vendredi 25 juillet 2014
samedi 12 juillet 2014
jeudi 3 juillet 2014
« Vẽ chân dung Thầy » (Mai Châu)
Email ngày 04.03.2014
Tôi chưa hề làm chân dung, dịp
này tôi muốn vẽ chân dung Thầy, một việc mà bạn bè cũng như học trò Thầy chưa
ai làm. Tôi làm để bày tỏ lòng kính trọng quý mến một người bạn lớn dạy cùng
trường mà tôi luôn xem như bậc Thầy của mình về mọi mặt, dù làm việc này đối với
tôi là một thách thức lớn. Sau 1975 tôi và Thầy Bửu Đôn sống vất vả bằng nghề
lao động, lúc nào có tí thì giờ rảnh rỗi rất hiếm chúng tôi thường về nhà Thầy “chơi”.
Sau những buổi chơi ngắn ngủi gần Thầy như thế chúng tôi lại như được tiếp thêm
năng lượng mới, vui sống và thích nghi tốt với môi trường mới, làm việc với
năng suất cao hơn, nhờ thế mà con cái được học hành, gia đình thoát qua cơn
túng thiếu.
Hồi đó tôi là người hết sức nhạy
cảm trước tranh Đinh Cường, lại may mắn nhờ anh hướng dẫn kỹ thuật và được phép
tự do sử dụng tủ sách hội họa rất đồ sộ của anh, tôi đủ tự tin và dám cả gan mò
mẫm làm tranh sơn dầu, một ước mơ xa vời mà trước đó chưa bao giờ tôi dám nghĩ
đến.
Thuở ban đầu tôi thường ngại
ngùng trước tấm toile trắng rộng như sa mạc, Cường thường nhắc tôi hãy cầm
pinceau lên thì mới có tranh. Tôi đã làm như thế, và đã có những bức đầu tay.
Tôi kể lại những điều này để khoe Thầy về một biến cố mới rất dễ thương trong đời
tôi. Thầy chia vui với tôi nhưng không quên gợi cho tôi một vài suy nghĩ.
(Còn tiếp)
Email ngày 05.03.2014
Thầy nói đừng vội vàng, thức ăn
vật chất tiêu hóa tốt trở thành dưỡng chất nuôi mình, thức ăn tinh thần (tư liệu)
cũng phải tiêu hóa thật tốt để trở thành dưỡng chất mang đậm nét riêng của
mình, không chỉ để nuôi mình mà còn cống hiến cho người.
Có lúc tôi hỏi đùa nếu là họa sĩ
Thầy sẽ vẽ cái gì. Đó là một câu hỏi hết sức đơn giản nhưng thuộc vào loại khó,
thế mà Thầy đã trả lời ngay rằng bức đầu tay sẽ vẽ một người ngồi thoải mái dưới
đất. Tôi và Đôn biết ngay Thầy muốn nói trèo cao rất nguy hiểm. Bức thứ hai sẽ
vẽ một con cá (chắc là cá chuồn có cánh) luôn thích bay lên khỏi mặt biển nhưng
rồi cũng rơi xuống nước mà thôi…
Câu hỏi vào loại khó nhất mà tôi
đặt ra là Thầy nghĩ gì về các trường phái thì Thầy bảo hãy mở lòng mình ra, trong đó có chứa tất cả mọi thứ, dù
phong cảnh, chân dung (như chân dung Anh Nga qua nỗi lòng của Đinh Cường) hay
khỏa thân, v.v. …, hãy chép lại từng thứ một trong đó mà anh khoái theo cách của
anh thì anh sẽ có những tác phẩm tuyệt vời nhất, đó là trường phái của tôi.
Những trao đổi bất chợt hồn
nhiên và thực dụng như thế làm chúng tôi thích gần Thầy, và vì thế mà khi viết
nhưng dòng này thì nhớ Thầy rất nhiều. Những lời dặn dò đó của Thầy nuôi tôi lớn
lên trong ước mơ sẽ có những bức tranh vừa ý, nhưng tôi tuy đã là một cụ già
tám mươi mà lại hình như đang ở trong tình hình “trở về tuổi thơ” nên có thừa
hăng say theo kiểu đi xe đạp tuột dốc mà cục gôm phanh bị mòn, do đó nhiều khi
vì hấp tấp sơ ý bỏ quên không thực hiện được trọn vẹn những lưu ý của Thầy.
Tôi đang mở lòng ra để làm một chân
dung Thầy (theo trường phái của Thầy?) như là một cách tưởng nhớ dễ thương nhất,
nhưng hình như bộ nhớ làm nên ký ức của tôi có vấn đề nên xin Anh Nga hãy cứu
tôi bằng cách gửi liền cho tôi qua email một số ảnh chân dung tiêu biểu của Thầy
để làm tư liệu, và tôi hứa sẽ thận trọng trong việc tiêu hóa thật tốt khi sử dụng
chúng.
Xin cám ơn Anh Nga thật nhiều.
Mai Châu
Email ngày 09.05.2014
Vì là trưởng họ nên lâu ni quá bận
về vụ làm thẻ đỏ cho đất nhà thờ trên đó hiện có người ở, cho đến chừ mới tạm ổn.
Bắt đầu làm chân dung Thầy, ảnh tư liệu cái thì trẻ quá, cái thì già quá, hình ảnh
Thầy qua bộ nhớ rục rệu của tuổi 80 thì lại không còn được trung thực nữa,
nhưng may cách của mình cốt ghi lại thần thái và tính cách của nhân vật là
chính, nên chắc mọi thách thức rồi cũng sẽ vượt qua.
Khoảng chừng mươi ngày nữa là
xong. Chất liệu sơn dầu rất lâu khô. Acrylic thì chóng khô nhưng có những hạn
chế của nó.
MC
Email ngày 10.05.2014
Nga à, gửi thêm 2 ảnh làm cho
mình có thêm một niềm vui vì ngoài việc cung cấp tư liệu thì còn là một hỗ trợ
tinh thần rất quý, mình thường xem mọi việc trong đời như một trò chơi lớn của
Hướng đạo, nên ai được tham dự là rất vui ở chỗ làm răng để vượt qua những khó
khăn khi chơi.
Đêm qua bà xã đi Saigon nên mình
có quyền thức vọc màu chơi cho đã và xem như bức tranh gần xong. Phần mềm trong
đầu mới khó còn phần cứng thể hiện thì thuộc về kỹ thuật nên nhanh.
Không ngờ lại được xem ảnh Đính
hôn của anh Nam, nụ cười chú rể nói lên nhiều điều (?), cô dâu gầy đầy chất dâu
Huế, ai chụp được bức ảnh quá tuyệt vời, mình phục lăn đó.
Cả đời gần chết đến nơi mà ngoài
việc làm mấy bài luận thời học trò nhớ không lầm hình như rất ít điểm ra, rất
hiếm khi phải cầm đến cây bút, chừ mà bắt viết thì mình cũng làm với điều kiện
là phải chấm chính tả, chấm ngữ pháp, quẹt bớt những phần thừa vô duyên giùm.
MC
Email ngày 28.05.2014
Tranh chân dung Thầy đã xong, chắc
chiều sẽ mang lên tặng Ông Bà.
MC
Họa sĩ Mai Châu (Mai Quang Châu) với bức chân dung Thầy Phạm Kiêm Âu mới hoàn thành (05/2014)
Email ngày 30.06.2014
Bức chân dung Thầy được Anh Nga
cho là “rất quý” và một số người xem không chê là may mà lại còn khen, thế mà
hôm đem lên nhà mình cũng run vì thiếu tự tin, không hiểu ý Nga thế nào. Thường
thì họa sĩ bậc thầy họ chú trọng tính cách nhân vật, còn ngoại hình là thứ yếu
vì họ không nhắm đến việc vẽ tranh thờ, họ không muốn chọc cho con cháu nhìn
vào đó thì chảy nước mắt. Còn mình không thích vẽ xong rồi lại phải ghi chú tên
nhân vật kẻo sợ người xem không biết là ai. Thế nên cách làm chân dung Thầy của
mình là vừa chú trọng đến tính cách vừa chú trọng ngoại hình...
MCBùi Thị Thư Trì và thầy Phạm Kiêm Âu
BẢN
CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC HỌC SINH CŨ CỦA THẦY PHẠM KIÊM ÂU
Trong
khuôn khổ một công trình nghiên cứu về trường học thời Pháp thuộc và những giai
đoạn tiếp theo, và về ảnh hưởng của nó đối với những người đã từng là nữ sinh
trong các trường học Việt Nam những thời kỳ đó, Nhóm Chủ trì Công trình (bao gồm
một số giảng viên Đại Học Pháp và Việt Nam) đã đề nghị Phạm thị Anh Nga (con
gái của Thầy Phạm Kiêm Âu, hiện là giảng viên trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học
Huế) cùng tham gia và viết một chân dung về Thầy.
Bản câu hỏi này được gửi đến các Chị, nhằm
giúp cho Anh Nga tiếp cận được với hình ảnh Thầy Phạm Kiêm Âu theo cách nhìn
và trong ký ức các chị đã từng là học trò của Thầy.
Mong Chị vui lòng giúp Anh Nga thực hiện công
việc này [*]. Các câu trả lời xin gởi
về:
- dưới
dạng file: địa chỉ email buupham@dng.vnn.vn
và pham-thi-an@voila.fr
- hoặc
dưới dạng giấy (đánh máy hoặc viết tay): địa chỉ nhà, Phạm thị Anh Nga, 317
/ 3 Điện Biên Phủ, Huế (Việt Nam )
Anh Nga xin vô cùng cảm ơn Chị.
Một
số thông tin riêng về Chị
Họ tên của Chị: BÙI THỊ THƯ TRÌ
Tuổi hiện nay: 53
(nếu thấy có điều gì
không tiện, Chị có thể không ghi họ tên, tuổi của mình)
Chị đã học với Thầy
Phạm Kiêm Âu:
- tại
trường ...ĐỒNG KHÁNH- HUẾ
- lớp ..12C1......................... hoặc
từ lớp ................. đến lớp ...................
- năm ......................... hoặc từ năm ................. đến năm
...................
- (các) môn học: X□ Pháp văn □ Toán □ Lý Hoá □ ......................
Nghề nghiệp của Chị:
- từ năm ......... đến năm ......... :
................................................... tại: ........................................
- từ năm ......... đến năm ......... :
................................................... tại: ........................................
- từ năm ......... đến năm ......... :
................................................... tại: ........................................
- ....................................................................................................................................................
- hiện nay: Ở
NHÀ
1. Theo Chị, Thầy Phạm
Kiêm Âu là một người thầy như thế nào ?
(xin Chị điền vào các
ô dưới đây 3 từ mà theo Chị là thể hiện đúng nhất hình ảnh của Thầy):
1a - Bình dị
|
2a - Vui tính
|
3a - Tận tâm
|
Xin
Chị giải thích vì sao Chị chọn những từ đó :
1b - Thầy lúc nào cũng ăn mặc chỉnh
tề, đúng mực
|
2b -Trong giờ Thầy thỉnh thoảng có
những trận cười vì cách Thầy diễn tả tính cách của các nhân vật trong bài hoặc
những đặc điểm của các học sinh trong lớp
|
3b – Giáo án của Thầy được soạn rất
kỹ lưởng. Cách Thầy dạy rất hiệu quả để tiếp thu
|
2. Điều gì là ấn tượng
nhất đối với Chị trong các giờ học với Thầy ?
Tuy
tuổi tác cách xa rất nhiều với học sinh nhưng Thầy lúc nào cũng làm cho mọi người
trong lớp có cảm giác gần gủi như cha dạy cho con học, thành thử giờ học của Thầy
rất thoải mái, thích thú. Tôi đã rất
thích những lúc Thầy giảng về Eugénie Grandet của Balzac, về Cosette, về
Fantine trong Les Misérables. Cách diễn tả của Thầy đầy ấn tượng làm tôi cứ nhớ
mãi.
3.
Trong thời gian học với Thầy, ngoài những giờ học ở lớp, Chị có dịp tiếp xúc
thêm với Thầy không?
□ Có x□ Không
Nếu có, những dịp đó
là do :
□
Chị
chủ động tiếp xúc với gia đình Thầy
□
Gia
đình Chị là chỗ quen biết với Thầy
□
(trường
hợp khác, xin ghi rõ là gì)
...........................................................
4. Chị có biết ít nhiều
về gia đình của Thầy không?
x□ Có □ Không
Nếu có, xin Chị kể sơ lược những gì Chị biết,
trong thời gian Chị còn học với Thầy và khi đã hết học với Thầy.
Hồi
đó tuy biết Thầy là bạn với Ba Má tôi nhưng vì nhỏ tuổi nên tôi chẳng để ý lắm.
Những người con của Thầy tôi cũng chỉ biết mặt vài người nhưng không quen là Chị
Anh Nga, Anh Thư, Anh Tuấn và Anh Phương
5.
Xin Chị thuật lại vài kỷ niệm đáng nhớ về Thầy, thời còn đi học với Thầy (trong
lớp, bên ngoài...) cũng như về sau.
Thời gian học với Thầy, vì là một học sinh rụt
rè, ít nói, nên ngoài giờ học tôi không có tiếp xúc nào khác với Thầy, nhưng
không vì thế mà không có cảm giác gần gủi. Như đã nói, vì Thầy và Ba tôi là chỗ
quen biết nên khi học Thầy, tôi có cảm giác như học với Ba của mình vậy, rất là
thoải mái. Còn một điều mà tôi vẫn còn nhớ với đầy thương cảm mỗi khi nghĩ đến
Thầy, là cái gọng mắt kiếng của Thầy. Hình như lúc đó mới giải phóng xong, gia
đình ai cũng gặp khó khăn, tôi nhớ có lúc Thầy lên lớp với cặp mắt kiếng bị gãy
một bên và Thầy đã lấy dây thun để nối lại. Hình ảnh đó cứ đọng mãi trong tôi
và tôi vẫn thường suy nghĩ sao hồi đó cả đám học sinh mà chẳng đứa nào để tâm đến
cái gọng mắt kiếng của Thầy. Chỉ cần mỗi đứa góp một ít tiền là có thể mua tặng
Thầy một gọng mắt mới hơn, vậy mà chúng tôi quá vô tâm, chẳng ai nghĩ đến để
làm một chút việc cỏn con đó cho người Thầy giáo già của mình vui lòng cả, ôi
tuổi trẻ!
6. Trong việc dạy học
hay trong tiếp xúc với học trò, Thầy có điều gì khiến Chị không hài lòng, buồn,
giận, bất bình ... hay không ?
□ Có x□ Không
Nếu có, xin Chị nói
rõ.
..................................................................................................................................................................
7.
Thầy có những nguyên tắc riêng, kỷ luật riêng đối với học trò và lớp học. Chị
có nhận xét gì về những điều đó ?
..................................................................................................................................................................
8. Khi đã hết học với
Thầy, Chị có tiếp tục liên lạc với Thầy không?
□ Rất thường
xuyên
□ Thường
xuyên □ Thỉnh thoảng x□ Không bao
giờ
Nếu
có liên lạc, thì đó là những dịp:
□
Chị
về thăm hay đến thăm Thầy □ Học sinh
cũ tổ chức gặp mặt với Thầy
□
Thầy
đến thăm Chị □ Thư từ qua
lại giữa thầy trò cũ
□
(Trường
hợp khác, xin ghi rõ) ..
............................................................................................
9.
Trường hợp Thầy có viết thư cho Chị, thì trong thư Thầy, Chị có nhận thấy những
gì là tâm đắc của Thầy, những gì Thầy mong muốn truyền lại cho các học trò
cũ ?
..................................................................................................................................................................
10. Chị có biết gì về
những hoạt động yêu nước thời chống Pháp của Thầy, trước khi Thầy về dạy học ở
Huế hay không ?
□ Có x□ Không
Nếu
có, xin kể những gì Chị biết.
..................................................................................................................................................................
11.
Thầy có bao giờ kể gì về thời gian Thầy tham gia chống Pháp ở Nam bộ hay không ?
□ Có □ Không
Nếu có, thì vào những dịp nào, xin Chị xác định
rõ.
Hình
như có, không nhớ rõ lắm
12. Khi gặp lại các bạn
cũ, các Chị thường nhắc đến và nhớ đến điều gì nhất về Thầy?
..................................................................................................................................................................
13.
Khi Thầy qua đời (năm 1994), Chị có được tin ngay hay không ? Cảm giác của
Chị khi nghe tin đó ra sao ?
Hồi
đó vừa học ra trường là tôi theo chồng vào Nam . Đáng tiếc là thời gian Thầy mất,
tôi đang ở xa Huế nên không hề có một chút tin tức về Thầy Cô, bạn bè. Tôi vẫn
thầm tiếc nếu thời gian đó tôi vẫn còn liên lạc được với bạn bè thì tôi cũng đã
có thể có tin tức về Thầy và khi Thầy mất ít nhất tôi cũng đã có thể gởi đến một
vòng hoa để phúng điếu Thầy . Tin Thầy mất, dù biết muộn màng nhưng tôi cũng buồn
vì nghĩ những người thuộc thế hệ của Thầy và Ba tôi lần lượt không còn nữa và
thấy tiếc cho những học sinh sau này không có cơ hội được học một trong những
người thầy có trình độ học vấn cao, nhiều kinh nghiệm và hết sức yêu nghề.
14.
Theo Chị, ngoài những kiến thức liên quan đến các môn Thầy dạy, Thầy có truyền
đạt thêm cho Chị và các bạn những bài học nào khác về cuộc đời không ?
..................................................................................................................................................................
15.
Chị có nghĩ rằng nếu mình là nam giới, Thầy sẽ quan tâm hơn và đánh giá Chị tốt
hơn hay không ? Thầy có bao giờ đề cập đến những vấn đề liên quan đến “nam
giới” và “nữ giới” không?
Không
16.
Theo Chị, các Thầy Cô dạy cùng thời với Thầy có giống Thầy không, hay khác với
Thầy?
..................................................................................................................................................................
17.
Theo Chị, đối với nền giáo dục của nước nhà Thầy có phần đóng góp nào đáng được
ghi nhận không ? Có điều gì của Thầy có thể được xem là giá trị cuộc sống để
làm gương cho các thế hệ sau không ?
..................................................................................................................................................................
18.
Chị còn điều gì khác muốn nói về Thầy không ? Giả định rằng bây giờ Chị có
thể “gặp” và “nói chuyện” với Thầy, Chị sẽ nói với Thầy những gì ?
..................................................................................................................................................................
19. Chị có
đồng ý cho chúng tôi gặp trực tiếp để trao đổi thêm vài điều về Thầy hay
không ?
x□ Đồng ý □ Không đồng ý
Xin
chân thành cảm ơn Chị đã chia sẻ ý kiến và những kỷ niệm về Thầy Phạm Kiêm Âu.
(Phạm thị Anh Nga)
[*] Nếu các hàng để trống không đủ chỗ để trả lời, Chị có thể kéo dài hoặc
sắp xếp thế nào cho thuận tiện.