux personnes se sont donné rendez-vous.
       -  la femme a refusé la proposition.
       -  la femme a pris une décision.
       -  la femme veut encore du temps pour réfléchir.
5. L’appartement mentionné se trouve dans quelle ville de France ? Citez un détail pouvant justifier votre réponse.                                                                       (1,5pt)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Citez deux avantages de cet appartement parmi ceux que l’agent a mentionnés.(2pts)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. D’après l’agent, le loyer doit être :                                                            (1,5pt)
        - très élevé
        - insignifiant
        - plutôt adapté

Transcription
… Mais bien sûr madame, nous avons l’appartement dont vous avez besoin… Voyons, je vous propose un 5 pièces… Effectivement, oui… un F­5 très lumineux, totalement rénové et modernisé… Oui, il donne sur la rue des Abbesses mais il est au dernier étage d’un petit immeuble, alors il est très silencieux… de plus, il a une petite terrasse qui donne sur Montmartre… Oui, il a une vue magnifique… S’il est en bon état ? Totalement ! Il vient d’être repeint et on a refait aussi toute l’installation électrique ! Je vous le recommande. Une très bonne affaire, le loyer demandé est vraiment modeste pour le quartier ! Il vaudrait mieux faire vite ! Que penseriez-vous de ce soir ?... Mais bien sûr madame, prenez le temps de réfléchir ! Vous pouvez me contacter ici, à l’agence, jusqu’à midi trente… Entendu madame, bonne journée et à ce soir, j’espère ! Je vous promets que vous ne serez pas déçue !

Đáp án:
(Với những câu QROC, học sinh chỉ cần nêu được ý chính. Không trừ điểm về các lỗi diễn đạt và chính tả trong tiếng Pháp.)
1. une conversation téléphonique.                                                               (1đ)
2. proposer et donner des informations.                                                     (1,5đ)
3. dans la journée.                                                                                        (1đ)
(Trường hợp học sinh chọn "très tôt le matin", điểm sẽ là 0,5đ dù không đúng với đáp án. Chọn câu trả lời đúng với đáp án đòi hỏi học sinh không những hiểu và ghi nhớ ý các câu "bonne journée", "à ce soir, j’espère", mà còn phải hiểu câu đó trong tình huống thật: cuộc đàm thoại không thể xảy ra quá sớm trong buổi sáng, mà chỉ có thể trong giờ làm việc. Chọn "très tôt le matin" được coi như mới thực hiện ½ nhiệm vụ, được tính ½ điểm.)
4. la femme veut encore du temps pour réfléchir.                                       (1,5đ)
5.                                                                                                                   (1,5đ)
    - À Paris.                               (0,5đ)
    - Un élément pour le prouver : (1đ) "rue des Abbesses", ou "Montmartre".
6. Hai trong số các ưu điểm sau : "très lumineux", "totalement rénové et modernisé", "très silencieux", "a une petite terrasse (qui donne sur Montmartre)", "vue magnifique", "en bon état", "vient d’être repeint", "on a refait toute l’installation électrique", "loyer vraiment modeste pour le quartier".
Nêu mỗi ưu điểm được tính 1 điểm.                                                            (2đ)
7. plutôt adapté                                                                                             (1,5đ)

Thang chấm điểm (áp dụng cho mỗi bài làm của học sinh):
  Cấp độ

Tên
  Chủ đề
  (nội dung,    chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TNKQ
TNKQ
Nghe hiểu một đoạn ghi âm (1’38)
1. « Ce document sonore correspond à... »
(QCM)      (1đ)

2. « L’objectif de la personne qui parle est de ... »
(QCM)        (1,5đ)

6. « Citez deux avantages de ce logement parmi ceux que l’agent a mentionnés. »
(QROC)         (2đ)
4. « À la fin de la communication... »
(QCM)        (1,5đ)

7. « D’après l’agent, le loyer doit être ... »
(QCM)         (1,5đ)
3. « La communication se passe ... »
(QCM)      (1đ)

5. « L’apparte-ment mentionné se trouve dans quelle ville de France ? Citez un détail pouvant justifier votre réponse. »
(QROC)    (1,5đ)


Số câu:1
Số điểm: 1đ
Số câu: 2
Số điểm: 3,5đ
Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Số câu: 2
Số điểm: 2.5đ
Số câu: 7
Số điểm:10đ
Số điểm
đạt được:
.................
.................
.................
.................
.................

C- Phân tích các đề Nghe hiểu
(1)  Các đề thi Nghe hiểu truyền thống thường có dạng các câu hỏi tự luận như:
Bài A:
- Faites le résumé de la situation.
- Où et pour quelles raisons Claudine et Mathilde se rencontrent-elles ?
- Par quoi ont-elles prévu de commencer leurs courses ?
- Qu’est-ce qu’elles aimeraient acheter ?
Bài B:
- À quelle typologie correspond cet enregistrement ?
- Quels sont les objectifs de la personne qui parle ?
Đó là những câu hỏi rất hay trong tình huống lớp học (trong đánh giá thường xuyên, đánh giá trong quá trình, đánh giá nhằm hỗ trợ học tập, hỗ trợ đào tạo), do có tính đa dạng, phong phú, gợi mở. Nếu giáo viên dẫn đắt khéo léo, học sinh sẽ có thể cùng nhau giải mã dần dần ý nghĩa của tài liệu ghi âm.
Trong tình huống đánh giá tổng kết, phân loại, thì công cụ này không thể thích hợp, do không đảm bảo tính hiệu lực (validité) của việc đánh giá. Có thể học sinh hiểu được ít nhiều nhưng khả năng diễn đạt có hạn, và kết quả là không diễn giải được những gì mình đã nhận biết, thông hiểu... Đánh giá theo định hướng năng lực cần tính đến tính phức tạp của nhiệm vụ và đánh giá sát những thành quả của từng bước.
Cần phải xác định rõ hơn các tiêu chí đánh giá, để học sinh biết mình cần tập trung trả lời cụ thể về cái gì cho đúng yêu cầu, sự mong đợi của đề bài, và giáo viên có những căn cứ cụ thể để chấm và cho điểm đúng.
(2) Một dạng đề thi khác chỉ sử dụng những câu hỏi đóng (QCM, Vrai / Faux...) để đánh giá năng lực hiểu của học sinh (nghe hiểu, đọc hiểu), bao gồm năng lực hiểu tổng quát (compréhension globale) và năng lực hiểu chi tiết (compréhension détaillée). Đề thi chỉ tập trung vào việc yêu cầu học sinh giải mã câu, từ, mà không quan tâm đến tình huống, không đòi hỏi học sinh vận dụng nhiều kiến thức và năng lực khác nhau nhằm thực hiện một nhiệm vụ, hay suy luận gắn với tình huống. Xét theo các mức độ nhận thức của Bloom, thì việc đánh giá đó chỉ dừng ở mức Nhận biết và cao nhất là mức Thông hiểu.
Thí dụ:
Bài A:
Thay vì câu hỏi 4 (đánh giá Nghe hiểu có vận dụng cấp độ thấp, do muốn tìm ra câu trả lời phải suy luận mới có, chứ nội dung đó không được thể hiện trong các câu ghi âm):
À la fin de la communication :
       -  les deux personnes se sont donné rendez-vous.
       -  la femme a refusé la proposition.
        - la femme a pris une décision.
        - la femme veut encore du temps pour réfléchir. (câu trả lời đúng)
trong đánh giá không theo định hướng năng lực nội dung câu hỏi có thể là:
À la fin de la communication :
        - les deux personnes se sont donné rendez-vous.
        - la femme a refusé la proposition.
        - la femme a pris une décision.
       -  l’agent aimerait que la femme décide vite. (câu trả lời đúng)
Câu trả lời đúng này tương ứng với một nội dung đã được thể hiện trong đoạn ghi âm (Il vaudrait mieux faire vite ! Que penseriez-vous de ce soir ?... à ce soir, j’espère !). Khi đó đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không thể xếp vào đánh giá theo định hướng năng lực.
Bài B:
Thay cho câu hỏi 6, là câu có yêu cầu học sinh tự mình diễn giải ngắn những gì đã hiểu và nắm bắt từ đoạn ghi âm :
Citez deux avantages de cet appartement parmi ceux que l’agent a mentionnés.
trong đánh giá không theo định hướng năng lực câu hỏi có thể có dạng đóng như sau:
L’appartement en question a plusieurs avantages. Par exemple, … :
       -  il a une lumière douce.
        - il est très animé.
       -  il a un grand balcon.
        - il a une vue magnifique. (câu trả lời đúng)
Khi đó việc đánh giá chỉ yêu cầu học sinh nhận diện giữa các đặc điểm được nêu ra đâu là đặc điểm tương ứng với một hay những thuận lợi của căn hộ được nêu trong đoạn ghi âm.
Tóm lại, các đề thi để đánh giá Nghe hiểu theo định hướng năng lực như trên đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đánh giá trong tình huống.
- Đánh giá bao gồm nhiều cấp độ và chú trọng các cấp độ cao trong thang nhận thức.
- Học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ, và nhiệm vụ đó được đặt trong tình huống và có tính phức tạp.
- Khi trả lời, học sinh phải vận dụng phối hợp nhiều kiến thức và năng lực.
- Học sinh được yêu cầu tự diễn giải (ngắn) khi trả lời, chứ không chỉ thụ động chọn câu trả lời đúng, giữa những câu trả lời đã được nêu sẵn.

ĐỀ THI NÓI
A- Đề thi Nói (lớp 11)
(Trình bày trong vòng 5 – 7 phút)
Vous désirez voyager très loin, mais vous n’avez pas les moyens pour réaliser un tel voyage. Racontez, et dites ce que vous comptez faire pour pouvoir un jour satisfaire ce désir.
B- Đề thi Nói (lớp 12)
(Trình bày trong vòng 5 – 7 phút)
Vous êtes allé voir un film qui vous passionne, mais vous vous sentez finalement déçu(e) car vous n’aimez pas certains aspects du film. Racontez, dites ce qui vous plaît dans le film, et en quoi vous n’êtes pas content(e).

Có thể đề xuất một thang chấm điểm Rubric chung cho cả hai đề Nói như sau:


Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Nội dung tường thuật
-        Đầy đủ
-        Sáng tạo
Nội dung sơ sài hoặc thiếu
Nội dung  tương đối đầy đủ
Nội dung  đầy đủ và có phần sáng tạo
Nội dung  đầy đủ và có sáng tạo
Điểm
0,5 / 1
1,5
2
3
Từ vựng
-        Vốn từ
-        Sử dụng từ chính xác
Vốn từ ngữ nghèo nàn, hoặc thiếu chính xác làm sai lệch ý nghĩa
Sử dụng từ ngữ tương đối đủ và chính xác.
Sử dụng từ ngữ đủ và chính xác.
Sử dụng từ ngữ đủ, chính xác, có sáng tạo.
Điểm
0,5
1
1,5
2
Ngữ pháp
-        Đúng về hình thái – cú pháp
-        Đa dạng
Có nhiều sai sót về hình thái – cú pháp hoặc ngữ liệu còn nghèo nàn
Có ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Rất ít sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu tương đối đa dạng
Gần như không có sai sót về hình thái – cú pháp và ngữ liệu đa dạng
Điểm
0
0,5
1
1,5
Ngữ âm và âm vị học
-        Phát âm
-        Ngữ điệu
-        Nói trôi chảy
Có nhiều lỗi về phát âm hoặc ngữ điệu gây ngộ nhận cho người nghe. Nói khó khăn, vấp váp.
Có một ít sai sót về phát âm hoặc ngữ điệu, có thể nói chưa thật trôi chảy nhưng không gây ngộ nhận cho người nghe.
Rất ít sai sót về phát âm và ngữ điệu. Nói khá trôi chảy
Gần như không có sai sót về ngữ âm và ngữ điệu. Nói trôi chảy
Điểm
0,5
1
1,5
2
Có liên kết ý
-        Mạch lạc
-        Sử dụng hợp lý các từ liên kết
Các ý được trình bày không mạch lạc, hoặc không sử dụng / sử dụng không đúng các từ liên kết
Các ý được trình bày tương đối mạch lạc và sử dụng khá đúng các từ liên kết
Các ý được trình bày khá mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Các ý được trình bày một cách mạch lạc và sử dụng đúng các từ liên kết
Điểm
0
0,5
1
1,5
TỔNG

10

C- Phân tích đề thi Nói
Các đề thi không theo định hướng năng lực có thể là:
-          Vous désirez voyager très loin. Racontez, et dites ce que vous comptez faire pour pouvoir satisfaire ce désir.
Học sinh chỉ cần trình bày một nội dung, không có tính tình huống, không có khó khăn phức tạp (mais vous n’avez pas les moyens pour réaliser un tel voyage) và không có nhiệm vụ giải quyết khó khăn.
-          Vous êtes allé voir un film. Racontez, dites ce qui vous plaît ou ne plaît pas dans le film.
Tình huống có vấn đề, có khó khăn không còn (…qui vous passionne, mais vous vous sentez finalement déçu(e) car vous n’aimez pas certains aspects du film). Với đề thi như thế này học sinh không có nhiệm vụ phức tạp, không cần vận dụng những kiến thức, năng lực khác nhau để thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, thang chấm điểm Rubric góp phần cụ thể hóa các mức hoàn thành nhiệm vụ của học sinh, là căn cứ để giáo viên có thể đánh giá được chính xác.


Tài liệu tham khảo:
-       Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2006, Chương trình giáo dục phổ thông, Môn Tiếng Pháp
-       Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2010, Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra (Kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày  30 tháng 12  năm 2010 của Bộ GDĐT)
-       Curran Vernon, Casimiro Lynn ..., 2010, Rubrique d’évaluation de la collaboration interprofessionnelle, Faculty of Medicine, Memorial University of Newfoundland, 8 tr.
-       Hélène Augé, …, 2005, Tout va bien! 1, Méthode de français, Livre de l’élève, Cle International, 167 tr.
-       Hélène Augé, …, 2005, Tout va bien! 1, Méthode de français, Livre du professeur, Cle International, 128 tr.
-       Hélène Augé, …, 2005, Tout va bien! 2, Méthode de français, Livre de l’élève, Cle International, 167 tr.
-       Hélène Augé, …, 2005, Tout va bien! 2, Méthode de français, Livre du professeur, Cle International, 152 tr.
-    C. Bergeron, 1990, Bravo 1, Livre de l’élève, Didier, 128 tr.
-       Nguyễn Thanh Thủy,   2013, “Ứng dụng rubrics trong giảng dạy, học tập và đánh giá” in Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam Học và tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 2013, Khoa VNH Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Hà Nội & Khoa VNH Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG TPHCM, tr.376-383
-       Nguyễn Văn Mạnh (Cb), 2007, Tiếng Pháp – Le français 11, NXB Giáo Dục, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 168 tr.
-       Nguyễn Văn Mạnh (Cb), 2007, Tiếng Pháp – Sách giáo viên 11, NXB Giáo Dục, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 200 tr.
-       Thư viện giáo án điện tử, Thang điểm Rubric trong đổi mới đáp án kiểm tra,
http://giaoan.violet.vn/present/show?entry_id=3968821io

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú