Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

jeudi 30 octobre 2008

Pélican I (1980)

“Hành trang” Ba tôi gói ghém cho con gái trước ngày tôi lên đường ra Hà Nội học (hai năm):

(Cliquez pour agrandir - Xin nhấp chuột để mở xem)


Kèm với ... hai chai dầu tràm, một lớn một nhỏ, chai nhỏ có dán nhãn ghi ngày tháng (6-1-1980).


Khi mô hết dầu ở chai nhỏ, thì con sớt từ chai lớn qua, nhớ ghi lại ngày tháng mới.”





mardi 28 octobre 2008

«Un instant de bonheur» (Trương Quang Đệ)

Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces...
Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...
Pendant la grande pause du matin entre deux séances de cours, je me promenais dans la cour intérieure qui avait la forme d’un jardin à la française de la Faculté de Sciences de Hué. Cet emplacement de la Faculté avait appartenu à une institution catholique du nom de La Providence. Combien le nom d’autrefois avait un sens pour moi à cet instant, puisqu’il correspondait à merveille à mon humeur du moment. C’était à coup sûr un instant de bonheur, rarement trouvé dans la vie de tous les jours ou d’une probabilité presque nulle. Au fait, combien de noms significatifs et pleins d’essence humaine ont-ils disparu tout au long du tourment de l’histoire? La liste n’en finirait pas, me semble-t-il. Et je penserais plutôt déménager si un jour la rue qui passe devant chez moi portait le nom d’un moujik parvenu. Donc, j’étais alors dans la cour de La Providence d’autrefois et je savourais avec extase un véritable instant de bonheur. Tous les éléments intérieurs et extérieurs étaient bien réunis à ce moment-là pour me donner une sensation inouïe de plaisir. Il faisait très beau, un vent léger et frais caressait les conifères nains et les arbres à fleurs dans le jardin. Je marchais paresseusement le long des allées bordées de gazon.

Je venais de réussir à un travail de sculpteur: à partir des éléments disparates de la matière brute j’avais abouti à une forme raffinée et merveilleuse. Je dis cela dans un langage imagé ou dans un isomorphisme d’espaces de natures différentes. Il s’agissait en fait du travail d’un professeur de français dans le domaine de la traduction. J’avais donné à mes étudiants une nouvelle écrite dans un style très original et leur avais demandé de la traduire du vietnamien en français. Ils avaient travaillé en quatre groupes et j’avais ramassé quatre traductions différentes. J’avais procédé à une correction collective des quatre traductions depuis la première jusqu’à la dernière de façon successive. La participation des étudiants avait été active et fructueuse. Ils s’étaient montrés réellement heureux de voir qu’ils méritaient quelque chose. Puis un miracle s’était produit: tous les textes corrigés n’étaient que des textes originaux simplifiés; de la part du professeur comme de la part des étudiants on n’y ajoutait aucun mot nouveau. On se bornait à rayer toutes les expressions gauches ou inutiles, tous les mots employés de trop, puis on faisait des modifications dans l’ordre des mots et des propositions pour un certain nombre d’endroits. Les quatre textes corrigés étaient sortis de leurs anciennes formes comme par enchantement et avaient ébloui pour un bon moment le maître et ses élèves. Et avec un enthousiasme mal dissimulé, le professeur avait déclaré dans une formulation presque mathématique: «Corriger c’est simplifier et ranger d’une autre façon».

À bien réfléchir un tel miracle doit être très rare, d’une probabilité extrêmement faible. C’est le cas par exemple de l’apparition de la vie sur une planète. Mais au fond j’étais le seul à savoir que mes efforts inouïs dans le passé devraient un jour recueillir leurs fruits. Juste dans cet instant de bonheur je me rappelais la rage d’apprendre que j’avais entretenue tout au long de ma jeunesse face à l’absurdité de la vie intellectuelle et matérielle de l’époque. J’avais appris les langues pendant mes «descentes à la campagne pour vivre auprès du peuple» avec des documents didactiques de fortune du type «Assimil», à savoir «L’anglais vivant», «Tell us another». «French without toil» etc., produits d’occasion chez les bouquinistes d’Hanoi juste après les accords de Genève en 1954.

J’étais devenu un enseignant solide à toutes épreuves, comme une voiture tout terrain, une «command-car» soviétique ou une Landrover britanique, prêt à servir mes élèves dans de nombreux domaines. J’avais été sûr de ma mémoire et de mes facultés cognitives. J’avais pu à tout moment distinguer le vrai du faux. Mes convictions politiques, éthiques et scientifiques étaient univoques, cohérentes et inébranlables quels que soient les bouleversements de l’histoire. J’avais porté secours à mes collègues dans de nombreuses situations délicates et quelquefois périlleuses.

J’avais essayé de survivre à toutes sortes de fanatisme, au culte de personnalité, aux maladies contagieuses chez les peuples peu instruits. J’avais essayé de demeurer toujours moi-même face à des changements de modes de vie et de modes de pensée.

Combien coûtait alors cet instant de bonheur? Je me promenais dans les allées de La Providence tout en calculant cette énorme totalité de mes efforts dans le passé. Enfin une règle à tirer de ma vie: on gagne en restant toujours soi-même!
Trương Quang Đệ

jeudi 23 octobre 2008

Bilan de stage d'été 2008 (Valofrase)

VALOFRASE 2008 - Volet national Vietnam
Stage d’été – Du 4 au 7 août 2008



BILAN DU STAGE D’ÉTÉ DU SITE HUE
(du 4 au 7 août 2008)


FORMATEURS
1- Mme Phạm Thị Anh Nga (chef de file sur site)
2- Mme Dương Thị Thu Thi
3- Mme Nguyễn Hữu Tâm Thu
4- M. Trần Đình Bình

CHEF DE FILE
Mme Nguyễn Thị Ngân Hà

SEF
1- M. Trần văn Dũng
2- Mme Đoàn Hữu Nhật An
3- Mme Tôn Nữ Thu Thịnh

LIEU DE STAGE
Auditorium du SEF de Thừa Thiên-Huế
Lycée Hai Bà Trưng



Bilan effectué sur la base de :

- réunion préparatoire (du 3/8)
- remplissage de 3 fiches de compte rendu de fin de journée
- bilan pédagogique en fin de stage (chef de file sur site)
- évaluation à chaud en fin de stage (de la part des stagiaires)
- concertation finale de fin de stage, après la clôture du stage (entre formateurs, 3 personnes du SEF, chef de file sur site, chef de file Ngân Hà)

Avant le stage:

(Cliquez pour agrandir - Xin nhấp chuột để mở xem)

Pendant le stage:

Autres propositions (de la part des stagiaires) :

- Détermination du MEF pour le maintien du français au secondaire
- ... et en particulier pour l’implantation obligatoire de la LV2 dans tout le pays.
- Meilleure sélection des concepteurs de sujets de français du Bac (niveau exigé trop élevé en 2008 par rapport à 2007) : trop peu de réussites cette année (15%) !
- Pour la sélection des concepteurs de sujets du Bac et du concours d’entrée à l’université : priorité aux personnes qui se trouvent connectées à l’école secondaire.
- Forte demande des enseignants pour une banque de données de sujets de QCM : éventuel sujet de recherche pour des équipes d’experts (universitaires, chercheurs, formateurs...)
- Les contenus du stage auraient dû être communiqués à l’avance aux stagiaires (propos de la part des enseignants de Khánh Hoà) !

Autres propositions (de la part des formateurs) :

- Pour d’autres stages réalisés dans l’avenir selon la même formule, à penser à la possibilité de ne pas limiter l’équipe chef de file à un seul département, mais plutôt confier la tâche à une équipe interdépartementale, avec comme chefs de file sur site des formateurs chevronnés de chaque région même.
- Plus de flexibilité et de souplesse quant aux fiches techniques d’activité proposées, pour plus d’aisance et d’efficacité dans l’animation des formateurs, et moins d’efforts considérables à la préparation mais malheureusement non retenus à la fin !
- Plus de détermination pour limiter dès l’appel d’offre les contenus du stage.
- Des consignes plus claires quant aux tâches de l’équipe chef de file (et de chacun de ses membres). Le chef de file sera consulté par les décideurs avant la constitution officielle de l’équipe des formateurs et leur répartition dans les différents sites.

Annexes :
- Annexe 1 : Liste exhaustive des aspects logistiques du stage à l’intention du SEF de TTH
- Annexe 2 : Fiche de compte rendu de fin de journée
- Annexe 3 : Des pistes pour l’évaluation à chaud (stagiaires) de fin de stage
- Annexe 4 : Règlement du stage
- Annexe 5 : Liste des stagiaires (profil, coordonnées...)

mercredi 22 octobre 2008

Bùa hộ mệnh

* tháng năm xa xứ
1989-1990

(Cliquez pour agrandir - Xin nhấp chuột để mở xem)

lundi 20 octobre 2008

Gởi Ng. (T.H.Phố)

* à ma petite femme

Mùa xuân trong nước mắt 

Nghẹn ngào ai tiếng cười 

Bàn tay ai lụa mát 

Nụ hôn mềm khổ đau 

 

Thẳm sâu tự vô cùng

Trập trùng lời tiễn biệt

Cố hương ơi ly hương

Nụ hôn ngàn sao biếc

 

Hoàng hôn buông đôi ngã

Thời gian rơi sững sờ

Một địa cầu chia xa

Trăng linh hồn vật vã

 

Vầng trăng rơi nỗi nhớ

Người thương ôi đêm mơ

Dịu dàng trong hội ngộ

Thời gian ôi ngu ngơ

 

Mùa xuân ôi nỗi nhớ

Cố hương và ly hương

Cầm tay nhau trong mộng

Lòng đau ngập ngừng xuân...

  1.1.1990 Trần Hoàng Phố

PRATIQUES D'ÉVALUATION FORMATIVE

STAGE DE FORMATION CONTINUE DES ENSEIGNANTS DE FRANÇAIS SUR L’ÉVALUATION FORMATIVE (Valofrase)
Hanoi, 12 août 2007 – 17 août 2007
(Atelier 2 - avec la coopération de Đỗ Hồng Vân)


VERSION ORIGINALE

Objectifs:
Objectif général: Maîtriser quelques notions de base en évaluation formative (et en auto-évaluation)
Objectif spécifique: Repérer dans sa pratique professionnelle ce qui est de l’évaluation formative (et de l’auto-évaluation).
ACTIVITÉ 1
1- Lesquelles des informations ci-dessous ces extraits de documents nous apportent-ils? Écrivez dans la colonne de droite les informations que vous avez reconnues.

- nécessité d’une évaluation formative (EF)
- valeur et utilité de l’auto-évaluation
- moments convenables pour l’EF
- outils d’EF
- notation en EF
- une pédagogie différenciée
- différentes étapes de l’EF
- difficultés et degré de faisabilité de l’EF
- approche formative de l’évaluation sommative
(Cliquez pour agrandir - Xin nhấp chuột để mở xem)





2- Selon le résultat de votre repérage, écrivez le numéro des extraits de documents où se trouve chacune de ces informations :
3- Comparez vos résultats avec ceux d’autres stagiaires.

ACTIVITÉ 2


4- Observez ces quelques outils d’évaluation formative.
(Avant-propos, Présentation et Autodiagnostics 1, 2, 3, 4 de "Bravo ! 1" - Portfolios (Niveaux 1 – 2 – 3) de "Tout va bien" ...)

En vous servant des informations repérées dans l’activité 1, essayez de montrer, en une ou deux phrases, s’il vous arrive dans votre pratique professionnelle de faire de l’évaluation formative.
(Précisez: À quel moment du programme, de la leçon, de la séance...? Sous quelles formes? Fréquemment ou plutôt rarement? Avec ou sans outils? ... Saviez-vous que c’était de l’évaluation formative?)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


CORRIGÉ

vendredi 17 octobre 2008

Tương lai nào cho văn học?

Phỏng vấn François Bégaudeau và Tzvetan Todorov

Sabine Audrerie thực hiện
(Les Dossiers de l’Actualité, tháng 2/2007)

- Văn chương thời nay đang gặp những hiểm hoạ nào?

TZVETAN TODOROV: Mối “hiểm hoạ” mà tôi đã đề cập đến trong “Nền văn chương đang lâm nguy” xuất phát từ nhiều nguồn nhưng tất cả những nguồn này đều gắn với quan niệm về văn chương. Nguồn thứ nhất là ở việc giảng dạy trong nhà trường, một nền giảng dạy đã có sự thay đổi đột biến ngay sau sự kiện 1968 và bản thân tôi đã tích cực tham gia vào đó. Chúng tôi mong muốn cân bằng những cách tiếp cận từ bên ngoài, từ tiểu sử và từ những giai thoại, bằng cách chú tâm hơn vào việc phân tích bản thân các tác phẩm. Nhưng rồi ta đã đi quá xa, và kết quả là ngày nay ta dạy những công cụ phân tích đó hơn là dạy bản thân các tác phẩm. Có thể nhận thấy quan niệm có tính khổ hạnh này ở phần lớn công tác phê bình văn chương trên các báo và ngay cả ở nhiều nhà văn, họ như bị tê liệt đi do mong muốn tự thích ứng với những lý thuyết mà họ tin là có tính thời thượng.

FRANÇOIS BÉGAUDEAU: Là giáo viên dạy tiếng Pháp [1] tôi phản bác nhận định của ông về việc dạy học. Chúng tôi buộc phải theo hướng thực dụng, đặc biệt ở các trường trung học cơ sở đang gặp khó khăn, và chúng tôi thực sự có toàn quyền hành xử trước những văn bản pháp quy mà theo ông là có khả năng dẫn đến chủ nghĩa hình thức, điều mà thực ra tôi không tin: tự hỏi Kafka thuộc dòng hài hay bi là một câu hỏi có thể dẫn dắt chúng ta đi rất xa, trên bình diện ý nghĩa chứ không chỉ trên bình diện hình thức.
Mặt khác, cần phải trả lại lẽ công bằng cho tinh thần cuộc cải cách và bước ngoặt hậu 68 đó. Điều đó có nghĩa là cần thích nghi việc giảng dạy với quá trình dân chủ hoá của nó. Việc trải qua những quy trình liên quan đến hình thức cho phép tạo dựng một sự kết nối, bao gồm cả kết nối với những ai mà thoạt tiên một áng văn hay thơ không gợi lên điều gì cả. Thử lấy thí dụ của sơ đồ tác nhân truyện kể (schéma actanciel) mà xem, là sơ đồ có tính hình thức dùng để phân tích cấu trúc của các vở kịch bằng cách nêu bật chủ thể, đối tượng, mục tiêu, đối thủ, trợ thủ. Có thể nói nó cho phép mỗi người đi vào vở kịch, vào những nơi mà rào cản ngôn ngữ có thể khiến anh ta nản lòng và câu chuyện chẳng gợi cho anh ta điều gì.

Và điều khiến tôi khá chú tâm đến khía cạnh hình thức là vì tôi tin chắc chắn trong một cuốn sách, chính hình thức của nó, ngôn ngữ của nó, nhạc điệu của nó là những trục trung chuyển thực sự tạo nên chuyển biến ở người đọc, nhiều hơn gấp bội so với chủ điểm và ý nghĩa, những thứ cuối cùng vẫn chẳng tạo ra được điều gì mới mẻ.

TZVETAN TODOROV: Việc những người thực thi kiểu giảng dạy đó bảo vệ cho nó là lẽ thường tình. Tôi tự đặt mình vào góc độ của học sinh thì đúng hơn. Ở cấp phổ thông trung học, chuyên ban văn chương không còn thu hút được ai nữa, với quan niệm về văn học như thế học sinh không hiểu được học chuyên ban đó có ích lợi gì. Tôi thấy thật đáng buồn khi nghĩ rằng muốn thu hút học sinh người ta phải nói với các em về những trợ thủ và đối thủ! Đúng ra chúng ta cần phải chỉ cho các em thấy những tác phẩm lớn của quá khứ nói về các em, rằng chúng tạo ý nghĩa cho cuộc sống bên trong của các em và giúp các em sống tốt hơn.

- Thưa ông François Bégaudeau, vấn đề ý nghĩa cũng gắn với vấn đề dấn thân của văn học mà ông đã đề cập đến và bảo vệ trong nội dung cuốn sách nhiều tác giả Những tiến triển của tiểu thuyết.

FRANÇOIS BÉGAUDEAU: Điều tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết của mình là tính yếu ớt mong manh của văn học Pháp trước chữ “dấn thân”. Các tiểu thuyết gia Pháp e ngại một cách chính đáng sẽ phải lệ thuộc vào một ý đồ chiến đấu, nhưng ở đây cần phải nhắc lại những gì Jean-Paul Sartre đã nói, đó là: dấn thân, thì người ta dấn thân bằng hành động thực. Và đó chính là điểm khiến tôi rất khác Tzvetan Todorov: tôi nghĩ rằng tất cả các tiểu thuyết hiện đại đều nói với chúng ta một điều gì đó của thế giới theo cách riêng của mình. Điều Tzvetan Todorov khó mà thiếu được là một nền văn học có dự tính tường thuật toàn bộ thế giới.
- Có phải tham vọng đó đã biến mất trong tiểu thuyết hiện đại như Tzvetan Todorov đã nhận định hay không?
FRANÇOIS BÉGAUDEAU: Tôi tin rằng tiểu thuyết hiện đại nhấn mạnh cái ý này: một thế giới duy nhất là điều không thể có! Tiểu thuyết hiện đại đề cập đến mọi việc dưới những góc độ nhỏ bé hơn, đó là điều tôi đã làm với tiểu thuyết “Giữa những bức tường[2] (NXB. Verticales, 2006, 272 trang, 16,90 €): thay vì xây dựng nên những lý thuyết cao siêu về nhà trường, tôi đã lựa chọn việc tự đặt mình vào một lớp học để quan sát những gỉ diễn ra ở đó. Từ đó mỗi người tự suy diễn những gì mình ưa thích về tình trạng của xã hội. Nhưng tôi không hề có ý định giải thích thế giới

TZVETAN TODOROV: Sự dấn thân theo nghĩa mà Sartre gán cho nó vẫn luôn hiện hữu, do đó ngưòi ta không thể lấy nó làm mục đích được. Dấn thân theo nghĩa thông dụng là gia nhập một đội ngũ để phục vụ cho một sự nghiệp là trái với bản thân tinh thần của tiểu thuyết, một thể loại không liên quan đến dạy học. Ngược lại người ta không thể mơ tưởng đến việc các tác giả cảm thấy có trách nhiệm, nghĩa là đảm bảo sự nối tiếp giữa thế giới họ đang sống và thế giới họ sáng tạo ra. Tôi và những kẻ khác, thực và ảo tạo nên một thế giới chung. Điều đó không có nghĩa rằng đó là một thế giới duy nhất. Nhưng tôi nhận thấy những yêu cầu đó được thể hiện một cách mờ nhạt trong tiểu thuyết đương thời.

- Trong cuốn sách của mình, Tzvetan Todorov nhấn mạnh về vai trò của văn học và về khái niệm khoái cảm, dường như đó không phải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cuốn sách nhiều tác giả.

TZVETAN TODOROV: Đọc sách phải kết hợp với khoái cảm, ở đó ta không thể nào dẫn dắt được ai bằng cách cưỡng bức họ. Có thể kết hợp như vậy bởi vì có một niềm vui khi theo dõi một câu chuyện, khi hình dung ra những kẻ khác mình, khi nắm được ý nghĩa và khám phá vẻ đẹp.

FRANÇOIS BÉGAUDEAU: Chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm đó ít thôi trong cuốn sách của mình, đơn giản vì đó là điều đã được thông suốt. Một giáo viên tiếng Pháp chỉ mơ ước mỗi một việc: mong sao học sinh thích thú khi đọc các tác phẩm mà các em được đề nghị đọc, thế nhưng thực tế là với 80% học sinh niềm khoái cảm đó không tự dưng mà có được. Sắc lệnh về khoái cảm thậm chí có thể gây áp lực lớn, và tạo nên sự phân biệt khi đặt một số học sinh vào cái thế bị cả thế giới văn chương phỉ báng. Từ đó, chúng tôi có nhiệm vụ phát minh ra những cách tiếp cận để đi đến khoái cảm đó, và nghiên cứu về mặt hình thức là một cách tiếp cận trong số hàng nghìn cách tiếp cận có thể có.

--------------------------------------

Tzvetan Todorov là một tên tuổi lớn trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu (văn học, triết học, văn hoá, sử học, nhân loại học...) trên phạm vi toàn thế giới. Xuất phát điểm của tác phẩm “Nền văn chương đang lâm nguy” (La littérature en péril, NXB Flammarion, 96 trang) của Tzvetan Todorov là một mối quan ngại: ông cho rằng văn chương Pháp có thể gặp hiểm nguy. Đó là một nền văn chương “bị giới hạn đến mức phi lý”, theo cách nói của Todorov, bị đe doạ từ bên trong bởi chính những kẻ hành nghề văn chương và bảo vệ nó. Là bố của ba đứa con, ông kinh ngạc khi thấy học sinh chán ngán và ngáp vắn ngáp dài trước những áng văn thơ đẹp nhất. Là độc giả, ông không còn nhận thấy sự phong phú và tham vọng đã tạo nên thời vàng son của tiểu thuyết châu Âu, và buồn lòng vì giới phê bình lại ủng hộ trào lưu đó. Ai là thủ phạm gây ra tình trạng này? Theo Todorov, thủ phạm chính là sự thống trị của một cách tiếp cận hình thức làm phương hại đến ý nghĩa. Todorov đấu tranh cho một nền văn chương được dành trọn vẹn cho sứ mệnh của nó, đó là giúp chúng ta khám phá một vẻ đẹp làm phong phú cho cuộc sống của chúng ta và cho phép chúng ta tự hiểu bản thân mình hơn.

Tzvetan Todorov


François Bégaudeau là nhà văn, đồng thời là giáo viên môn văn học của một trường trung học cơ sở tại Pháp. Tác phẩm “Những tiến triển của tiểu thuyết” (Devenirs du roman, NXB Inculte/Naïve, 360 trang) của nhiều tác giả, trong đó có François Bégaudeau, là một công trình tập thể quy tụ 30 tác giả phần lớn là nhà văn. Họ đều quan tâm đến văn chương ở mọi dạng thức, trạng thái, và hết lòng bảo vệ cho tính đa dạng đó. Bằng chứng là có rất nhiều thế giới và quan niệm khác nhau được thể hiện trong tuyển tập của họ, một tuyển tập bao gồm những tuyên
François Bégaudeau


.
ngôn, truyện ngắn, bài phỏng vấn... Tất cả những bài viết đó đều đặt dấu hỏi đối với những khả năng tiến triển cuả tiểu thuyết đương thời. Không một tác giả nào trong bọn họ quan ngại về sự tàn lụi của tác phẩm văn chương, họ đều mong muốn xuất phát từ những trải nghiệm riêng để nhận ra ở mọi cách tiếp cận mới dấu hiệu của sự phát lộ bản thân. Phim “Giữa những bức tường” (Entre les murs) của Laurent Cantet về học đường, được chuyển thể từ tiểu thuyết tự truyện cùng tên của François Bégaudeau (bản thân François Bégaudeau thủ vai chính trong phim), đã thành công vang dội, đạt giải Cành Cọ vàng ở Liên hoan phim Cannes 2008. Theo dự báo, đó sẽ là phim được nước Pháp đề cử cho giải Oscar 2009 dành cho phim nước ngoài hay nhất.


Áp-phích phim “Giữa những bức tường” chuyển thể từ tiểu thuyết của François Bégaudeau


Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp
Dịch và giới thiệu: Phạm thị Anh Nga

Ghi chú:
[1] Tiếng Pháp ở đây, trong bối cảnh trường học tại Pháp, là tiếng mẹ đẻ đối với những học sinh người Pháp (chú thích của người dịch)
[2] “Entre les murs”

Tạp chí VĂN NGHỆ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 47 (22-11-2008)

mercredi 15 octobre 2008

Công tác biên soạn Sách giáo khoa tại CIEP (Sèvres - Pháp) 1993-1995

SGK "Tiếng Pháp" tại Triển lãm của Trung tâm CIEP (Sèvres) năm 1997

*************************************************************************

BÁO CÁO CÔNG TÁC
Kính gởi:
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà Xuất bản Giáo Dục
- Hà Nội - CHXHCN Việt Nam
Trường Đại Học Sư Phạm Huế


Tôi tên là PHẠM THỊ ANH NGA
Cán bộ giảng dạy tiếng Pháp
thuộc Khoa Pháp, trường Đại Học Sư Phạm Huế,
đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam nhất trí cử sang trung tâm CIEP (Sèvres) để tham gia biên soạn Sách Giáo khoa tiếng Pháp cho các lớp 11, 12.

Nay tôi xin báo cáo về công tác biên soạn như sau:

1. Từ tháng 11/1993 đến tháng 6/1994:

- Về nhân sự:

Tháng 11/1993 tôi được cử sang công tác ở Pháp, thay cho bà Nguyễn thị Uyên đã hết hạn công tác và đã trở về Việt Nam. Tập thể tác giả gồm có:

Về phía CIEP (Pháp):
- Ông René Cotte, chủ nhiệm Ban Đào tạo Giáo viên tiếng Pháp
- Ông Jean-Noël Juttet
- Ông André Kara

Về phía Việt Nam:
- Ông Trương Quang Đệ, chủ biên
- và tôi, Phạm thị Anh Nga

(trong đó thường xuyên trong công việc là các ông Trương Quang Đệ, Jean-Noël Juttet, và tôi, Phạm thị Anh Nga).

- Về tình hình biên soạn:

Trong thời gian này, nhiệm vụ của tôi là nghiên cứu cuốn Tiếng Pháp 10, tham gia công việc biên soạn của tập thể tác giả. Công việc này bao gồm:
- sửa chữa và hoàn tất cuốn Tiếng Pháp 11, lên ma-két và chữa các bản in thử của TP 11
- biên soạn sách hướng dẫn giáo viên cho TP 11
- biên soạn cuốn Tiếng Pháp 12.

Cuối tháng 12, các công việc của nhóm tác giả liên quan đến Sách Giáo khoa TP 11 đều hoàn tất, NXB Didier chuẩn bị phim TP 11 để gởi cho NXB Giáo Dục Hà Nội. Riêng cuốn TP 12 thì các phần sau xem như đã hoàn tất:

1. Định hướng cho sách TP 12,

2. Xác định cơ cấu của từng bài học, bao gồm các phần:

* Chung cho các ban:
. 2 bài khoá 1 & 2 (Textes 1 & 2)
. Đọc lướt tìm dấu hiệu (Découvrir)
. Bài tập thực hành, gổm bảng Ngữ pháp và các bài tập (Approfondir)
. Hoạt động giao tiếp, nhằm hiểu kỹ 2 bài khoá (Comprendre)
. Kết luận, đánh giá (Pour conclure)
. Mở rộng bài học bằng các hoạt động có tính cách giải trí, vui chơi (Pour le plaisir), bao gồm:
- 1 hay 2 bài thơ
- những danh ngôn, câu trích dẫn
- tranh vui
- 1 bài hát

* Riêng cho các ban Khoa học xã hội:
. bài khoá 3 (Texte 3): trích các bài phỏng vấn, các phát biểu, các mẩu đối thoại, trích đoạn 1 vở kịch...
. hoạt động nghe hiểu (Écoutez)
. diễn đạt nói và viết (Expression orale & écrite)
. bài đọc thêm (Pour aller plus loin)

(Các phần in đậm là những phần mới hoặc khác, so với TP 10 và TP 11).

3. Chọn các bài khoá (Textes) cho các bài học (Leçons) từ bài 1 đến bài 7 (trên tổng số 12 bài học của sách). Mỗi bài học gồm 3 bài khoá:
. 2 bài viết
. 1 bài ghi âm (dành cho các lớp thuộc các ban Khoa học xã hội)
. 1 bài đọc thêm.

4. Sơ thảo một vài bảng Ngữ pháp.

2. Từ 7/1994 đến 1/1995:

- Về nhân sự:

Đầu tháng 7/1994, ông Trương Quang Đệ đã hết hạn công tác và về nước, và ông Jean-Noël Juttet, trụ cột chính của công trình biên soạn, cũng được cử đi công tác dài hạn ở Đài Loan từ tháng 9/1994. Trung tâm CIEP đề nghị tôi tiếp tục công tác biên soạn cho đến hết tháng 3/1995 và phía Pháp cũng bổ sung thêm nhân sự. Tập thể tác giả bao gồm:

Về phía CIEP (Pháp):
- Ông René Cotte, chủ nhiệm Ban Đào tạo Giáo viên tiếng Pháp
- Bà Marie-Rose Prévot
- Ông André Kara

Về phía Việt Nam:
Bà Phạm thị Anh Nga

(trong đó thường xuyên là bà Marie-Rose Prévot, và tôi, Phạm thị Anh Nga).

- Vế tình hình biên soạn:

Trong thời gian này, khối lượng công việc còn lại rất nhiều, tình hình nhân sự (xin xem ở đoạn trên) có nhiều biến động, nhưng với nhiều nỗ lực tập thể tác giả đã hoàn thành phần lớn công việc biên soạn TP 12:
- kết thúc việc chọn các bài khoá cho các bài học
- hoàn tất trọn bài học 1
- soạn các bảng Ngữ pháp và các bài tập cho các bài học 1 đến 9
- chọn phần lớn các bài thơ, bài hát, các câu trích dẫn, tranh vui.

3. Từ 2/1995 đến nay:

Cuối tháng 1/1995, đội ngũ có bổ sung thêm ông Bertrand Calmy, và ông André Kara được điều sang làm việc thường xuyên trong nhóm biên soạn.
Đến nay công việc biên soạn TP 12 xem như đã hoàn tất, chỉ còn một vài điểm cần bổ sung. Ngày 15/2/1995, được thông báo bằng điện thoại của ông Trương Quang Đệ thay mặt cho Hội đồng Thẩm định Sách Giáo khoa đang họp ở Hà Nội, tập thể tác giả đã xem xét sửa chữa bản thảo dựa theo một số đề nghị của Hội đồng Thẩm định sách, đồng thời gởi Fax báo cáo tình hình đó với NXB Giáo Dục Việt Nam. Tập thể tác giả đã 4 lần gặp gỡ và họp với Nhà xuất bản Didier để chuẩn bị ma-két cho cuốn TP 12, chữa bản in thử lần 1 của một số phần (Từ vựng, Bảng chia động từ). Ngày 15/3/1995, các tác giả đã chuyển cho NXB Didier phần còn lại của bản thảo TP 12, ngoài các bài 2, 3, 4 sẽ bổ sung vào ngày 24/3/1995.
Sách hướng dẫn giáo viên của TP 11 cũng đã được hoàn tất việc biên soạn và gởi cho NXB Giáo Dục Việt Nam.

Thời gian hoàn thành TP 12 được dự trù như sau :
- 31 tháng 5: Hoàn tất ma-két cho TP 12
- 31 tháng 7: Hoàn tất bản in thử cuối cùng
- 15 tháng 8: Hoàn tất phim để in TP 12

NHẬN XÉT:

1. Công trình biên soạn Sách Giáo khoa tiếng Pháp từ lớp 6 đến lớp 12 của Việt Nam đã được Trung tâm CIEP đánh giá rất cao. Trong buổi lễ hàng năm của Trung tâm, ông Giám đốc Trung tâm đã nhắc đến sự hợp tác có hiệu quả của Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực này, và ghi nhận nỗ lực của tập thể tác giả và hiệu quả của công việc.

2. Tuy vậy, do khối lượng công việc nặng nề, thời gian có hạn, và do sự phân công chung, các tác giả Việt Nam đã không tham gia trực tiếp soạn các Sách hướng dẫn giáo viên. Và các tác giả thường xuyên biên soạn sách giáo khoa cũng ít được tham khảo ý kiến trong việc biên soạn sách hướng dẫn. Do đó đôi khi sách hướng dẫn không đáp ứng hoàn toàn ý đồ của các tác giả.

3. Điều kiện làm việc về phương tiện vật chất nói chung rất thuận lợi: phòng ốc, máy tính... Tuy nhiên, các tác giả phía Pháp thường xuyên phải đảm đương nhiều công tác khác, nên dù muốn dù không cũng không có mặt đều đặn, ít nhiều cản trở tiến độ của công việc. Thường cả phía Pháp lẫn Việt Nam phải làm việc 7, 8 giờ/ngày.

4. Do một số trở ngại trong việc dàn xếp giữa NXB Didier và Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam, phim của sách TP 11 đã không được giao cho NXB Giáo Dục Việt Nam đúng hạn định, ảnh hưởng không ít đến việc dạy và học tiếng Pháp của các lớp 11 năm học 1994-1995.

5. Dù tập thể tác giả và phía Pháp đã rất nỗ lực, việc thực hiện các băng cát-xét kèm theo TP 11 và TP 12 gặp trở ngại vì thiếu kinh phí. Tình hình này rất ảnh hưởng đến nội dung TP 12 dành cho các ban Khoa học xã hội, trong đó có phần luyện tập cho học sinh kỹ năng nghe hiểu (nghe các mẩu đối thoại thu băng và làm một số bài tập).

MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ:

Để kết thúc tốt đẹp chương trình biên soạn Sách giáo khoa tiếng Pháp và tổ chức tốt việc thi cử, đánh giá, tôi xin có một số đề nghị sau:

- Tiến hành gởi biên tập viên của NXB Giáo Dục sang Pháp từ đầu tháng 4 để kịp thời sửa chữa các bản in thử của TP 12,

- Cử nhân sự (một người hoặc một nhóm) nghiên cứu việc soạn thảo các đề thi và đánh giá từng giai đoạn của lớp 12 và cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình học.

Ngoài ra, khoá thực tập sinh năm học 1994-1995 là khoá cuối cùng được cử sang Trung tâm CIEP (Sèvres) học tập và tiếp thu Sách giáo khoa tiếng Pháp. Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu để bắt đầu từ năm tới, có thể tiếp tục gởi Giáo viên tiếng Pháp sang thực tập tại CIEP.

Làm tại Sèvres, ngày 21 tháng 3 năm 1995
Phạm thị Anh Nga

-----------------------------------------
Ý KIẾN CỦA ĐSQ VIỆT NAM TẠI PHÁP
Chị Phạm Thị Anh Nga đã hoàn thành đạt kết quả tốt chương trình công việc, đã thực hiện đầy đủ mọi quy định đối với TTS và cán bộ công tác ở nước ngoài.
Paris ngày 24.03.95
TL Đại sứ
Phụ trách Thực tập sinh

Nguyễn Trần Lý

dimanche 12 octobre 2008

Ngọc quý nhập khẩu

(Minh hoạ của Tạp chí Tia Sáng)


“Người lớn” chúng ta, đặc biệt là các bậc thầy cô giáo, đã lắm phen lắc đầu ngán ngẫm trước những lỗi ngọng nghịu ngớ ngẩn khó lòng chấp nhận của đám học trò, hay những cái sai to tổ bố của con em, mà bất cứ nhà nghiên cứu giáo dục tài giỏi nào nhìn vào cũng đành ...bó tay, kêu trời! Nhưng thử mở cửa nhìn ra bên ngoài phạm vi đất nước Giao Chỉ̉ chúng ta một tí, xem tình hình ở xứ sở người ta nó có sáng sủa, có khấm khá hơn không. Thì đây, một cánh cửa hé lộ ra phương trời Tây, ở đất nước được xem là có nền văn minh văn hoá thuộc loại đáng nể nhất: Pháp quốc. Vâng, ở Pháp, kể từ 1999 đến nay, hàng năm, cứ vào cuối thu, (khi mà) lá ngoài đường rụng nhiều (rụng thực sự chứ không chỉ rụng trong ... thơ văn), thì các thầy cô giáo Phú Lang Sa lại nô nức đón chờ “lô hàng mới”, và sau đó hào hứng truyền tay hoặc meo cho nhau những sản phẩm mới ra lò ấy. Lô hàng mới đó là những câu, từ có chứa đựng những cái sai, cái lỗi được sưu tầm lượm lặt từ kỳ chấm thi toàn quốc văn bằng Tú tài (tốt nghiệp cấp 3) vừa kết thúc, mà một số trong bọn họ đã là giám khảo. Những câu chữ thu nhặt được đó được họ âu yếm gọi tên là “những viên ngọc quý”.

Xin nêu ra đây để quý vị cùng chiêm ngưỡng một số viên ngọc quý hiếm thu nhặt được từ bài làm của các thí sinh Tú tài Phú Lang Sa, mà tôi đã “nhập khẩu” về Việt Nam cách đây không lâu. Nhập khẩu mà chẳng phải qua thủ tục kê khai thuế má gì ở cửa khẩu. Dù đó là ngọc quý hẳn hoi, mỗi viên một vẻ, mười phân vẹn .. hơn cả mười.

Liên quan đến kiến thức tự nhiên nói chung, các em viết gì? Xin mời quý vị thưởng thức. “Một lít nước 20 độ + một lít nước 20 độ = hai lít nước 40 độ.” - “Muốn bảo quản nước đá được tốt hơn, người ta phải làm cho nó đông lạnh.” Chưa hết. “Một chai nước sẽ nổ tung khi đông cứng, vì dưới tác động của độ lạnh, nước trở thành chất gây nổ.” - “Phim ảnh là một năng lượng vẫn chưa được biết đến vào thế kỷ XIX.” Đọc những câu chữ của các em, ta dễ có cảm giác đang lạc vào một cõi u u mê mê nào đó ... không có thật, đầy ảo giác, vô cùng bí hiểm: “Theo lịch Hê-brơ, chúng ta hiện đang ở vào năm 5757 sau Công nguyên.”- “Từ thời Ác-si-mét về sau, tàu thuyền có thể nổi trên mặt nước.” - “Ác-si-mét là người đầu tiên chứng minh rằng một cái bồn tắm có thể nổi trên mặt nước.” - “Một kilô thuỷ ngân trên thực tế cân nặng đến một tấn.” - “Bom nguyên tử là vô hại khi nó được dùng để làm ra điện.” - “Nước biển đặc biệt được dùng để làm đầy các đại dương.” v.v. và v.v.

Riêng về lĩnh vực toán học, kết quả mười ba năm mài ghế nhà trường với một số em “túm lại” được thể hiện như sau: “Com-pa được dùng để đo độ của một hình tròn.” - “Hình đa giác là một hình có cạnh gần như khắp nơi.” - “Hình vuông là một hình chữ nhật mà phía nào cũng có góc vuông.” hay “Hình vuông là một hình chữ nhật có một cạnh ngắn hơn một chút.” - “Số 0 là số duy nhất cho phép đếm đến 1.” - “Tất cả các số chẵn đều có thể chia cho 0.” - “Số 0 rất cần thiết, nhất là khi người ta đặt nó sau những con số khác.” - “Để thực hiện phép chia, phải nhân bằng cách trừ.” - “Số tự nhiên là số có thể dùng tay sờ mó được.” (Úi dà...) “Định luật sác xuất được gọi tên như thế vì người ta không chắc chắn là nó tồn tại.”. (Nghe cứ như là chuyện tếu táo khôi hài, nhưng thực sự là chúng được trích trong các bài thi đấy!)

Về sinh học, có em viết: “Bộ óc có hai bán cầu, một bán cầu có nhiệm vụ theo dõi bán cầu kia.” - “Đồng tính không phải là một căn bệnh, nhưng không ai muốn mắc phải nó.” Nhạy cảm hơn nữa là những câu sau: “Chỉ số sinh sản phải bằng 2 để đảm bảo việc tái tạo các thế hệ, bởi vì phải có hai người để tạo nên một em bé. Có thể có ba hay bốn người để làm việc đó nhưng hai người là đã đủ.” - “Ốc sên là những con vật đồng tính.” - “Loài thỏ có xu hướng sinh sản với tốc độ của âm thanh.” - “Muốn đẻ trứng, gà mái phải được làm cho lên men bởi gà trống.” - “Loài mực khổng lồ chộp con mồi giữa những tinh hoàn vĩ đại của chúng.” Xem ra thế hệ trẻ của người ta cũng chẳng “kém cạnh” con em mình về mặt khoa học tự nhiên đấy nhỉ !

Còn về khoa học xã hội? Những viên ngọc quý cũng không kém phần phong phú. Có khi chỉ là sự ngô nghê như: “Những truyện ngụ ngôn của La Fông-ten (La Fontaine) xưa đến nỗi người ta không còn biết tên tác giả nữa.” Nhưng vẫn rất nhiều cung bậc khác. Ngọc địa lý có những chân dung như sau: “Ga-li-lê (Galilée) (1564-1642) bị kết án tử hình vì ông là người đầu tiên biết làm cho trái đất quay.” - “Mặt trời thôi không quay xung quanh trái đất nữa từ ngày người ta đe doạ sẽ thiêu cháy nó.” - “Bốn phương trời là: phải, trái, dưới và trên.” - “Mét là một phần mười triệu của một phần tư kinh tuyến, để cho được chính xác người ta đã làm tròn trái đất.” Về địa lý thế giới: “Ở Hoa Kỳ, muốn đi từ Đông sang Tây, người ta dùng tàu hoả, từ Bắc đi về hướng Nam thì dùng đường thuỷ.” - “Ấn Độ kéo dài từ cực đến đường xích đạo, gấp 88 lần so với nước Pháp với 33 triệu dân.” - “Trung Hoa là đất nước đông dân nhất, với một triệu dân cho mỗi km vuông” - “Việt Nam là thủ đô của Li-băng.” (!!!???) Ngay cả về nước Pháp của mình, cũng có những em viết trong bài thi: “Nước Pháp gồm 60 triệu dân, trong số đó có nhiều thú vật.” Đặc biệt là một “qui luật tiến hóa” của xã hội loài người: “Đất nước càng nóng thì càng kém phát triển, lạnh thì phát triển vừa vừa, rất lạnh là rất phát triển.” (!?). Và trả lời cho câu hỏi “Hãy cho biết tên một con sông lớn của Nga”, có em viết: “La vodka.” (là ... rượu vốt-ca)!

Tương tự như thế, ngọc lịch sử gồm những viên như: “Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có những nước châu Âu tham chiến, trong số các nước đó có Hoa Kỳ.” - “Chiến tranh thường là một thời điểm hoà bình giữa hai nước, như giữa Pháp và Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai.” - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm khoảng mười người chết nhưng chỉ về phía người Đức.” - “Chiến tranh thế giới thứ hai là một thời kỳ thanh bình và thịnh vượng của nước Đức.” - “Lịch sử Trung cổ đã được giải thích rõ ràng bởi Crix-tiăng Cla-viê (Christian Clavier) trong phim « Những vị khách lạ » tập 1 và 2.” *. - “Trong phim câm, các diễn viên nói với nhau bằng những chữ được họ viết bên dưới cuốn phim.” - “Chữ viết được phát minh ở La Mã bởi những người Ai Cập cách đây 100 năm.” - “Tử ngữ là loại ngôn ngữ chỉ có người chết mới sử dụng.” - “Người Ai Cập biến người chết thành xác ướp để giữ cho họ được sống.” - “Amx-tơ-rông (Amstrong) là người đầu tiên đi xe đạp trên mặt trăng.” - Liên quan đến lịch sử nước Pháp, có em viết: “Thập tự chinh là chuyến du lịch bằng tàu biển do Giáo hoàng tổ chức.” - “Cuộc chiến 100 năm đã diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918.” - “Gian-đa (Jeanne d’Arc) là tổng thống.” ** - “Clô-vix (Clovis) mất vào cuối đời của mình.” - “Tháng 5 năm 68 xảy ra vào thời chiến tranh thế giới thứ hai.” - “Phrăng-xoa đệ nhất (François 1) là con trai của Phrăng-xoa 0 (François 0). » - “Lu-i XV (Louis XV) là chắt trai của chú ông ta là Lu-i XIV (Louis XIV).”.

Một số ngọc quý bắt nguồn từ sự nhầm lẫn giữa từ này và từ khác. Do nhầm từ viết tắt GDP thành BNP (Banque Nationale de Paris = Ngân hàng Quốcc gia Paris), mà có em viết: “Người ta nhận ra một đất nước là giàu hay nghèo khi nhìn vào BNP (Ngân hàng Quốc gia Paris) của họ.”. Tương tự như thế, do lẫn lộn “généalogique” (phả hệ) và “gynécologique” (phụ khoa) mà có em viết: “Người Pháp ngày càng quan tâm đến cây phụ khoa (thay vì cây phả hệ) của mình.” Có thể kể ra vô số những câu như thế: “Các vị hoàng đế tổ chức những trận đấu của các lò sưởi (thay vì của các dũng sĩ giác đấu).” (“gladiateur” = dũng sĩ giác đấu / “radiateur” = lò sưởi) - “Mỹ đã thả hai quả bom nghệ thuật ẩm thực (thay vì hai quả bom nguyên tử) trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.” (“atomique” = nguyên tử / “gastronomique” = nghệ thuật ẩm thực). Các từ “conjugaison” (phép chia động từ) và “conjugal” (thuộc đời sống lứa đôi) có hình thức gần giống nhau cũng là nguyên nhân đưa đến câu viết: “Những bài tập về chia động từ được gọi là đạo vợ chồng”. Và do từ “papyrus” (loại giấy của người Ai Cập xưa, được xem là thuỷ tổ của các loại giấy ngày nay) bị nhầm với từ ngữ gần âm “papiers russes” (giấy Nga) hay “papys russes” (lão ông người Nga), có em sáng tác: “Thuở xưa người Ai Cập viết trên những tờ giấy Nga (papiers russes / papyrus)” hay “Papyrus là tên gọi dành cho các lão ông ở Nga.” Và cũng do nhầm lẫn về chính tả giữa “faucon” (chim cắt) và “faux con” (thằng ngu giả hiệu), mà có câu: “Thần Horus có đầu của một thằng ngu giả hiệu (thay vì của một con chim cắt).” Đáng thương thay cho thần Horus!

Tên các tác phẩm văn học Pháp cũng bị bóp méo: “Trong tất cả các vở kịch của Mô-lie (Molière), “Những viên đá quý kệch cỡm” (thay vì “Những quý bà kệch cỡm”) là vở nổi tiếng nhất.” (“les précieuses” là những quý bà, nhưng “les pierres précieuses” lại là những viên đá quý) - “Bô-đơ-le (Baudelaire) đã gây ra xì-căng-đan khi viết cuốn sách nổi tiếng “Những đoá hoa của con đực.” “Mal” - niềm đau, đã biến thành “mâle” - con đực. Xì-căng-đan là lẽ tất nhiên! Đặc biệt, danh nhân của nhân loại hay của Pháp cũng cùng chung số phận hẩm hiu: “Lénine và Stallone (thay vì và Staline)”. (Stallone là tên một diễn viên cơ bắp nổi tiếng của điện ảnh Hollywood.) Còn nữa: “Những tài năng của thời Phục Hưng Ý là: Mic-ky thiên thần (Mickey l’ange) và con tôm hùm của Vin-xi (le homard de Vinci)”, thay vì Mi-ken Lăng-giơ (Michel Ange) và Lê-ô-na đơ Vanh-xi (Léonard de Vinci). Ắt hẳn chuột Mic-ky quen thuộc với các em hơn là nhà danh hoạ Mi-ken Lăng-giơ, cũng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, tác giả bức danh hoạ La Giô-công-đơ (La Joconde) làm sao gần gũi cho bằng ... một chú tôm hùm! Kịch tác gia Mô-lie (Molière), tác giả của nhiều vở hài kịch để đời, trong đó có vở “Thầy thuốc bất đắc dĩ” thì được nhắc đến là: “Mô-lie là thầy thuốc bất đắc dĩ.” Riêng về Huy-gô thì: “Vich-to Huy-gô (Victor Hugo) viết quảng cáo cho những kẻ khốn khổ đáng thương” (trong khi, như chúng ta biết, ông là tác giả của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”).

Có một số “danh ngôn” được các thầy cô giáo ở Pháp xếp vào loại câu “không thể xếp loại nổi”, vả thú thật là tôi cũng đã thử tìm hiểu nguyên cớ nhưng cuối cùng ... bó tay: “Gioóc-giơ Xăng (George Sand) là một người phụ nữ đồng tính yêu đàn ông.” - “Patx-can (Pascal) đã dành trọn đời mình để viết những tiểu luận của Mông-te-nhơ (Montaigne).” ***- “Thống chế Pê-tanh (Pétain) là một chiến binh già suốt đời ôm ấp những đứa trẻ.” - “Vich-to Huy-gô ra đời năm ông hai tuổi.” - “Con cháu của A-đam và E-va là Giê-su Ki-tô (Jésus Christ).” - “Giê-su Ki-tô ra đời cách đây nhiều triệu năm.” - “Giu-lơ Xê-da (Jules César) là một thương hiệu pa-tê dành cho chó.” **** “Mi-tơ-răng (Mitterand) qua đời vì bệnh ung thư tử cung.” (Khốn khổ thay cho vị tổng thống Pháp!). Và không biết việc tang ma của tướng Đơ-Gôn (De Gaulle) được tiến hành ra sao mà có câu: “Tướng Đơ-Gôn đã được chôn cất trong hai nhà thờ ở Cô-lom-bây (Colombey).” Chẳng lẽ vị tướng có công vô cùng lớn với lịch sử và nhân dân Pháp khi qua đời đã bị ... phanh thây!

Và cuối cùng là một số viên ngọc khác, kèm với lời nhận xét “nô-com-mèn” (no comment), bởi chúng thật sự là quái chiêu, không thể bình luận: “Thất tuần là một hình thoi có bảy cạnh.” - “Ngữ pháp chẳng dùng để làm gì cả vì nó quá khó hiểu.” - “Vào thời Trung cổ, người ta chưa phát minh ra sức khoẻ tốt.” - “Cực được bao phủ bằng nước đá: đó là bao cao su chứa giá băng.” - “Nếu một người nào đó đi theo bạn ngoài đường, hãy cảnh báo trước với anh ta, anh ta có thể hãm hiếp bạn.” - “Có nhiều kiểu bạo hành: cướp có dao, trộm có súng, hiếp dâm với bộ phận sinh dục.” - “Trên thế giới, chỉ có Pháp mới không phải là ngoại quốc.” - “Trước khi có máy chém, những kẻ tử tù bị hành quyết trên một chiếc ghế điện.” - “Tỷ lệ tử vong của trẻ em là rất cao, ngoại trừ ở người già.” - “Ngày xưa trẻ con sinh ra khi tuổi còn nhỏ.” - “Bằng cách ve vẫy đuôi, con chó diễn đạt tình cảm giống như con người.” - “Đức Giáo hoàng vừa qua đời lần thứ 264.” v.v. và v.v.

Và cứ thế, hàng năm, cứ vào cuối thu, lại là dịp để những viên ngọc quý mới mẻ được đưa vào bổ sung cho kho tàng “ngọc quý” của nền giáo dục Phú Lang Sa.

Kể ra thì ... ngọc phương Tây cũng phong phú đa dạng và “sáng” đâu thua gì ngọc ta, phải không quý vị?

Vâng. Thế đấy. Có thế mới ngộ ra một “chân lý”. Đó là: nỗi đau này ... đâu phải chỉ riêng cánh Giao Chỉ ta. Và trước những vấn nạn Giáo dục hiện nay chẳng có gì mà ầm ĩ lên thế. Dù cho tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” ngày nay ở đất nước ta đã quá ư phổ biến, không chỉ ở cấp 1 (bậc tiểu học), cấp 2 (bậc trung học cơ sở) hay cấp 3 (bậc phổ thông trung học), mà còn là hiện trạng của các cấp cao đẳng, đại học, sau đại học, trên đại học, trên trên đại học...

Có thể một hôm đẹp trời nào đấy, chúng ta phát huy sáng kiến tổ chức một Festival quốc tế “ngọc quý học đường”, ắt hẳn sẽ thu hút sự quan tâm tham dự của đông đảo bà con xa, láng giềng gần. Thế nào họ chẳng chen nhau đến từ khắp năm châu bốn bể tất tần tật để thi thố. Cũng là một phương thức độc đáo để tạo nên thương hiệu quốc gia cho đất nước ta chứ nhỉ.

12 / 2006

Ghi chú
* Crix-tiăng Cla-viê (Christian Clavier): một diễn viên chính của phim «Những vị khách lạ» với câu chuyện kể về thời Trung cổ.
** Gian-đa (Jeanne d’Arc): một cô gái chăn cừu, sau thành nữ tướng chống quân Anh, bị đưa lên giàn thiêu và cuối cùng được phong thánh.
*** Patx-can (Pascal): nhà văn Pháp thế kỷ XVII, Mông-te-nhơ (Montaigne) : nhà văn Pháp thế kỷ XVI.
**** Giu-lơ Xê-da (Jules César): tên của một bạo chúa La Mã.

Tạp chí Tia Sáng tháng 4/2007

jeudi 9 octobre 2008

Re: tu tien

* để đáp trả những câu thơ:
«đường lên tiên động vô vàn khó
đường xuống trần gian có dễ gì...»



chỉ e
anh ngại
đường xa
ngại lối vào trắc trở
ngại lối ra gập ghềnh
phải mà
chung ngõ
chung hiên
có khi đâm vướng bước
đến chẳng thèm ngó nhau

mercredi 8 octobre 2008

Đọc “Những điều hư thực” (P.N.Trác)

2003
Chữ nghĩa đến với tác giả thật dễ dàng. Như nhảy múa, như xoay tròn trên đôi chân mang đôi ballerine trong một đoản khúc ballet. Tự nhiên, trau chuốt, nhưng không làm dáng. “Những điều hư thực” thoáng nhiều nét thơ. Hãy để cho trái tim của mỗi một chúng ta vươn lên một đoá hồng nhung đỏ thắm mềm mại của Tình Yêu – dù Tình Yêu đó chỉ là “những điều hư thực”.

Chúng ta như được nghe những lời thủ thỉ tâm tình của người đàn ông trong truyện. Đang chơi vơi trong hạnh phúc, đang bềnh bồng nổi trôi trong Tình Yêu muộn màng nhưng cũng đang “đau khổ” vì không thể nào trả lời được những câu hỏi rất đổi đời thường của người đàn bà mình yêu. Giọng kể mềm dịu, đẹp và vô tư về một thuở yêu người. Có những thơ ngây rất đàn bà, rất Huế. “Tại sao anh không nói “iu” em như bao chàng trai đã không ngừng nói đi nói lại với người mình “iu”?” ... “Vì sao anh lại “iu” em? Ừ nhỉ, vì sao cơ chứ? Có biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đáng “iu” hơn, sao lại là em?” ... “Kiếp trước mình gặp nhau chưa anh? Và kiếp sau?...”.

Tuy nhiên vẫn thấy thấp thoáng đâu đó một PTAN không quên được vốn liếng tri thức tích tụ lâu năm ở tác giả... “mặc dù đã lâu em không còn tin vào tình yêu platonique kiểu Alissa và Jérôme trong “Khung cửa hẹp” của Gide...” Nhưng đó chỉ là một thoáng chốc vụt qua thật nhanh như một ánh flash, và như thế không đủ để được gọi là làm dáng với chữ nghĩa.

Tác phẩm, như ta biết, luôn luôn là tấm gương phản chiếu chân dung người sáng tạo. Mặc dầu lối kể chuyện tự nhiên không cầu kỳ, ta cũng thấy rõ tác giả là người giàu tình cảm. Tâm hồn PTAN mở cửa đại hội, tràn ngập yêu thương. Tình yêu dưới mọi hình thức. Linh hồn và thể xác... “Em cũng tin là tình yêu còn có cái khía cạnh vật chất nhục thể của nó, cái phần đam mê thậm chí là u mê phi lý của nó”. Nhưng tất cả đều còn nằm trong giới hạn, gợi ý nhiều hơn là nói thẳng... “được thốt ra giữa lúc em đang cuộn mình như con ốc lọt thỏm trong lòng đại dương là tôi” ... “và tôi chỉ thèm được cắn một cái vào làn da mềm mại nhung tơ của em, nuốt chửng em để có được cái ảm giác đê mê dịu vợi đang tan ra trong nhau, trong vòng tay nồng ấm, trong tình yêu si mê cuồng dại, bấu víu lấy nhau trong một cơn lốc xoáy, chờn vờn, chông chênh, và cùng bị cuốn phăng đi...” ... “trong giây phút thăng hoa, trong cơn mơ màng thần tiên chẳng còn biết đâu là trời đâu là đất như vậy...”... “tôi chỉ còn cách khoá kín miệng em bằng một nụ hôn dịu dàng nhưng cháy bỏng và dứt khoát”. Một số các cây bút nữ của chúng ta thường tỏ vẻ táo bạo, khiêu khích khi mô tả tình yêu sắc dục trên giấy trắng mực đen. PTAN thì không thế. Với tác giả, tất cả đều rất chừng mực. rất “đóng khung” như cuộc sống “em là cô giáo” của nàng. Nhưng qua tâm sự của chàng, thật ra là tác giả đã tự vẽ ra “cái khung đời quá ư chật hẹp không tài nào dung chứa nổi những tình cảm thăng hoa có tính vượt rào như giữa em và tôi” để làm một rào cản cho chính mình. để tự thấy chỗ nào nên ngừng lại, nên chấm dứt.

Tuy nhiên những trách nhiệm của đời thường không hẳn có thể bôi xoá trong ta những kỷ niệm chân thật và thơ mộng. Nếu có thể thỉnh thoảng được an trú trong những nơi chốn ấy trước những thô bạo và vô tình của cuộc sống thì có lẽ điều ấy cũng nên làm lắm. Đời sống, nhiều khi chỉ là nắng cháy hay lạnh băng, thì, như thế, ai nỡ trách chi khi con người có những lúc muốn nhớ về những mưa thơm nắng ngọt của ngày xưa kỷ niệm.

Tôi thích PTAN và những truyện ngắn của cô là vì thế. Văn chương PTAN duyên dáng dịu dàng, pha chút tinh nghịch thông minh, và đặc biệt có rất nhiều chất tươi mát như cỏ cây hoa lá của một nơi chốn quê nhà.


Phạm Ngọc Trác
CA 92708

lundi 6 octobre 2008

con trai bé bỏng của tôi

(Thử nghiệm Thơ Tân Hình Thức)

con trai bé bỏng của tôi hãy còn
bé bỏng lắm nhưng chẳng hiểu do đâu
nhìn thấy bản in thử cuốn tản văn
mới xuất bản của tôi nhà in vừa

đưa xem trước nó liền xuýt xoa —
ối
mẹ ơi rồi mẹ sẽ bán nó à
vậy còn hai tập thơ của ba thì
có bán không hở mẹ có ai mua

sách của mẹ và thơ của ba không
hở mẹ
— tôi phì cười —
ờ sách mẹ
thì mẹ không biết chứ thơ thì thuở
đời nào mà bán được hở con trai


con trai tôi tiếp tục xuýt xoa —
ôi
vậy là văn phải nuôi thơ hả mẹ
vậy mẹ phải làm sao bán sách thật
nhiều vào để mà bù cho tiền in

thơ chứ
— con trai bé bỏng của tôi
đăm chiêu suy nghĩ moi óc để tìm
phương cách cuối cùng dường như
vô cùng hồ hởi nói —
mẹ ạ mẹ

phải tìm cách khuyến mãi hay quảng cáo
bằng tờ rơi hay đố vui có thưởng
hay là mẹ in một tờ giấy to
nhiều màu thật đẹp ghi rằng ai mua

ba mươi cuốn sách của tôi sẽ được
tặng miễn phí một con mèo con và
mua sáu mươi cuốn thì sẽ được tặng
miễn phí một con mèo mẹ mẹ nhé


ôi đứa con trai bé bỏng của tôi
chưa kịp lớn khôn thêm để hiểu thì
tình cờ thấy những bưu ảnh tranh bác
chỉ cất trong nhà — biết được ba nó

cùng một số người khác bỏ tiền ra
in nó lại giẩy nẩy lên —
ối mẹ
ơi văn không chỉ nuôi thơ mà còn
phải nuôi cả tranh nữa hả mẹ ơi!

nhưng mà lạ lùng quá đỗi bây giờ
con trai bé bỏng của tôi khi gặp
một cuốn sách trang đầu tiên nó lật
xem lại là trang cuối in bao nhiêu

cuốn tại đâu giấy phép xuất bản số
mấy số đăng ký bao nhiêu in xong
và nộp lưu chiểu ngày tháng năm - rồi
một hôm con trai bé bỏng của tôi

trầm ngâm tư lự đăm chiêu thì thầm
với mẹ —
con muốn in sách thì có
được không mẹ giấy phép xin ai hở
mẹ
— ôi con trai bé bỏng của tôi


12 / 2003

Tạp Chí Thơ số Mùa Xuân 2004 - 26

samedi 4 octobre 2008

Impressions II (1978)

Premiers essais en écriture d’une jeune enseignante (avec le soutien de M. Bửu Ý ... il y a trente ans)

Depuis près de deux semaines, je n’ai pas de cours à donner. Les étudiants de «ma» classe m’ont quittée pour une vingtaine de jours de travail manuel à Tân Lâm. Je me demande encore aujourd'hui pourquoi je ne suis pas partie avec eux, car vraiment ils me manquent... En ce temps-ci, je cherche à combler mes jours de «chômage» par des lectures et des heures d’études complémentaires. Tout cela me prend beaucoup de temps. Pourtant je ne cesse de penser à mes élèves, à ceux dont la taille et même l’âge me frôlent et me dépassent même.

Je ne comprends pas pourquoi certains enseignants n’ont pas pu trouver en leurs élèves une «noble joie». Ça fait plus d’un an que j’ai commencé ma carrière d’enseignante, en tant qu’enseignante-stagiaire. Je ne puis nier mes débuts difficiles, voire impossibles. Pourtant avec le temps, mes heures de cours se multiplient, et puis se développe petit à petit un certain sentiment qui ennoblit mon cœur et resplendit tous mes espoirs. Je m’habitue à ma tâche, à mes élèves, à ce que mes anciens professeurs ont voulu me communiquer jadis: l’amour du travail authentique. Maintenant que j’ai débuté dans leur domaine, je comprends tout leur dévouement, dévouement que j’essaie de faire mien et de prouver à tout moment à mes chers étudiants. On est au plus haut degré du bonheur si on sait jusqu’où on devient utile aux autres. L’autre jour, à notre premier contact juste après mon premier séjour à HN, un étudiant m’a balbutié quelques mots en classe et j’ai failli pleurer: l’idée de manquer à cette classe pendant mon absence me rend le cœur comblé de bonheur.

Comblé – n’est-ce pas de cette joie qui chaque jour fait sentir le soleil plus doux et le vent froid moins rude. Et mon cœur de grand enfant, tout frais à la vie qui s’ouvre, a découvert en cette tâche d’enseignant l’harmonie la plus parfaite. Ça me fait un peu grandir, en m’adaptant à cette existence trop compliquée, puis ça me délivre petit à petit de ce sentiment craintif qui m’a toujours habitée. La vie, elle, n’a jamais cessé d’être à la fois sévère et exigeante, mais à quoi bon s’y résigner et se mettre à l’écart. Elle n’est sévère que pour nous forger; et exigeante, elle conditionne notre perfectionnement. C’est pourquoi la joie, c’est à nous de la créer, pour nous et pour les autres.

Non, à présent je n’ai plus trop peur des problèmes menaçants de l’existence, ou au moins, je m’efforce à cela. Pourrai-je y parvenir, je n’en sais rien... Pourtant je ne suis pas seule à subir cette épreuve, car je viens de recevoir de toi une lettre...

Enfin on se rencontre et, vois-tu, c’est bien merveilleux, la vie!


Appréciations:
Style nuancé, vibrant de beaux sentiments.
Bửu Ý

vendredi 3 octobre 2008

STRUCTURE DE MÉMOIRE DE FIN D’ÉTUDES POST-UNIVERSITAIRES (1982)

VERSION FRANÇAISE
LA THÉORIE COMPONENTIELLE
ET L’ÉTUDE DE LA SYNONYMIE LEXICALE DU FRANÇAIS
(Mémoire de fin d’études post-universitaires)

de PHẠM THỊ ANH NGA
patronné par Dr. TRƯƠNG ĐÔNG SAN
ENS de Langues Étrangères de Hanoi - 1982

STRUCTURE DU MÉMOIRE

AVANT-PROPOS

1. Problématique de la recherche
2. Portée du problème
3. Objectifs et tâche du travail
4. Méthode de travail
5. Originalité du travail
6. Structure du travail
7. Corpus d’analyse
8. Principaux ouvrages de référence


CONTENU DU TRAVAIL

Chapitre I: APERÇU GÉNÉRAL DE LA THÉORIE COMPONENTIELLE

Chapitre II: QUELQUES NOTIONS EN SÉMANTIQUE LEXICALE


2.1. Unités lexicales ou lexies (mots, locutions)
2.2. Sens des unités lexicales
2.3. Relations de sens entre les unités lexicales


Chapitre III: LA THÉORIE COMPONENTIELLE

3.1. Historique de l’étude des sèmes

3.1.1. Historique de l’étude du sens. Origines de la théorie componentielle.
3.1.2. Fondement théorique de la théorie componentielle
3.1.4. Évolution de la théorie componentielle


3.2. Les principales tendances de la théorie componentielle, reposant sur:


3.2.1. les champs lexicaux (G.Mounin)
3.2.2. le sentiment linguistique (J.Greimas)
3.2.3. des opérations arithmétiques (J.Lyons, G.Leech)
3.2.4. le modèle de la description syntaxique (Katz & Fodor)
3.2.5. les principes introduits par Troubetzkoy en phonologie (B.Pottier)
3.2.6. les dictionnaires (Tolkovskij, Vyats, Ivanov...)


3.3. La théorie componentielle et l’étude du sens

3.3.1. Caractère structurel du sens des unités lexicales
3.3.2. Les différents types de sèmes
3.3.3. L’universalité des sèmes
3.3.4. Relations sémantiques entre unités lexicales
3.3.5. Les contraintes de sélection


Chapitre IV: LA THÉORIE COMPONENTIELLE ET LA SYNONYMIE LEXICALE DU FRANÇAIS

4.1. La synonymie lexicale. Diverses conceptions.

4.1.2. L’interchangeabilité
4.1.3. L’implication bilatérale
4.1.4. Unités lexicales de même référent


4.2. Pourquoi recourir à la théorie componentielle dans l’étude de la synonymie lexicale?

4.3. La théorie componentielle et l’étude de la synonymie lexicale du français


4.3.0. Comment déterminer les sèmes?
4.3.1. Définition et critère de détermination des termes synonymes
4.3.2. Les différents types de synonymie, déterminés selon:
4.3.2.1. le nombre de sèmes spécifiques
4.3.2.2. les caractéristiques des sèmes spécifiques
4.3.3. Les séries synonymiques
4.3.4. Les relations paradigmatiques
4.3.5. Les relations syntagmatiques: distribution et emploi.
4.3.6. Les effets de sens


4.4. Quelques phénomèmes avoisinants

4.4.1. La synonymie contextuelle
4.4.2. La «synonymie» entre unités lexicales appartenant à différentes langues


CONCLUSION

ANNEXES

* Index terminologique
* Bibliographie

OBSERVATIONS DE MÉMOIRE DE FIN D’ÉTUDES POST-UNIVERSITAIRES (Trương Đông San 1982)

VERSION FRANÇAISE
 
OBSERVATIONS DU MÉMOIRE DE FIN D’ÉTUDES POST-UNIVERSITAIRES DE PHẠM THỊ ANH NGA 
 “La théorie componentielle et l’étude de la synonymie lexicale du français”
 
Cet ouvrage de 118 pages dactylographiées vise à étudier la relation de synonymie entre unités lexicales du français à la lumière de la théorie componentielle.
1. L’auteur a présenté de manière complète et systématique les différentes conceptions du sème, en les rajustant et en y ajoutant ses idées personnelles, conformément à la tâche du mémoire. L’auteur éclaircit du point de vue componentiel les phénomènes de synonymie lexicale du français. Il s’agit là d’une nouvelle contribution de la part de la chercheuse. 
2. L’auteur réussit à mettre en œuvre la conception systémique, l’approche analytico-contrastive avec des opérations d’opposition et de dressage de tableau de confrontation synthétique. 
3. Quoiqu’il étudie les unités lexicales du français, le présent mémoire comporte des propriétés de la théorie générale, peut servir de modèle à des travaux de recherche portant sur la synonymie et d’autres phénomènes sémantiques dans différentes langues. 
4. L’auteur a consulté plusieurs documents théoriques et a mené un travail sérieux et laborieux, elle est dotée d’une grande capacité de travail, témoignage d’une passion pour la science et de bonnes aptitudes de recherche. 
5. Le mémoire est rédigé à un niveau scientifique élevé et pourrait être exhaussé en thèse de doctorat du troisième cycle. La structure du mémoire s’avère rigoureuse en logique immanente. L’expression y est correcte, claire, conforme à l’écriture scientifique. 
6. Le mémoire satisfait avec excellence les trois exigences d’un mémoire de maîtrise, et mérite la note 10.  
 
Hanoi, le 22 avril 1982  
Le directeur de mémoire Dr. Trương Đông San

Thành phố, mưa và tôi (T.H.Phố)

Thành phố - giọt mưa buồn rơi trong mắt em
Anh không còn nhìn thấy những vì sao lung linh trong đáy cốc đời mình
Dòng sông lững lờ rơi không gặp bể
giữa sương mù ngày tháng
Những hàng cây xanh non mưa quất than van trong tim anh
Giọt nước mắt em rơi trên môi anh
Mưa đông rơi trên những con đường – mưa rơi trên những mái nhà thành phố
Anh nếm thấy trắng xoá đại dương của cô đơn

Thành phố - nụ cười em lạ lùng
Mắt em nắng mưa nào hư thực
Anh nhìn không thấy màu mắt của hoàng hôn
Bàn tay dịu mềm của ai hững hờ xa lạ
Anh không hiểu những chiếc lá đang màu xuân hay dông

Thành phố - trái tim anh –trái tim em đều mong manh
Gió thổi và những bông hoa rụng ven đường
Anh cúi nhặt những mảnh tình yêu và lặng ngắm
Gió thổi và những chiếc lá vàng bay nói lời từ biệt

Chia tay – thành phố - giọt mưa rơi trong mắt em
Bầu trời đang tan ra thành mây khói
Anh ngó thấy một dòng sông lạnh giá dưới chân cầu
Một giọt mưa rơi trong mắt anh

1984






La ville, la pluie et moi


La ville – une goutte de pluie dans tes yeux
Je ne retrouve plus les étoiles qui jouaient au fond de la coupe de ma vie
S’écoule doucement le fleuve qui ne retrouve pas sa mer
dans le brouillard du temps
Das rangées d’arbres d’un vert tendre fouettés par la pluie
répandent leurs lamentations dans mon cœur
Une goutte de tes larmes tombe sur mes lèvres
La pluie d’hiver tombe sur les pavés – la pluie tombe sur les toits de la ville
J’ai goûté tout blanchi un océan de solitude

La ville – ton sourire si étrange
Tes yeux inertains tels la pluie et le beau temps
Je cherche en vain la couleur des yeux du crépuscule
Ces mains douces et tendres mais indifférentes et inconnues
Comment saurais-je si les feuilles sont du printemps ou de d’hiver

La ville – et mon cœur – et ton cœur, si fragiles
Le vent s’élève et les fleurs jonchent le bord des routes
Je me penche, ramasse les débris d’amour et doucement les contemple
Le vent s’élève et les feuilles jaunies en tourbillonnant disent leurs adieux

La séparation – la ville – une goutte de pluie dans mes yeux
Le ciel s’en va en fumée
Je regarde un fleuve glacé coulant sous le pont
Une goutte de pluie tombe dans mes yeux


1984
Trần Hoàng Phố

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú