mercredi 3 janvier 2018

PHIẾU PHẢN BIỆN BÀI BÁO « ỨNG DỤNG PHÉP HỒI CHIẾU VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG PHÁP » ( 4/2017 )



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
        
PHIẾU PHẢN BIỆN BÀI BÁO
GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC

Tên bài báo: ỨNG DỤNG PHÉP HỒI CHIẾU VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG PHÁP
Họ tên người phản biện: Phạm Thị Anh Nga
Đơn vị: (Cựu giảng viên) Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, ĐH Huế

 

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

1. Về nội dung của bài báo (Tính thời sự, tính chính xác...):
Vấn đề hồi chiếu trong văn bản thật ra không mới, nhưng ứng dụng nó để góp phần phát triển các kỹ năng giao tiếp cho sinh viên học tiếng Pháp là một góc tiếp cận hay, mà từ trước đến nay ít người quan tâm. Do đó, bài báo đã đề cập đến một khía cạnh rất đặc trưng của bản thân tiếng Pháp, và thực sự góp phần giúp việc dạy và học tiếng Pháp đạt hiệu quả hơn.
Các khái niệm, nhận định, phân tích là chính xác, đáng tin cậy.

2. Về ý nghĩa khoa học: Có kết quả mới trong bài báo không?
:  x                            Chỉ là tổng hợp:                           Không:
Kết quả mới đó là gì?
-         Ứng dụng phép hồi chiếu trong tiếng Pháp vào việc giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên Việt Nam, qua thực hành kết hợp với lý thuyết, là một cách tiếp cận hay nhưng từ trước đến nay ít được quan tâm đúng mức.
-         Đánh giá kết quả một cách khách quan, bằng cách lấy ý kiến của sinh viên, và hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy và học, điều chỉnh hợp lý hơn tỷ lệ lý thuyết / thực hành.

3. Về hình thức của bài báo (Cấu trúc; tài liệu tham khảo; tính chính xác về ngôn từ, ngữ pháp; lỗi đánh máy... những lỗi cụ thể xin sửa bằng mực đỏ vào bài báo):
Nhìn chung, bài báo được cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Tư liệu tham khảo đầy đủ, hợp lý.
Một số điểm chưa được tốt (xin xem cụ thể ở các nhận xét trực tiếp trên bài báo):
-         Thuật ngữ tiếng Việt có chỗ chưa thật tuyết phục:
+ Các từ "antécédent", "terme anaphorisé" được dịch là "tiền tố", "terme cataphorisé" được dịch là "hậu tố", trong khi "tiền tố" và "hậu tố" là những thuật ngữ đã được sử dụng rất phổ biến trong giới ngôn ngữ học Việt Nam với nghĩa hoàn toàn khác (tương đương với "préfixe", "suffixe" tiếng Pháp). Nên diễn đạt bằng cách khác.
+ Nên dùng các thuật ngữ thông dụng "danh ngữ", động ngữ" thay vì "ngữ danh từ" và "ngữ động từ".
-         Các thí dụ lấy từ ngữ liệu và được phân tích cần được dịch đầy dủ cả câu ra tiếng Việt, như thế mới làm rõ nội dung cần phân tích.
-         Một số từ không biết do gõ sai dấu hay gõ sót, mà không hiểu là gì (trong nhận xét ghi là "????").
-         Một số câu diễn đạt vụng, tối nghĩa. Và đôi khi do chưa dò lại kỹ nên còn sót một số lỗi đánh máy.
-         Cần chỉnh sửa lại các khoảng cách giữa từ này và từ khác, ở đầu hay giữa câu (sau chấm, phẩy) và cuối câu, cho đúng với quy định về chính tả tiếng Việt.
-         Cuối cùng, tác giả nên cung cấp thêm (phụ lục) nội dung phiếu thăm dò sinh viên, để tăng tính thuyết phục của bài báo và để người đọc có thêm cơ sở đánh giá về tính khoa học và tính khả tín của các nhận định.

4. Về phần tóm tắt bằng tiếng Anh:
Không đạt, cần sửa cho phù hợp với tóm tắt tiếng Việt:            
Cần sửa (xin sửa cụ thể vào tóm tắt):               Đạt:             Không có ý kiến:  x

5. Kết luận (Xin đánh dấu X vào ô thích hợp):
   Nên đăng
  Không nên đăng
x   Nên đăng sau khi đã có cắt xén, bổ sung hoặc sửa chữa (xin chỉ ra những điểm cụ thể):
       Nên đăng sau khi chỉnh sửa theo các nhận xét ở trên, và các nhận xét trực tiếp trên bài báo.

                                                                                    Huế, ngày 16 tháng 4 năm 2017

                    Người phản biện

       Phạm thị Anh Nga





 
             Ý kiến kết luận của Thư ký                                       Ngày ......... tháng ........ năm 2016
        (hoặc Thường trực Ban biên tập)                                                  TỔNG BIÊN TẬP

 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire