dimanche 20 novembre 2011

Maître Âu : « Modeste je vis, modeste je mourrai… » [Quatrième partie : Annexes]


« Modeste je vis, modeste je mourrai ; mais si je puis laisser dans vos esprits les idées vraies et généreuses, ce sera pour moi la plus douce des récompenses et la plus belle des gloires.[…] » (Guyau, Le maître et l’élève)


Ce texte qui tente de retracer un portrait de mon père défunt, Monsieur Phạm Kiêm Âu, est conçu “sur commande” pour une étude portant sur l’ « Education des filles et émergence des élites francophones au Viet nam de 1920 à 1945 : quel héritage ? ». Les sources d’informations en sont nombreuses : réponses à un questionnaire élaboré en vue de recueillir des témoignages, échanges d’emails avec / entre anciennes élèves et / ou ancien(ne)s collègues de Maître Âu, récits et correspondances pré-existants le concernant…, sans oublier une documentation riche et plus ou moins éparpillée de notre famille. L’accent y est mis sur l’image de Maître Âu dans les yeux de ses anciennes élèves, et sur quelques traits essentiels des grandes étapes de son existence.


(Fin)


ANNEXES


Annexe 1:


Liste (non exhaustive) des récits, nouvelles, poèmes … publiés concernant Maître Âu …


…dans l’ensemble du texte:


- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Điếu văn của môn sinh, Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thầy tôi, báo Xuân Khuyến học và Dân Trí, 2005 & Lời tạ từ gửi một dòng sông, NXB Trẻ 2011.

- Hồ Thị Nam Trân, Thầy tôi, Nội san Quốc Học-Đồng Khánh, Tập 2, NXB Đà Nẵng, 2000.

- Lê Thị Hàn, Chi chi cũng tương đối, Lá Thư Phượng Vỹ, 1995

- Nguyễn Hữu Thứ, Huế! “Tôi chọn nơi này làm quê hương!”, Lá Thư Phượng Vỹ, 1995.

- Nguyễn Thị An Tâm, Khóc thầy, Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Nguyễn Thị Thu, Lời từ biệt, Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Phạm Thị Anh Nga, Mười lăm năm, thơ, Nhật Nguyệt Dấu Yêu, NXB Thuận Hoá 2010.

- Phan Mộng Hoàn, Thầy Phạm Kiêm Âu, Quốc Học-Đồng Khánh, Đặc san Xuân Ất Hợi 1995 & Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Quế Hương, Khoảnh khắc bên ngưỡng lớp, Bài dự cuộc thi viết ngắn “Ơn Thầy”, Tuổi trẻ Chủ nhật, số 39-2002, ngày 6-10-2002.

- Trần Lạc Thư, Con đom đóm nhỏ.

- Trần Nguyên Vấn, Một lá thư đầy tình nghĩa, Đặc san kỷ niệm 105 năm Trường Quốc Học Huế (1896-2001), 2001

- Vương Thuý Nga, Thư của Nga, Lá Thư Phượng Vỹ, 1995.


… en partie:


- Hoàng Mộng, Thư từ Bắc Cali, Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hai đoá hoa quỳnh, Tuyển tập Áo Trắng.

- Lê Bá Vận, Thầy Âu, Thầy Thứ, Lá Thư Phượng Vỹ 2008.

- Minh Lệ, Nhớ các Thầy Cô, thơ, Một thời Đồng Khánh, Kỷ yếu của các lớp 1951-1957, 2007.

- Ngô Thị Ấn, Thương nhớ Thầy Cô, Một thời Đồng Khánh, Kỷ yếu của các lớp 1951-1957, 2007.

- Ngô Vũ Quỳnh Dung, Ơn thầy, nghĩa bạn, Nội san Quốc Học-Đồng Khánh, Tập 2, NXB Đà Nẵng, 2000.

- Nguyễn Thị An Tâm, Ơn thầy, Đồng Khánh Mái trường xưa, Đặc san kỷ niệm 77 năm thành lập trường, 1994.

- Quỳnh Anh, Đằng sau một số phận, Một thời Đồng Khánh, Kỷ yếu của các lớp 1951-1957, 2007.

- Trần Thị Mỹ Nhật, Thầy…, Quốc Học-Đồng Khánh, Đặc san Xuân Ất Hợi 1995.

- Trần Thuỳ Mai, Ngày xưa Đồng Khánh, Đồng Khánh Mái trường xưa, Kỷ niệm 80 năm thành lập trường, 1996.

- Vương Thuý Nga, Trong ký ức mù sương, Một thời Đồng Khánh, Kỷ yếu của các lớp 1951-1957, 2007.


Annexe 2:


Quelques textes récemment conçus concernant Maître Âu:


(1) Nguyễn Thanh Trí


Đôi nét về thầy Phạm Kiêm Âu
















Thầy Phạm Kiêm Âu 1954






Thầy Phạm Kiêm Âu 1990 qua nét bút Thanh Trí



Hôm nay nhận được email của em Phạm Anh Nga (ái nữ của thầy Phạm Kiêm Âu), em có ý muốn nhờ chúng tôi ghi lai hình ảnh Thầy Phạm Kiêm Âu trong ký ức của chúng tôi, học trò cũ của thầy. Người thầy mà tôi rất kính, rất thương và cũng rất sợ, mặc dù thầy chỉ dạy tôi môn toán năm Đệ Tứ. Bạn học cùng lớp với tôi năm đó, lên Đệ Tam, Đệ Nhị học với thầy môn Pháp văn, Toán, Lý và Hóa, sẽ viết rất đầy đủ chi tiết những đức tính của nhà mô phạm Phạm Kiêm Âu thầy tôi.


Riêng tôi, xin kể lại một chuyện, tạm lấy đầu đề là "Già cười tươi khóc" vì tôi vừa cười lại vừa khóc, đã xảy ra chớp nhoáng trong lớp Đệ Tứ B1. Hình ảnh thầy còn rõ mồn một trong ký ức, như mới ngày nào thôi. Thế mà nhẩm tính đã hơn nữa thế kỷ 56 hay 57 năm trôi qua.


Tôi còn nhớ ngày ấy, nữ sinh các lớp từ Đệ Tứ B1 đến Đệ Tứ B4 mỗi sáng, mỗi chiều đều sắp hàng ngay thẳng ngoài hiên lớp học. Nghe trống điểm thùng ba tiếng, mới bước vào lớp. Vào chỗ ngồi yên, lấy sách vở môn mình sẽ học để trên bàn, im lặng đợi thầy cô giáo đến, đứng dậy chào, thầy cô giáo cho phép ngồi, mới được ngồi. Người bạn ngồi bàn đầu gần cửa lớn ra vào là Lê thị Phương Lan, học giỏi, giỏi nhất là môn toán, rất chăm chỉ. Vào lớp là cặm cụi ôn bài, đôi lúc quên cả đang ngồi trong lớp, quên cả hai cái giò đang duỗi thẳng ra đằng trước khỏi bàn. Tôi cũng đã bị một lần vấp phải xém té, xém bắt ếch trước lớp, trước mặt các bạn thật là dị!!!


Lần này người vấp phải cái chân duỗi ra ấy lại là thầy Phạm Kiêm Âu. Tiếng cười rộ lên từ các bàn phía trên trong đó có tôi. Nhưng rồi chúng tôi im phăng phắc ngay, vì nhìn thấy thầy giận đỏ cả mặt mày, còn Lan sợ tái xanh. Trong lòng mỗi chúng tôi đều thầm nghĩ: thầy thường đi rất nhanh, bước vào lớp quá nhẹ nhàng, nên Lan không kịp thu lại cái giò để đứng dậy chào thầy mới nên nông nỗi này! May thay, thầy không té, chi hơi chao đảo vài bước như người say thôi.


Một thoáng trôi qua. Thầy bước lên bục, miệng không mỉm cười như thường ngày. Đôi mắt trong sáng sau lớp kính cận thị, nghiêm khắc nhìn khắp lớp học. Rồi thầy gọi Lan và bảo "con gái phải có ý tứ, lần sau không được ngồi duỗi thẳng chân ra đằng trước như vậy nữa", có lẽ thấy Lan sợ, thầy thương cảm mà không nỡ lòng la nhiều hay phạt. Nhưng thầy lại nhìn qua hướng tôi và gọi “Thanh Trí đứng lại bị phạt vì tội cười". Rồi thầy cho cả lớp ngồi xuông, mở vở ra chép bài. Vài bạn ngồi bàn trước ngạc nhiên quay lại nhìn, thì quả thực Thanh Trí đang cố ngậm miệng để giấu đi cái cười còn dai dẳng chưa muốn rời khuôn mặt ...(nghịch thầm)!!!


Sau một hồi bị phạt đứng thẳng tại chỗ, tôi đã hết cười, nhưng đôi mắt bắt đầu giọt ngắn, giọt dài. Bỗng thầy nhìn xuống thấy tôi khóc, thầy cho ngồi. Và thầy phán một câu: "con gái mà ... mà ... mà cái gì cũng cười, bị phạt cũng cười thật là … là ... là ...", rồi thầy quay lên bảng viết tiếp. Tôi mừng húm, biết thầy đã hết giận, và thầm cám ơn thầy. Thầy đã mà...mà..., là...là... rồi thầy bỏ lửng lơ câu nói có ý tha cho mấy chữ "vô duyên hay già cười tươi khóc" như mẹ thường hay la, mỗi khi tôi cười giòn mà các chị thì không ai dám cười lớn. Thật tình mà xét xử thì oan cho tôi lắm, chỉ vì cái tánh hay cười, cười rồi khó ngưng lại được như các bạn. Như Thu Sương ngồi cạnh tôi có biệt tài kể chuyện rất có duyên … ai nghe cũng phải cười, nhưng mặt Sương tỉnh bơ, Sương lại biết tánh tôi hay cười, thế là... nhất quỷ nhì ma, có một hôm cô giáo vào lớp trễ, Sương kể nho nhỏ bên tai tôi chuyện gì đó, tôi bật cười ha ha … tôi bị trưởng lớp ghi vào sổ “Thanh Tri làm ồn”! oan ơi là oan mà không sao thanh minh thanh nga dược !


Những năm sau đó, tôi không còn gặp được thầy Phạm Kiêm Âu cũng không còn gặp bạn. Tôi đã xa trường vào Nam học, rồi về học Cao Đẳng Mỹ Thuât Huế. Tốt nghiệp xong, lai tiếp tục học khoa Sư Phạm Hội Họa tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn. Tốt nghiệp khoa này, tôi đi lấy chồng, vào Nha Trang dạy. Rồi biển đổi sao dời... Năm 1975 tôi vào Sài Gòn dạy tiếp. Thời điểm này cũng là lúc tôi trở lại với Hội Họa, với Nghệ Thuật duyên nghiêp của tôi. Cuộc đời vẫn tiếp tục nổi trôi theo vận nước, vận nhà, tôi qua Thái Lan đến Phi Luât Tân vào Bataan, năm 1987 đến định cư tại Mỹ. Nhưng dù ở nơi mô tôi cũng nhớ chuyện xảy ra ngày xưa ấy, để rồi ... nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ nụ cười thơ ngây vô tội hay vô tình của tôi của một thời son trẻ ít nhiều đã làm buồn lòng Thầy tôi! Và tôi không khỏi nở nụ cười giòn trên môi để thầm xin thầy tha lỗi.


Ôi, bao hình ảnh thân thương của quí thầy cô đã dạy dỗ, dìu dắt chúng tôi không những về văn hóa mà còn về đạo đức, từ thuở thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Cho chúng tôi một hành trang quí giá trên đường đời. Qui thầy cô là gương sáng cho tôi soi bóng trong suốt 24 năm đi dạy. Ôi, bao kỷ niệm của một thời trên ghế nhà trường còn đậm nét trong tâm hồn tôi. Giờ đây thầy Phạm Kiêm Âu cũng như một số quí thầy cô khác đã về cõi vĩnh hằng. Tôi xin thành kính đốt nén hương lòng nguyện cầu hương linh quí thầy cô viễn du Tiên Cảnh.


Thanh Trí, Sacramento,CA- USA 3/22/2010


http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thanhtri.html


(2) Nguyễn Anh Phi


Reng reng reng


Giờ học đến rồi

Hãy chạy mau lên

Thầy đang đi trước

Bước sau nửa bước

Thầy cũng không cho

Vòng vo kiếm kế

Xô ngã xe Thầy

Để Thầy loay hoay

Dựng ngay xe lại

Chúng em thoát nạn

Vừa thở vừa cười

Ôi đẹp làm sao

Cái tuổi học trò

Với Thầy kính yêu

Đong đầy kỷ niệm...


(3) Nguyễn Thị Hoà


Trường Xưa Phượng Đỏ

- Lớp Đệ Nhất A1


(trích đoạn)


...Môn Pháp văn tôi học thầy Phạm Kiêm Âu. Thầy Âu có phương pháp lưu trữ tư liệu về học trò cũ rất độc đáo. Học trò đã ra trường mấy chục năm trở về vẫn còn dấu tích thầy đang cất giữ. Đầu năm thầy xin mỗi đứa một tấm ảnh 4 × 6 và yêu cầu điền một phiếu điều tra về lý lịch, sở thích và nguyện vọng cá nhân, trong năm học ai có điều gì đặc biệt thầy đều ghi chép và lưu lại. Năm 1982 tôi viết một lá thư thăm thầy và thầy đã hồi âm cho tôi một lá thư dài 12 trang giấy viết tay. Đọc thư thầy tôi xúc động thấy lại một thời tuổi nhỏ, tôi và bạn bè cả lớp qua ghi chép tỉ mỉ của thầy, không thiếu một ai:


Cô học tôi năm 1970 – 1971, ngồi bàn đầu phía lối đi, bên tay phải. Cô ghi thích văn Nguyễn thị Hoàng nhạc Trịnh Công Sơn. Ý thích: ngồi một mình trong phòng và không nói không làm gì cả. Nếu có thể thì thành một bác sĩ, nhưng có lẽ chỉ là mơ! Đệ nhất lục cá nguyệt thầy phê: Giỏi Chăm Cố gắng.” Đê nhị lục cá nguyêt thầy phê: Giỏi – Chăm – Cố gắng. Cô miệng mồm lanh lắm, đáng lẽ thành luật sư mới đúng. (Bởi một lần thầy giận lớp không dạy, tôi thay mặt lớp xin lỗi và năn nỉ hết lời, vả lại tôi là đứa sơ mi Triết của lớp mà!).”


Đây là tư liệu của các bạn tôi trong sổ, thầy chép lại vào thư:


“ Diệu Ái: Đầu hàng lại để ;

“ Minh Chi: Sáng 3/4/71 cùng với Thí dùng một cây viết . Thầy rầy, hỏi ra mới biết là viết của Diệu Hương

“ Bích Huê: Sáng 16/5/71: Béo , ngồi chịu đựng lâu không thấu gục cằm lên bàn.

“ Ngày 3/4/71 Viết La dame n’est pas l’home (dĩ nhiên rồi) .

“ Thanh Hương trong bài có vẽ thêm O để chơi, thầy trừ 1 điểm.

“ Minh Mão: 12/11/70 Viết Répondez. Nhờ thầy đừng gởi thư về mét.

“ Thuý Nga: 22 /12/70 thi, bạn nhắc: elle se dit bèn viết est ce dit.

“ Quảng: 22/12/70 làm analyse logique câu khác câu gs cho.

“ Nguyễn Thị Thanh: 29/12/70 nói với gs: Thầy giả vờ cho nghỉ một bữa. Ngày 6/4/71 giờ SV thực tập trò cắm lên tóc hoa hồng ( màu vàng) thật đẹp.

“ Hồ thị Thạnh: Đi lờ đờ suýt bị gs tung xe.

“ Mỹ Thiện: 9/3/71 Ghi lý do dài dòng thầy trừ 1 điểm.

“ Đỗ Thị Thí: 15/5/71: Trò nói xàm mãi. Gs hỏi: Thí điên hử? Trò đáp: Nắng quá, nắng quá! Nên điên!

“ Trương Thị Mỹ: Hứa cho thầy một con mèo con.

“ Đặng thị Thương: 9/1/71. Đang nói đúng, thấy gs nhìn, trò khựng lại, nói tại gs nhìn. Theo trò thà mất lòng thầy hơn là mất lòng bạn...”


Tôi nhìn lá thư giấy đã ngả màu vàng ố, di bút của thầy còn đây nhưng đâu còn thầy nữa! Tôi vẫn còn nhớ câu cửa miệng của thầy “Quên vẹc (verbe ) thầy quẹt" và nghe chừng như vẫn văng vẳng đâu đây giọng thầy đang dịch Eugénie Grandet, vẫn thấy như mới năm trước, tháng trước đây dáng thầy cao lớn xách cái cặp to đùng bước vào lớp. Trong cái cặp ấy là cả cửa hàng bách hoá, không thiếu thứ gì cho một người cẩn thận khi ra khỏi nhà!...


Achevé le 20 mai 2011 à Huế (Vietnam)

Phạm Thị Anh Nga


BULLETIN "GENRE ET SOCIÉTÉ", Université Hoa Sen, No 5, Septembre 2011

http://gas.hoasen.edu.vn/bantingas/no5/fr/index.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire