dimanche 22 février 2009

LEXICOLOGIE FRANÇAISE (Document de travail) - AVANT-PROPOS ET TABLE DES MATIÈRES (2002)

LEXICOLOGIE FRANÇAISE

(Document de travail)

Département de Français – École Normale Supérieure – Université de Hué

Pham Thi Anh Nga - 2002


AVANT-PROPOS

Ce document de travail portant sur la lexicologie française, destiné à un public d’étudiants en formation initiale d’enseignants de français, se veut d’être à la fois concis et pertinent. Loin de vouloir fournir une vue parfaite de tous les aspects du système lexical, notre objectif se limite à quelques aspects théoriques en lexicologie française que nous supposons comme minimaux et indispensables à un professeur de FLE enseignant dans le secondaire vietnamien. Pour ce faire, le présent document de travail se situe non seulement dans le cadre de la lexicologie proprement dite, mais à la croisée de cette discipline avec d’autres faisant partie des sciences du langage et d’autres sciences humaines, en ce sens que, en réalité, des frontières entre les disciplines se trouvent actuellement beaucoup plus fragiles qu’on ne le pensait. De plus, un recul dans le temps tout comme une vue prospective nous semblent indispensables piur l’étude des unités lexicales. Ainsi, le «mot» y est représenté non seulement dans son origine, son système, sa formation, mais aussi dans son emploi qui peut être variable avec le temps et l’espace. Tout en respectant cet élargissement de la notion de «langue française» qui ne se conçoit plus de nos jours comme exclusivement la langue de l’hexagone, mais plutôt comme une langue partagée entre la France et d’autres pays ayant le français en partage, dans ses multiples variantes.

Pour ce qui est de la tâche proposée aux étudiants, nous aimerions plutôt que de leur fournir de manière unilatérale des connaissances, les inviter et les amener à la réflexion et à la découverte, et cela grâce à des travaux pratiques (TP) intercalés à différents endroits du document de travail, à des moments les plus adéquats possible.

Cet appel à une prise de conscience de certains problèmes de la lexicologie française peut être considéré comme une initiation aux différents aspects du mot français, mais pourrait en outre constituer une base théorique en ce qui concerne le mot français dans ses particularités, pour des études et recherches plus avancées, plus approfondies.

*

LỜI NÓI ĐẦU

Tập bài giảng về từ vựng tiếng Pháp này được soạn thảo cho đối tượng là những sinh viên theo học hệ đào tạo ban đầu giáo viên tiếng Pháp. Chúng tôi mong muốn nó vừa súc tích vừa thích đáng. Mục tiêu của chúng tôi không nhằm cung cấp một cái nhìn toàn thể về mọi khía cạnh của hệ thống từ vựng, mà gói gọn ở một số khía cạnh lý thuyết của từ vựng tiếng Pháp theo chúng tôi là tối thiểu và cần thiết cho giáo viên tiếng Pháp ở trường phổ thông. Do đó, tập bài giảng này không chỉ nằm trong khuôn khổ của ngành từ vựng học mà còn nằm ở vị trí giao thoa của từ vựng học với một số ngành thuộc khoa học ngôn ngữ và các khoa học nhân văn khác, theo cách hiểu là trên thực tế hiện nay ranh giới giữa các ngành khoa học mong manh hơn rất nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ trước đây. Hơn nữa, đối với chúng tôi một độ lùi về thời gian cũng như một cái nhìn dự báo là cần thiết trong việc nghiên cứu các đơn vị từ vựng. Vì thề, ở đây «từ» không chỉ được thể hiện với nguồn gốc và trong hệ thống, cấu tạo của nó, mà cả trong cách dùng, cách dùng này có thể khác đi tuỳ theo thời gian và không gian. Chúng tôi cũng đồng thời tôn trọng sự mở rộng của khái niệm «ngôn ngữ Pháp», khái niệm này ngày nay không còn được xem là ngôn ngữ riêng của đất-nước-hình-lục-giác, mà đúng hơn là ngôn ngữ chung của nước Pháp và các nước cùng sử dụng tiếng Pháp trong những biến thể đa dạng của nó.

Về nhiệm vụ đề ra cho sinh viên, thay vì cung cấp một chiều những kiến thức, chúng tôi mong muốn kêu gọi, dẫn dắt sinh viên để họ tư duykhám phá, thông qua những bài tập thực hành (TP) xen lẫn ở nhiều nơi trong tập bài giảng này, vào những thời điểm càng thích hợp càng tốt.

Việc khêu gợi ý thức về một số vấn đề của từ vựng tiếng Pháp này có thể được xem là bước nhập môn vào những khía cạnh khác nhau của từ tiếng Pháp, nhưng mặt khác, nó còn có thể là cơ sở lý thuyết về từ tiếng Pháp và các đặc trưng của nó, cho những tiến trình học tập và nghiên cứu xa hơn, sâu hơn.


*

TABLE DES MATIÈRES

Introduction : Linguistique et lexicologie.

1. Le mot et son système (Le lexique français, un système ouvert).

1.1. Le lexique français est un système.

1.2. Le lexique français, un système ouvert.

1.3. Pourquoi le lexique français est-il en constante évolution ?

2. Le mot et son origine.

2.1. Le fonds primitif du lexique français.

2.2. Les emprunts du français.

2.3. Les créations françaises.

3. Le mot et son emploi.

3.1. Mots vieillis, mots «nouveaux», mots ayant subi un changement sémantique.

3.2. Lexique commun et régionalismes. Les mots de la francophonie.

3.3. Registre courant, registre soutenu, registre familier.

4. Le mot et sa formation (Les procédés de formation du mot français).

4.1. Affixation et composition.

4.2. Conversion et suffixation régressive.

4.3. Abréviation.

4.4. Réduplication et onomatopée.

4.5. Autres procédés : le verlan, les mots-valises.



8 commentaires:

  1. Hoan ho da co trang Web rieng. Do la... "hien huu" tron ven nhat trong long ban be khap noi. Chi moi luot qua thoi nhung co the noi cam tuong chung la: nhe nhang, khiem ton, tri tue, de thuong, y nhu la... chu nhan cua no.

    Tui cung gioi thieu trang Web cua tui den On Mu - ranh ranh moi vao choi, xem nha van khac voi con nha vo... bien cho mo, nghe. Dia chi: nghiadungkarate.com.vn

    Dung
    uyeenr@dng.vnn.vn

    RépondreSupprimer
  2. thưa cô,em đang nghiên cứu về dạng và nghĩa của từ "coeur" trong tiếng pháp đẻ làm luận văn tốt nghiệp,mong cô có thể gởi cho em toàn bộ về bài này để em nghiên cứu qua email:thienthan429@yahoo.com, em xin chân thành cám ơn cô!

    RépondreSupprimer
  3. Chào em ... Thiên Thần.
    Em có 1 đề tài rất hay và hấp dẫn, nhưng e rằng tài liệu trên của cô không giúp ích được nhiều cho em, vì nó chỉ là 1 giáo trình thu gọn, đề cập đến những nét cơ bản nhất của từ và từ vựng (như trong Lời nói đầu có nói) trong khi em nghiên cứu sâu về 1 từ cụ thể.
    Tài liệu trên cô cũng không còn lưu giữ file nữa (đã 10 năm rồi).
    Theo cô, em nên tìm những tư liệu nghiên cứu và phân tích về 1 từ cụ thể nào khác, và quan sát, đồng thời đọc thêm về lý thuyết sémantique lexicale (ngữ nghĩa từ vựng), trên cơ sở đó cùng giáo viên hướng dẫn vạch ra hướng và cách tiếp cận riêng của mình. (Em đang học ở trường nào vậy, là khoa tiếng Pháp chứ ?)
    Nếu giúp được ý kiến gì thêm cho em thì cô sẵn sàng.
    Chào em, và chúc em thành công.

    RépondreSupprimer
  4. thưa cô, em đang học giáo trình này của cô, và bài tập của em là tìm hiểu về " mots vieillis, mots nouveaux, mots ayant subi un changement sémantique', mong cô có thể giải thích thêm cho em qua địa chỉ mail: angelry94@gmail.com , em chân thành cám ơn cô.

    RépondreSupprimer
  5. Em đang học ở Huế hay đâu vậy, học với cô Thụy à ?

    Về "mots vieillis, mots nouveaux, mots ayant subi un changement sémantique", là theo tinh thần ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, từ vựng (lexique) cũng như ngữ âm (phonétique) hay cú pháp (syntaxe) đều biến đổi, trong đó từ vựng biến đổi nhiều nhất.
    Nói "nouveau", "vieilli" cũng là tương đối, vì tùy thời điểm. Bây giờ nó là "nouveau", nhưng ít nữa sẽ hết "nouveau". "Vieilli" là đã cũ, đã bị đào thải, được thay thế. Có những từ thông dụng ở tk 19 chẳng hạn, mà bây giờ không ai dùng nữa. Đó là 1 thí dụ.

    "Mots ayant subi un changement sémanqique" là những từ trước có nghĩa ban đầu, nhưng với thời gian thì có thêm một hay nhiều nghĩa mới, thậm chí thay đổi hoàn toàn về nghĩa, mất luôn nghĩa cũ đã có.
    "Souris", "chuột", "mouse"... với sự ra đời của ngành công nghệ thông tin và hệ thống máy tính thì mới có nghĩa là công cụ được gọi là chuột đi kèm máy tính, mà mình vẫn "nhấp" khi làm việc với máy tính.

    Giữa các em và bố mẹ các em, đặc biệt là giữa các em với ông bà các em, có những từ một bên sử dụng mà bên kia không hiểu hoặc hiểu khác. Đó là do sự biến đổi về nghĩa từ, hay là do đó là từ mới, từ cũ (hay đúng ra là cổ).

    Những nội dung trong tập Lexicologie này chỉ là những kiến thức rất cơ bản về từ vựng tiếng Pháp, muốn hiểu thông và thấm, em nên liên hệ với thực tế, cả trong tiếng Việt.
    Đừng khốn khổ với lý thuyết mà hãy tư duy trong tương quan với thực tiễn em nhé.

    Chúc em nắm được tốt các khái niệm và vận dụng được chúng một cách hiệu quả trong cuộc sống.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. dạ, em đang học ở Huế thưa cô, em học với cô Khánh Phước, cô Thụy dạy nhóm khác thưa cô.
      cô ơi, trong " mots ayant subi un chagement sémantique" thì có a: sens primitif + sens dérivés và trong cái này thì có thêm élargissement , restriction , affaibilissement, renforcement...
      và b : sens métaphore et métonymie . mong cô giải thích thêm cho e ạ, e cám ơn cô.

      Supprimer
  6. dạ thưa cô , em đang học giáo trình của cô , khi học giáo trình hiện tại em thấy chưa hiểu phần ẩn du và hoán dụ mặc dù đã đọc và tra từ cũng như tìm hiểu thêm , em rất thích phần này và e nghĩ đây cũng là một phần quan trọng ,cô có thể giải thích thêm giúp e được không ạ? nếu được mong cô giải thích cho e qua địa chỉ: doantrang094@gmail.com , e chân thành cảm ơn cô!

    RépondreSupprimer
  7. Thưa cô, em đang học giáo trình lexicologie của cô, hiện tại em đang làm bài tập về phần mots vieillis, trong đó có mots historiques và mots archaiques, nhưng em không tìm ra được ví dụ, em mong cô có thể cho em thêm nhiều ví dụ về hai phần đó. Em chân thành cảm ơn cô.

    RépondreSupprimer