Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

lundi 7 mars 2011

«Người Hà Nội» 4 (Trương Quang Đệ)

Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces...
Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...



(Tiếp theo và hết)



Bước ngoặt bất ngờ


Anh Đào, Tuấn và Thiên Tân nghiêm chỉnh chấp hành quyết định về cuộc sống mới của họ và chờ đợi ngày gặp lại các anh chị phiêu bạt bao năm nay ở hải ngoại. Tuấn ngồi vào ghế giám đốc, không hứng khởi lắm nhưng được người ta nể trọng nên công việc cũng chạy, không đến nỗi nan giải. Anh Đào trở thành người có vị thế trọng yếu của Bộ Y tế về đối ngoại và chẳng bao lâu được cử làm phái viên của Việt Nam bên cạnh WHO khu vực Tây Thái Bình Dương. Anh Đào nhiều lần trở lại nơi mình sinh ra, tức là Nhật Bản và cũng đi nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sỹ. Thiên Tân thì say sưa với ngành học mới và tình nguyện đi phục vụ chiến trường sau hơn một năm học. Thiên Tân vừa đi được mấy tháng thì chị Hồng Hà và anh Vĩnh Chân về thăm quê nhà. Hương Giang vướng bảo vệ luận văn tiến sĩ quốc gia ở Lille III nên hẹn sẽ về sau. Như mọi người đoán, hai chị em Hồng Hà và Vĩnh Chân được Bộ Ngoại Giao đón tiếp nồng hậu, bố trí cho họ khách sạn, xe hơi, đủ thứ tiện nghi trong những ngày thăm miền Bắc. Nhưng hai chị em thích ở nhà cũ hơn để trò chuyện với Anh Đào và Tuấn. Hồng Hà hay Vĩnh Chân hỏi gì, Tuấn cũng như Anh Đào chỉ cười, bảo:


- Chúng em để cho anh chị tìm hiểu lấy, chúng em không có ý kiến vì chúng em suy nghĩ phiến diện chứ không bao giờ sắc sảo như anh chị.


Anh Đào nói thêm:


- Thời nhỏ không bao giờ anh chị thèm hỏi ý kiến bọn em, nay hỏi làm gì!


- A con bé này hỗn láo thật. - Hồng Hà kêu lên. – Mày thù dai quá. Thời trước mày bé xíu ai thèm hỏi ý kiến mày? Nay mày đã lớn, nghe nói còn là chiến sĩ gì đó, lại bắn rơi máy bay Mỹ nữa, lại là công chức quốc tế cao cấp, đúng không?


Tuy nói vậy nhưng Hồng Hà và Vĩnh Chân biết rõ vị thế tế nhị của các em mình và của Tuấn. Họ có đi xem “bệnh viện tư” của Tuấn và chỉ hỏi qua loa, không đi vào chi tiết. Trước khi trở lại Pháp, Hồng Hà có gọi riêng Anh Đào vào phòng và nói nhỏ:


- Em cũng biết là anh chị phải xem xét thêm nhiều thời gian nữa mới có quyết định dứt khoát về nước phục vụ hay không. Các em liên lạc thường xuyên cho anh chị và ba me biết tình hình.


- Vâng, - Anh Đào buồn bã nói. – em cũng nghĩ như thế. Không phải riêng anh chị mà cả ba me nữa, phải lâu nữa mới về chứ hiện nay chưa ổn đâu.


Một tháng sau khi Hồng Hà và Vĩnh Chân rời Việt Nam, người ta cho công nhân đến nhà phố Đồn Thuỷ của Anh Đào khuân đi tủ lạnh, máy giặt và nhiều thứ khác. May mà họ vẫn cho Anh Đào sử dụng nhà trọn vẹn, không ai lấn chiếm như trước. Đám hàng rong cũng không chiếm vỉa hè như xưa. Tuấn vẫn làm giám đốc bệnh viện “tư nhân” Đoàn Chuyên, nhưng thực chất đó là bệnh viện công như các bệnh viện khác. Số phận của nhân vật ở miền Bắc ổn định như vậy cho đến ngày đất nước thống nhất. Có một chi tiết đáng chú ý là Thiên Tân đi chiến trường lập được nhiều công lao trong lĩnh vực dùng nghệ thuật động viên quân đội chiến đấu. Mặt khác do giỏi ngoại ngữ (anh biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa ) nên giúp được bộ chỉ huy chiến trường theo dõi đài đối phương, tránh được nhiều cuộc đột kích bất ngờ và ngược lại gây cho đối phương nhiều phen hoảng loạn. Thiên Tân sau khi đất nước thống nhất có nhiều tác phẩm hội hoạ trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn. Anh cũng đứng đầu một trường phái trẻ về hội hoạ “hậu hiện đại”.


Thanh Thảo, bạn học thời trẻ của Anh Đào, sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Paris, trở về Sài Gòn làm phụ giảng ở Nhạc viện Sài Gòn, chuyên ngành Lịch sử âm nhạc. Cô lấy chồng là bác sỹ quân y và có hai con, một gái một trai. Sau năm 1975, Thanh Thảo thất nghiệp, chồng đi trại cải tạo hai năm. Thanh Thảo theo lời khuyên của bạn bè mở một quầy bán sữa chua và kem trước nhà. Công việc khá bấp bênh nhưng cũng sống được qua ngày và nuôi hai con tiếp tục đi học. Khi chồng Thanh Thảo, tên là Nguyễn Quốc Vinh, gốc Hà Nội, xong hạn cải tạo, phường gọi vợ chồng anh đến nói cho họ biết họ được bố trí đi xây dựng vùng kinh tế mới ở một tỉnh Tây Nguyên, gần biên giới Lào-Việt. Họ không hoảng hốt buồn phiền gì, vì hai hôm trước đó họ nhận được thư của Anh Đào động viên họ rất nhiều. Anh Đào vì quá bận việc nên chưa vào thăm họ được, nhưng sẽ vào sớm khi có điều kiện. Trước khi lên đường, Thanh Thảo ra bưu đện liên lạc với Anh Đào qua điện thoại. Thanh Thảo nói lời chia tay và nghe tiếng Anh Đào khóc nức nở. Một tuần sau, Tuấn và Anh Đào lên tận vùng kinh tế mới thăm bạn. Gặp nhau họ mừng rỡ khôn xiết, nhưng Anh Đào không che giấu được nỗi thất vọng cay đắng khi thấy bạn rơi vào hoàn cảnh khốn quẫn. Thanh Thảo nhìn Anh Đào nói đùa:


- Bọn mình cũng giống như các cậu cách đây hơn hai mươi năm thôi, có gì đâu mà lo. Mình tin có ngày mình cũng sẽ hoành tráng như cậu bây giờ, đúng không?


- Giờ này mà cậu còn đùa được sao? – Anh Đào nổi cáu. – Ta bàn chuyện phải tính thế nào cho ổn đi. Tuấn và mình định vào đây đưa các cậu ra Hà Nội, các cậu và hai cháu. Các cậu thì cũng nên thử thách cho biết cách mạng là gì… nhưng các cháu thì khác. Chúng phải được đi học nghiêm chỉnh, được ăn uống no đủ nếu không thì đã muộn. Đúng thế không?


Họ bàn đi bàn lại mấy ngày liền, không ai chịu ai. Cuối cùng vợ chồng Thanh Thảo xin Anh Đào thư thả cho họ một năm, sau sẽ tính tuỳ theo thời cuộc diễn biến ra sao. Các cháu thì theo Anh Đào về Hà Nội. Tuy nhiên đến phút cuối, Quỳnh Như, cô con gái, lăn ra khóc như mưa, không muốn bỏ lại cha mẹ ở chốn rừng sâu nước độc. Thế là chỉ có Hoài Bắc, cậu con trai, đi theo hai bác. Họ chia tay nhau buồn bã và có linh tính là khó bề gặp nhau lần nữa.


Hoài Bắc về Hà Nội được học hành tử tế, rồi Anh Đào chạy cho cậu ta được vào học ở Nhạc viện. Sau một thời gian được giải quốc gia về piano, rồi đi Vienne dự thi giải quốc tế và cũng được giải nhì.


Trong khi Anh Đào và Tuấn về Hà Nội rồi, Thanh Thảo cùng chồng và Quỳnh Như bắt đầu cuộc sống mới với quyết tâm cao nhất. Họ nghĩ là không thể chịu thua trong cuộc thử thách lớn này. Nếu Anh Đào, Thiên Tân rồi Tuấn, gốc gác như họ mà trụ được gian khổ rồi vươn lên khá cao, họ sao lại bó tay được? Tuy làm việc cả ngày lam lũ, tuy sống thiếu thốn mọi bề nhưng họ giữ được vẻ ung dung của người hiểu biết thời thế. Về sinh hoạt tinh thần, họ bằng lòng với vốn liếng ít ỏi mà họ mang theo: Một cuốn “Dế mèn phiêu kưu kí” của Tô Hoài cho Quuỳnh Như và cuốn “Chân trời cũ” của Hồ Dzếnh cho cả hai vợ chồng. Hàng ngày Quốc Vinh vừa lao động vừa ngâm bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế:


Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hoả đối sẩu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền….


Quỳnh Như không có chỗ đi học. Ngày ngày lúc nào rỗi Thanh Thảo hay Quốc Vinh dạy cho con về Toán, Văn, Tiếng Pháp, Tiếng Anh. Sách vở không tìm đâu ra. Có hôm Thanh Thảo kiếm đâu đó cho con một xếp giấy đã viết một mặt và Quốc Vinh cho con một cái bút chì, Quỳnh Như mừng như bắt được vàng. Mừng đến nỗi đêm không ngủ được, mong sao trời sáng để viết, vẽ gì đó. Thấy con như vậy, vợ chồng Thanh Thảo không còn kiên gan được nữa, họ vượt biên sang Lào và từ đó sang tị nạn một thời gian ở Thái Lan rồi được nhận sang định cư ở Pháp. Hai vợ chồng cảm thấy xấu hổ với chị em Anh Đào nên không dám liên lạc gì. Quỳnh Như học xong trung học thì thi đỗ vào Trường Bách Khoa nổi tiếng sau một thời gian theo các lớp dự bị. Thanh Thảo được tuyển vào UNESCO làm việc trong bộ phận nghiên cứu âm nhạc các dân tộc. Quốc Vinh được tuyển vào tổ chức “Bác sỹ không biên giới”, đi nhiều nơi ở châu Phi và Trung Cận Đông. Cuộc đời như vậy cũng xem như tạm ổn.



Đại đoàn viên


Năm 2006, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Bảo tàng nghệ thuật Phương Đông, người ta tổ chức một hội thảo lớn tại Hà Nội, tập hợp nhiều học giả Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Pháp. Hội thảo cũng là dịp tôn vinh người sáng lập, ông André Lévy và một tượng bán thân của ông được đặt ngay sân trước bảo tàng. Người ta cũng tôn vinh ông bà Văn Thành là những người có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc Thiên Tân là một trong các vị chủ trì hội thảo.


Sau hội thảo, Anh Đào và Tuấn cùng anh chị em, bạn bè khai trương nhà bảo tàng Văn Thành-Đoàn Chuyên tại nhà ngả bảy, phố nhà thương Đồn Thuỷ. Bảo tàng là nhà trưng bày những đồ vật lưu niệm của ông bà Văn Thành và của bác sỹ Đoàn Chuyên. Ông bà Văn Thành đóng góp nhiều cho di sản văn hoá dân tộc, còn Bác sỹ Chuyên là hiện thân cho đạo đức nghề nghiệp, chỉ biết chăm lo cho người bệnh mà không tính toán hơn thiệt trong nghề.


Vợ chồng Anh Đào đã có nhà riêng sang trọng tại Hà Nội, Thiên Tân thì ở gác xép của nhà cũ, coi sóc bảo tàng luôn thể. Ông bà Văn Thành về thăm quê vài lần rồi mất tại Pháp nhưng có nguyện vọng đem tro về gửi tại một ngôi chùa ở ngoại thành. Nguyện vọng đó dược con cháu thực hiện chu đáo.


Sau buổi khai trương Anh Đào tổ chức một tiệc đứng lớn trong vườn nhà bảo tàng có rất nhiều bạn bè tham dự nhưng nhóm hạt nhân vẫn là con cái gia đình ông Văn Thành, gia đình bác sỹ Đoàn Chuyên, Thanh Thảo cùng chồng và hai con. Khi tiệc buffet gần tàn thì bà Tâm, vợ ông Cầm, người phụ nữ tốt bụng hồi xưa gánh một gánh kĩu kịt đi vào cửa. Anh Đào, Tuấn và Thiên Tân hết sức mừng rỡ, giới thiệu bà Tâm với khách. Bà Tâm thổ lộ:


- Ông nhà tôi phái tôi đến mừng các anh chị sum họp. Chúng tôi có gánh quà làng quê mong các anh chị đừng cười mà dùng cho vui.


Bà mở khăn phủ các thúng đồ ra thì mọi người reo lên khi thấy nào khoai lang, sắn, xôi gà, xôi gấc… toàn những thứ mà họ thích thời thơ ấu.


Vĩnh Chân nói:


- Tôi nghe các em tôi kể nhiều về ông bà. Ngày mai khi chúng tôi đi thăm nông trường Tân Sở để xem túp lề tranh và hai quả tim vàng của Tuấn và Anh Đào, chúng tôi sẽ tiện đường lên Ba Vì thăm hai bác.


- Thế thì còn gì bằng! – Bà Tâm nói, nét mặt rạng rỡ.


- Trên đó nghe nói có đường lên Trời phải không? - Quốc Vinh hỏi làm mọi người cười rộ lên thích thú.


Bà Tâm không lúng túng chút nào:


- Có đấy. Leo lên được trên đỉnh Non Tản là có đường lên Trời. Mà cậu định đi gặp ai trên đó?


- Cũng muốn hỏi xem mấy việc đời cho đến nay chưa được ai giảng giải rành mạch. Mà thôi, nếu có ngôi chùa nào thì vào đó hỏi các vị sư cũng được.


Thanh Thảo đề nghị mọi người bỏ chút thì giờ nghe các cháu hát vài bài cho vui. Cử toạ tán thưởng ngay. Ai cũng biết Hoài Bắc là một cây piano sắc sảo, tầm cỡ quốc tế và Quỳnh Như có giọng hát dịu dàng hiếm có. Mọi người nhao nhao đề nghị chọn bài hát mình thích. Có người đề nghị các bài “Diễm xưa” và “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn, có người đề nghị “Tình nghệ sĩ” của Đoàn Chuẩn, có người xướng lên bài “Mùa xuân đã về” của Văn Cao. Nhưng không hiểu sao quyết định cuối cùng rơi vào bài “Lá rụng”, nhạc phổ thơ J. Prévert.


“Ôi, anh tha thiết mong em hồi tưởng lại

Những ngày vui trong tình bạn sum vầy

Thuở ấy cuộc đời sao mà đẹp mà êm ái

Đến mặt trời cũng nóng bỏng hơn ngày nay…”


Tiếng hát và tiếng đàn vang ra tận đường phố. Một số người đi đường dừng lại nghe. Họ cảm thấy như đang sống trong không gian mờ ảo với tiếng nhạc từ cõi thần tiên nào vọng lại.



* Hết *

Trương Quang Đệ

2009

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú