phạm thị anh nga
Sáng chiều bị cuốn theo công việc, ở một nơi xa Huế, chỉ đêm về em mới
thả hồn theo những tưởng tiếc.
Và không viết được lời nào, vẫn chưa hết sửng...
Xin mượn những hoài niệm của anh T.K.Đ để nhớ anh, anh ĐC ơi.
“Đồng thời với thế hệ Đinh Cường, Huế
có nhiều họa sĩ tài hoa không những thành danh trong nước mà khi mang tác phẩm
ra nước ngoài cũng được cộng đồng hội họa quốc tế hâm mộ và đánh giá cao như:
Đinh Cường, Trịnh Cung, Thanh Trí, Nguyên Khai, Tôn Thất Văn, Vĩnh Phối, Bửu Chỉ,
Đỗ Kỳ Hoàng, Hồ Hoàng Đài… Những người muôn năm cũ, một số đã ra đi và hôm nay
đến lượt Đinh Cường.
Bây giờ đêm Bắc Cali trời lạnh lắm.
Tôi nghĩ đến Đinh Cường và xứ Virginia nơi anh ở, ngay bây giờ là -3 độ C, nếu
muốn thì rủ nhau ra vườn sau uống bia không cần nước đá. Còn hai ngày nữa mới
di quan. Nghĩa là giờ này nhà họa sĩ tài hoa của chúng ta vẫn còn với anh chị
em giữa trần gian bụi bặm nầy nhưng đang nằm cô đơn trong phòng đông lạnh.
Nhưng tôi tin rằng, trên mỗi bức tranh của anh đã tung ra khắp mọi miền đất nước
quê hương và trên thế giới, tất cả đều đang ấm lên một linh hồn: Hoài niệm Đinh
Cường.”
(Trần Kiêm Đoàn, “Hoài niệm Đinh Cường”,
10.01.2016)
17.01.2016
“Chiều ngày 17-01-2015 tại Trung tâm
Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A-Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra buổi tọa đàm tưởng
niệm cố Phật tử Đinh Cường-Thi Sĩ của Hoài Niệm trong Hội Họa
Quan lâm tham dự buổi lễ có Hòa thượng
Thích Hải Ấn, Trưởng ban Điều hành TT-VHPG - Liễu Quán cùng quý vị nhân sĩ trí
thức.
Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí
đầm ấm thấm tình đạo vị, tưởng niệm cố Phật tử đã có nhiều đóng góp trong lĩnh
vực văn hóa Phật giáo, là người gắn bó với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu
Quán từ những ngày đầu mới thành lập.”
(http://www.lieuquanhue.vn)
“Chinh
ơi,
Mạn phép nói chuyện này với Chinh nghe. Âm ỉ lâu rồi mà giờ mới nói.
…
Bố ĐC qua đời, tụi mình thương tiếc và buồn vô hạn, nuôi ý định làm 1 tập,
nhân 1 năm ngày bố ra đi. Chưa chính thức nhưng qua mớm lời thì khá nhiều người
chung quanh ủng hộ, sẵn sàng đóng góp bài. Thật ra, từ lâu mình không định làm
thêm tập sách nào nữa, đã ngưng ở con số 4, nhưng khi bố ĐC ra đi thì lại nghĩ
khác.
Kể ra, mình cũng ngần ngại vì 2 lý do. 1 là đã có rất nhiều bài viết về
bố ĐC, xưa cũng có nay cũng có, đặc biệt trên mạng nay đã có nhiều trang dành
riêng để nhớ bố. Lý do thứ 2 là tụi mình vốn ngoại đạo với hội họa. Nhưng nghĩ
có 1 tập sách in dành cho bố cũng là 1 điều hay, nhất là được làm từ quê nhà,
có thêm những tiếng nói khác, những tâm tình cũng có thể khác. Cô Trần Thị Nguyệt
Mai cũng hứa nếu mình có ý định làm thì cô ấy sẽ gởi các bài đã sưu tập được và
phần nào đã edit. Sẽ tuyển chọn lại cho phù hợp.
Riêng bài Chinh viết về những giây phút cuối của bố, mình đọc đi đọc lại,
vẫn không tài nào cầm được nước mắt.
Mong Chinh ủng hộ việc này, và nếu được thì giúp thêm, có thể về tư liệu,
hình chụp tranh, bài vở..., cả những gợi ý hay bất cứ gì khác. Bác Bửu Ý cũng gợi
ý mình liên lạc với Chinh.
Hiện mình cũng đang khá bận với 1 việc đang tham gia, là biên soạn sách
giáo khoa tiếng Pháp cho bậc trung học. Nhưng sẽ cố gắng sắp xếp mọi thứ để thực
hiện tâm nguyện này.
Anh Nga”
Nhắc một kỷ niệm cũ. 12/2012. Ngày ra mắt sách BC. Không thể không nghĩ đến những sự "lạ lùng". Lạ, bởi có khác gì đâu việc mình rơi 9 bậc cấp tối 7/7 ở Đà Lạt mà từ hôm qua (15/7) đã có thể khởi động những trang bản thảo đầu tiên cho sách ĐC, ở Huế.
***
Trích email ptan - 2012-12-24 11:37 GMT+07:00
“Hôm qua ra mắt sách rất hay, có thể gọi là thành công ngoài dự kiến. Cũng có bán thêm 1 số sách, ngoài những sách tặng tác giả và những thân hữu đã đóng góp cho ấn phí. Đà nẵng có 1 số anh em ra, cả giám đóc và phó giám đóc NXB Hội Nhà văn chi nhánh Miền trung và Tây nguyên. Em sẽ gửi hình để anh và anh Đ Tiến xem.
Có 1 điều lạ là đêm 22/12 rạng 23/12 (10/11 rạng 11/11 Âm lịch), khoảng
2h sáng có 1 con ngài rất đẹp đậu ở tờ giấy em đánh máy để chuẩn bị tặng sách.
Nhìn kỹ thì thân của nó có những đường nét như mặt người. Em gọi anh Nam dậy
xem, anh Nam nói "Anh Chỉ về".
Cánh của con ngài đẹp như 1 tấm khăn quàng mỏng manh nhưng sang trọng, quý phái, hơi óng ánh. Hai bên có 2 chấm đen. Em hé cửa sổ trước khi đi ngủ, để sau đó nó có thể bay đi. Sáng ra không thấy nó nữa. Chiều qua sau khi ra mắt sách, gia đình BC mời anh Nam và em đi ăn tối. Em cũng nghe kể khoảng giờ đó chị Vy thức giấc, cảm giác như anh Chỉ về. Cả 1 bà sui gia cũng nằm mơ thấy anh Chỉ, dù bà ấy không biết mặt anh Chỉ, nhưng anh Chỉ thì nói: "Tui biết bà mà". Nghe như chuyện hoang đường. Em gửi anh xem hình em chụp con ngài. Riêng em tin có thể anh Chỉ về thật, và anh linh thiêng thật.
Cánh của con ngài đẹp như 1 tấm khăn quàng mỏng manh nhưng sang trọng, quý phái, hơi óng ánh. Hai bên có 2 chấm đen. Em hé cửa sổ trước khi đi ngủ, để sau đó nó có thể bay đi. Sáng ra không thấy nó nữa. Chiều qua sau khi ra mắt sách, gia đình BC mời anh Nam và em đi ăn tối. Em cũng nghe kể khoảng giờ đó chị Vy thức giấc, cảm giác như anh Chỉ về. Cả 1 bà sui gia cũng nằm mơ thấy anh Chỉ, dù bà ấy không biết mặt anh Chỉ, nhưng anh Chỉ thì nói: "Tui biết bà mà". Nghe như chuyện hoang đường. Em gửi anh xem hình em chụp con ngài. Riêng em tin có thể anh Chỉ về thật, và anh linh thiêng thật.
Em mừng là 10 năm ngày mất của anh BC vậy là chu toàn. Sách kịp ra mắt,
được đón chào, gây được ấn tượng và được đánh giá tốt.”
Trích email ĐC - 2012-12-24 12:59
GMT+07:00
“tôi cũng tin như vậy ... giờ này Bửu Chỉ hay @ cho tôi .và con ngài màu
xanh lá cây là khuôn mặt của BC ngoài trời lạnh .
Chúng ta luôn sống bằng tâm linh mới có một Phạm thị Anh Nga và Trần
hoàng Phố mới có những câu thơ đẹp. bc bay về là để cám ơn tấm lòng bạn đã làm
dược một công trình hay và thú vị và rất khoa học . ăn khớp đâu vào đó, Bây giờ
thì đã nhẹ nhỏm
chúc mừng thành công của Nam Nga và các anh chị . cả Đặng Tiến và tôi đều
vui và cảm động”
Anh ĐC khi nào cũng thế, luôn động
viện, ghi nhận, và khen...
« ...
Je n'ai rien à lui dire sinon peut-être
Que le Poème de la Peinture
S'entend à merveille avec la Peinture du Poème
Comme la Reine des Almées
S'appelle aussi bien l'Almée des Reines
... »
30.07.2016
(Nội dung bài thơ chỉ được công khai khi sách đã ra) |
Qua Thanh Lam Bồ tìm gặp thầy Nguyễn đình Niên, từ xa thấy bạt giăng chắn
ngang đường phía nhà Thầy, hoảng cả hồn vì không biết nhà ai phát tang thế kia.
Ôi Trời, không lẽ ... May quá, hỏi ra thì biết tang ông cụ nào đó tên Bê, ngay
sát nhà Thầy. Đi trở lui Lê Ngọc Hân, vòng qua Trần Quốc Toản, quẹo trái ... và
đến Thầy.
Nghe đến chuyện mình làm sách ĐC, dù chưa đọc thư ngỏ, Thầy nói ngay sẽ
gởi mình bài thơ khóc ĐC, viết trước khi hỏa táng. Bài thơ mà anh Lê Văn Lân muốn
xin đăng Sông Hương nhưng Thầy cương quyết không công bố bất kỳ đâu. Vậy mà biết
mình chuẩn bị cuốn sách anh ĐC, Thầy đã lê từng bước khó nhọc đến giá sách lấy
và đưa.
Bài thơ viết tay (vẫn như mọi khi với những bài Thầy viết). Nét chữ sắc
sảo. Lời lẽ thì như tiếng khóc...
Thầy nắn nót thêm hai chữ “Tường Phong” trước cái tên “Nguyễn đình Niên”
của Thầy.
Trái tim Thầy dạo này không khỏe.
Mình không thể không kể để chia sẻ... Nhưng để giữ lời hứa với Thầy,
mình không tiết lộ nội dung những gì Thầy viết. Cho đến khi cuốn sách trình
làng.
Cảm thấy đủ đầy... cho nén nhang chung nhớ anh ĐC.
Bức chân dung ni của Thầy mình cũng do hai người bạn thân TCS và ĐC cùng
vẽ và cùng ký, ghi năm 86, không biết có phải vào dịp Thầy “sang ngang” hay
không. :-)
Bìa với tranh “Đá tảng và chim mùa đông” của anh ĐC. Nhớ bao kỷ niệm,
bao email qua lại, với cái tranh ni...
Nhìn lại hình cho đỡ stress chút. Chơ dạo ni răng toàn cả thứ khó nhai dồn
dập ri hở Trời.
“Gửi Anh Nga mấy bài thơ của anh Đinh Cường, không
biết Nga đã có chưa? Trong đó có bài anh làm về bến đò Tuần ngày lao động trồng
sắn của thầy trò trường nữ Thanh Nội Huế. Hôm đó anh đi đón chị Nhung, còn tôi
đi đón chị Thương.”
Thầy
Phiet Ngo gửi cho mình cùng mấy bài thơ khác trên cùng trang, hồi đầu tháng 8.
Không biết là đăng ở báo nào.
Không biết là đăng ở báo nào.
Bà con ới ời, có ai biết không?
06.09.2016
Đang loay
hoay với bài thơ “Nhìn lại bức tranh cũ vẽ thời ở Đà Lạt 64” của anh ĐC -
06.09.2016
02.10.2016
Mãi cho đến
giờ phút này, khi đã đi hết hai phần ba chặng đường để thực hiện cuốn tuyển tập
nhân một năm anh qua đời, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng với cái tin họa sĩ Đinh
Cường qua đời. Tối nay, tạm sơ kết hơn sáu mươi bài viết về anh, và khoảng năm
mươi bài của anh, từ các đoạn ghi, thơ, kỷ niệm, và một số bài chuyên về hội họa.
Cái nhan đề của cuốn sách chưa tượng hình, nhưng bìa sách thì đã dần hồi thấp
thoáng. Vẫn còn tập hợp tranh với nhiều chủ điểm, nhiều giai đoạn, nhiều phong
cách. Và các hình ảnh tư liệu, ảnh chụp với gia đình, bạn bè, thân hữu, xưa và
nay. Ngần ấy thứ, từ mấy tháng nay choán lấy đầu óc, tâm tư. Ngay cả trang
facebook với ảnh bìa là bức tranh cuối cùng chỉ kịp ký tên nhưng chưa kịp đặt
tên của anh, và hình đại diện là bức chân dung sơn dầu anh vẽ tặng “par
mémoire” năm 2013 và mang về Việt Nam giao cho anh Nam, khi tôi vẫn còn ở
Canada chăm bẵm cháu ngoại mới chào đời.
Ngần ấy
thứ, nghĩa là anh đã đi về một cõi khác, một thế giới khác. Một thế giới u
minh, huyền thoại nào khác.
Lâu lắm, “do
hoàn cảnh rất chi là ... hoàn cảnh” :-(, mình toàn lặn su, thủ vai Anh hùng
Núp.
Nay tạm ngoi lên xí, với bài thơ và hình ảnh dễ thương của hai ông anh thương mến.
Nay tạm ngoi lên xí, với bài thơ và hình ảnh dễ thương của hai ông anh thương mến.
Mong bà con thứ lỗi.
----------
bâng quơ (đinh cường)
* tặng Đặng Tiến
chiều ra sông Loiret
vịn vai cầu bâng quơ
người bạn nhiều năm cũ
từ thời xanh trầm mi
mây trời xanh mênh mông
hàng platanes lá reo
sóng gợn buồn xa bến
đá cũng buồn, đá tảng
rêu phong mấy độ thì …
chiều ven sông Loiret
đàn chim động cánh bay
đàn ngỗng trời xuôi theo
con nước trầm mi lặng
mắt ai xanh màu khói
nhớ không người bạn cũ
vịn vai cầu bâng quơ …
Orléans, November. 2010
“Bob Dylan rất gần Trịnh Công Sơn nhiều điểm. Ông
kém Sơn hai tuổi (sinh năm 1941), lời các ca khúc đầy chất thơ và cũng là một họa
sĩ: “Có những điều trong cuộc sống mà thơ hay nhạc không thể nói hết được. Khi
đó sự lên tiếng của hội họa lại rất phù hợp” – Bob giải thích. Phòng trưng bày
quốc gia Đan Mạch đang triển lãm 40 bức tranh màu nước của Bob mang tên “Loạt
tranh The Brazil” – những tác phẩm ghi lại cuộc sống, con người và phong cảnh
Brazil của Bob Dylan rất thơ mộng, như lời ca của ông trong ca khúc Blowin’ in
the wind (Cuốn bay theo gió – hay như Trịnh Công Sơn: Để làm gì em biết không,
để gió cuốn đi…).”
(Đinh Cường, “Hội
họa Trịnh Công Sơn: Một cuộc-chơi-tự-dâng-hiến”, 2011)
“bèo và
tôi” (thơ đinh cường) trong kho lưu trữ của Thầy mình.
Dường như gửi kèm trong 1 thư viết ở Bình Dương ngày 18 mars 1969.
Cám ơn tình bạn đc by ...
01.10.2016
Khai quật tiếp ...
Hơn nửa thế kỷ rồi ạ.
03.11.2016
Tạm lên cái bìa sách. Cảm giác không phải mình bấm chuột, mình gõ máy mà có ai bấm chuột giùm, gõ máy giùm. Sau một đêm dật dật dờ dờ khó ngủ, và hai ngày mải mê.
Tạm lên cái bìa sách. Cảm giác không phải mình bấm chuột, mình gõ máy mà có ai bấm chuột giùm, gõ máy giùm. Sau một đêm dật dật dờ dờ khó ngủ, và hai ngày mải mê.
Vẫn còn phải làm lại bìa 4 để bổ sung tên tác giả, vì chiều nay có người báo sẽ gửi bài đóng góp cho sách. Nhưng dù sao cũng yên tâm một chút để cuối tuần ni HN thẳng tiến.
> YNhiem Chtn: Mưa thưa với Ba và hỏi coi Ba duyệt cái bìa ni chưa hí :-).
Không tìm ra nó khi làm sách về Ngô Kha. nhưng nay làm sách về anh thì
có nó. anh ĐC ơi.
Hôm nay lục lọi lại email cũ của an. thời anh đồng hành với bọn em khi làm sách NK...
*
From: <cuongnhung@aol.com>
Subject: Re: Thu tham suc khoe
To: hectordetroie56@gmail.com
- CHÂN DUNG NGÔ KHA 1
sơn dầu trên bố 16 x 22 in
2005
- CHÂN DUNG NGÔ KHA 2
sơn dầu trên bố 16 x 20 in
2010
Bìa Hoa Cô Độc thơ NK do Rừng vẽ
Bìa Ngụ Ngôn Của Người Đãng Trí, Đinh Cường vẽ
(tôi không còn giữ được, thật tiếc)
Chúc làm sách NK hay và đẹp. Chúc an vui,
DC
*
Trích thư ĐC gửi BY (Saigon. 7 tháng
2. năm 1969):
“Tập thơ của
Kha, Tịnh đã gửi Air VN ra. Nói với Kha là thơ in lén lút (thay vì quay ronéo)
như vậy là quí lắm. Đừng đòi hỏi gì hơn, vả lại Tịnh cũng đã quá khổ tâm để lo
cho xong.”
Lạ không bà con ơi ...
Nhưng gì thì gì. rất là mpk ...
16.11.2016
nghiên cứu huế 2008 2010 2012. mượn được của anh nhcphan sáng nay ...
thích...
24.11.2016
Con ngài với các trang in thử để test màu. chuẩn bị cho tập sách đang hoài thai. chụp sáng 19.11.2016. |
Dạo
này, các bạn ngài hay bay vào phòng mình làm việc toàn sứt cánh, sứt này sứt nọ
chứ không nguyên vẹn như xưa. thương lắm.
Không
như các bạn ngài khác, thường đến khi đêm đã rất khuya, bạn này vào phòng mình
vào sáng sớm, đập cánh loạn xạ trên bàn phím. Mình đưa bạn ra đây. Được một lúc,
bạn bò dần về bức tranh thiếu nữ sơn mài.
Là
thông điệp gì?
Om
mani padme hum ...
Đang tượng
hình dần dần đây ... giống siêu âm em bé quá :-).
Một trang
dàn thử. để sẽ in thật. vẫn còn chỉnh sửa tiếp. có ai hồi hộp in mình ri không ...
Cám ơn
Phương Thy.
Bản lưu.
vẫn còn phải tút lại lắm thứ. về nội dung, hình thức. nhưng nhìn chung cũng đã ổn.
cám ơn anh ĐC vẫn âm thầm dõi theo và tạo nên những cơ duyên, kỳ ngộ khó lòng
giải thích. cám ơn những anh chị bè bạn xa gần đã đồng hành, bằng những đóng
góp về bài vở, tư liệu, hình ảnh, kinh phí ... và tâm tưởng.
Nén nhang
chung thế là sắp tròn vành ... mong phần nào khiến người ra đi ít nhiều thanh
thản.
Bây giờ
thì em có thể tự cho phép mình mặc tình cho nước mắt tự nhiên rơi thỏa thích,
anh ĐC ơi ...
Những
hình ảnh sáng nay, thật bình lặng, bớt âu lo. Sau khi ... hì hục quét dọn lau
chùi nhà cửa, sau gần một tháng “thây kệ” và thu vén tạm tạm cho qua :-).
14 năm
BC, lôi cả hai anh ra giữa khuya ... - 14.12.2016
Thì nay biết đâu các anh lại chẳng đang cùng nhau vẽ (dù không ăn bận ... sexy như ri, và biết đâu ở cõi đó cũng đang rét lạnh như cõi này), và rồi nghỉ tay ngậm mỗi người một điếu thuốc thơm. như ngày nào.
Hình này
anh ĐC gửi cho mình hồi bọn mình làm sách 10 năm BC, trong máy còn ghi ngày 1
tháng 12 - 2012, với tên file là “1988 tại studio DC ở Tân Định SG”. Đã vào
sách 10 năm BC và sắp sửa vào sách 1 năm ĐC.
Bình yên nghe hai anh. Cõi trần nhớ và thương các anh vô cùng lận.
Tối nay mình ngủ sớm, do thuốc cảm vào làm hai mắt cứ díp lại, nhưng giữa
khuya lại thức dậy chữa morasse cho sách ĐC. Vậy là sắp hoàn thành ý nguyện rồi:
sách ĐC, 4 năm sau sách BC.
Sách đang
tượng hình dần dần. Đây chỉ mới là bản in thử 160 trang đầu (để mình duyệt lần
cuối về hình thức) trước khi nhà in nhân bản thành 1000 bản chính thức (in cuốn
chiếu).
Gác sách (marque-page,
bookmark) có một màu nền “nhìn lại mình đời đã xanh rêu” chứ không đen như bìa
mọi người ạ. Cho có một chút sắc màu ... - 30.12.2016
Mai mình
sẽ xin gửi giấy mời ra mắt sách.
Chốt xong
bìa sách với cái mã vạch. Đợi duyệt kết quả in nó cùng các trang in màu nữa, và
rồi ... chỉ còn chờ sản phẩm thôi. Hồi văn Hộp quá đi mất. - 31.12.2016
Chiều nay ở nhà in - 03.01.2017
04.01.2017
Pa-nô buổi tưởng nhớ họa sĩ Đinh Cường và ra mắt sách (do Nhím, con anh Thái Ngọc San, làm) - 04.01.2017 |
07.01.2017
Tưởng nhớ 1 năm ngày mất của họa sĩ Đinh Cường & ra mắt sách “ĐINH
CƯỜNG ra đi mới biết lòng vô hạn” - Trung tâm văn hóa Phương Nam, 07.01.2017
Hai tên “đầu têu”, trước khi bắt đầu buổi tưởng nhớ và ra mắt sách |
Đúng một năm, anh ĐC ơi.
Mờ mờ ảo ảo, tưởng như hai bờ âm dương đang tiếp giao với nhau.
(Ảnh: L.V.T.G.) |
Phạm thị Anh Nga đọc bài thơ “Vĩnh viễn” của Đinh Cường viết năm 1964 tặng
người yêu dấu & người bạn đời của ông (chị T.N.).
(Ảnh: C.H.T.N.Y.N.)
|
Bửu Ý kể về tạp chí Mai, số 40, nơi đăng bài thơ "Vĩnh viễn" của Đinh Cường |
Thật tình cờ, bởi không hẹn trước mà cả hai thầy trò (thầy B.Y. và
AnhNga) cùng "kể" về một câu chuyện, bổ sung cho nhau vô cùng ăn khớp,
như được anh ĐC mách bảo ...
p.t.a.n. gom góp – 07.01.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire