dimanche 24 mai 2009

Sông Nile trên trời... (5)


Sông Nile trên trời mưa cho xứ khác
còn sông Nile dưới đất riêng dành Ai Cập thôi
(Trường ca “Tụng ca mặt trời” của Ikhnaton, vị pharaon-đại thi hào của Ai Cập, vào khoảng năm 1380 trước CN)


5


Ba ngày hội thảo trôi qua với tốc độ vừa chậm vừa nhanh. Chậm vì ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng chí tối. Chúng tôi bị cuốn theo dòng người, từ khi xe đến đón ở khách sạn đưa đến Đại Học Helwan, một chặng đường có lẽ phải đến mười lăm, hai mươi cây số, đến tối mịt, có khi đến mười một giờ khuya xe mới đưa về đến khách sạn. Buổi trưa, chúng tôi ăn tại chỗ, trong nhà ăn chung cho cả thầy cô và sinh viên của trường, và hoàn toàn chẳng thể ngủ trưa. Nhưng tôi cũng có cảm giác thời gian trôi nhanh bởi có hai buổi chiều tan sớm, chúng tôi được đưa đi tham quan phố cổ và một đền thờ lớn Hồi giáo, dự chiêu đãi do Trung tâm hợp tác của Pháp và Đại Học Helwan mời. Rồi được tham quan ngôi nhà cổ tuyệt đẹp Seheimy, dự toạ đàm về văn học dành cho thiếu nhi với các nhà văn Pháp. Chính những nội dung “bên lề” phong phú đó đã tạo cho tôi cảm giác thời gian trôi qua không đến nỗi quá chậm.
(Thế giới khép kín của phụ nữ Ả Rập thuở xưa, ở ngôi nhà cổ Seheimy)
Kết thúc hội thảo cũng là lúc những cảm giác pha lẫn nửa mệt nhọc nửa vui thú và tò mò cứ đan xen chen chúc hỗn loạn trong tôi. Biết bao nhiêu là bài học thu nhặt được. Muốn băng qua đường phố tấp nập xe cộ ư, đừng có mà chờ đèn xanh đèn đỏ nhé, cứ nắm tay nhau cả đoàn, lựa lúc thuận tiện là băng thật nhanh qua. Muốn đi taxi một cách sành điệu à, hãy cứ leo lên xe, dõng dạc báo nơi cần đến, và đến nơi thì rút tiền ra trả. Quy luật ở đây là trả theo khả năng chi trả của khách (!), và thế nào tài xế taxi cũng kỳ kèo đòi thêm, nhất là khi khách là người nước ngoài, nhưng ta phải biết cứng rắn từ chối. Còn bao nhiêu là vừa là đủ, thì cần dò hỏi trước, bằng không thì phải trả giá, như ở Việt Nam khi mua hàng ở chợ. Nói chung, giá cả so với Việt Nam thì không đắt, thậm chí còn rẻ hơn một ít. Xứ dầu hoả mà. Nhưng thú thật bao giờ tôi cũng trả tiền hơi nhỉn chút ít, phần lo bị tài xế phản ứng, phần thương thương cho người đang lao động kiếm sống, trong khi bản thân tôi lại đang may mắn được đi vi vu, tham quan thăm thú xứ người.
Maiken hẹn đến đón tôi sáng hôm sau để cùng đi Alexandrie với xe hơi của anh, chiều sẽ trở lại Cairo để kịp tối tôi đón xe lửa đi Louxor. Phần lớn các đồng nghiệp Ai Cập của tôi đều đi làm bằng xe hơi, nếu không phải dùng phương tiện công cộng là xe buýt. Ngược lại, xe máy dường như ít phổ biến hơn ở Việt Nam. Về Alexandrie, Maiken đã “tiếp thị” như sau: “Nếu yêu biển, chị không thể nào không đến Alexandrie...” Và tôi bị thuyết phục.
Nhưng gần cả buổi sáng chờ đợi tôi chẳng hề thấy tăm hơi gì của anh. Chẳng hiểu vì sao. Hai cô bạn mới quen người Jordanie và Mexique, tên Fadia và Cécilia, cũng đến Cairo dự hội thảo, rủ tôi đi tham quan Kim tự tháp, nhưng lướng vướng cái hẹn với Maiken nên tôi không đi.
(Những vật dụng gia đình ở ngôi nhà cổ Seheimy)
Cuối cùng Maiken vẫn không đến. Tôi thử điện thoại đến máy di động của anh nhiều lần vẫn không ai nhấc máy. Tôi thẩn thờ đôi chút với ý nghĩ bị Maiken cho “leo cây”... Lẽ nào lại thế, bởi Maiken đã vô cùng hào hứng và khẩn thiết mời. Cuối cùng, tôi chỉ quanh quẩn ở khách sạn, vào internet với giá cao ngời ngợi để mở email và gửi tin về nhà. Về sau, Nathalie đoán chừng chắc anh chàng Maiken ... ngủ dậy muộn. Buổi sáng người Ai Cập có thói quen ngủ dậy vô cùng muộn, nhất là cuối tuần, khi không phải đi làm. Và thường lời hứa của họ cũng dễ dàng bị vuột đi không chút ác ý, chỉ là do vô tâm và hồn nhiên, thế thôi.
Trưa, tôi trả phòng khách sạn, mang va li đến gửi nhà Nathalie để chiều tối đón xe lửa đi Louxor. Vé xe lửa cả hai lượt đi và về đã cầm trong tay, là món quà bất ngờ, rất cảm động của Nathalie dành cho tôi khi cô nghe tôi quyết tâm làm chuyến phiêu lưu kiểu Tây balô “với phương tiện di chuyển nào ít tiền nhất và ở khách sạn nào cũng ... ít tiền nhất”. Tất nhiên ít tiền nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho một phụ nữ châu Á tay yếu chân mềm như tôi.







(vé xe lửa Cairo - Louxor - Cairo)

(Còn tiếp)
Sông Nile trên trời (6) : http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/06/song-nile-tren-troi-6.html

4 commentaires:

  1. Co oi, em doc may may bai "Song Nile len troi" cua co thay thi vi ghe, nhung kho noi moi phan deu hon ngan mot chut, nen cu tiec ngan ngo. Thoi thi, em danh cho doi vay..
    Co oi, giu gin suc khoe co nhe!
    DT

    RépondreSupprimer
  2. Ps: Em danh voi nen danh nham ten "song Nile tren troi" chu khong phai "Song Nile len troi"...
    Co thong cam co hi.
    Dt

    RépondreSupprimer
  3. Hì hì, trước đây cô cũng đã được thầy giáo cũ của Thanh "nhắc nhở" về độ dài của các kỳ "Sông Nile..." này. Hai thầy trò vậy mà hợp ý nhau đó nhé. Làm cô rất cảm động. Nhưng lý do vì sao phải "ngắn" vậy thì cô tạm thời chưa giải thích được. Thanh chịu khó vậy nhé.
    Còn "Sông Nile lên trời" có khi cũng đúng thật, vì theo tin "mật báo" của "thiên cơ" thì sắp đến (hay chính trong thời gian này) sông Nile sẽ cạn hết nước. Chuyện nghe động trời nhưng biết đâu đó. Người Pháp có câu: Dưới ánh mặt trời này, có điều gì lại không thể xảy ra...
    Ừ, kể cả sức khoẻ mà Thanh chúc cô, hắn cũng đang "nhắc" cô đó.
    Cô ANga

    RépondreSupprimer
  4. Co oi,
    Khong phai ngau nhien ma hau nhu cuoi moi commentaire goi cho co, em deu mong co suc khoe. Em rat kham phuc co va nhung cong viec ma co da, dang, va se lam. Nhieu luc em tu hoi khong biet co lay dau ra thoi gian va suc luc va ca su kien nhan nua de lam tat ca nhung cong viec nay. Va cuoi cung em nghiem ra rang, minh phai rat biet sap xep thoi gian, va khi da bat tay vao lam viec gi thi co gang hoan tat no, neu khong minh kho co thoi gian de tro lai. Do cung la mot trong nhung dieu lon nhat ma em hoc duoc tu khi sang day.
    Qua portfolio, em biet co thoi gian nay khong duoc khoe, nhu vay em lai cang cau mong cho co suc khoe de van tiep tuc lam viec, cong hien va diu dat tui em nua cho.
    Dt

    RépondreSupprimer