Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

jeudi 22 mars 2012

LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN

(Từ góc nhìn Lý thuyết phê bình Pháp) *

Pierre-Marc de BIASI
(Người dịch : Bửu Nam-Phạm Thị Anh Nga)

Quan điểm tiếp cận


Khái niệm tính liên văn bản ra đời từ sự đổi mới lớn lao của tư tưởng phê bình Pháp những năm sáu mươi, ngày nay nó là một trong những công cụ phê bình chủ yếu trong nghiên cứu văn chương. Chức năng của nó là làm sáng tỏ tiến trình mà mọi văn bản có thể được đọc như sự sáp nhập (intégration) và chuyển hoá (transformation) một hay nhiều văn bản khác. Nhưng trong một phần tư thế kỷ, khái niệm này gây ra nhiều cuộc tranh cãi và cuối cùng chỉ được xác lập sau nhiều lần tái tạo định nghĩa, đặc trưng. Vậy để hiểu toàn bộ tầm quan trọng của khái niệm, cần phải theo dõi từng bước một tiến trình tái tạo đó.


I – Sự hình thành khái niệm

Khái niệm tính liên văn bản từ lúc khởi nguồn không tách khỏi những công trình lý thuyết của nhóm Tel Quel và tạp chí cùng tên (được thành lập năm 1960 và do Philippe Sollers điều hành), nó truyền bá những khái niệm chủ yếu được nhóm lý thuyết gia này xây dựng, những khái niệm sẽ ghi dấu ấn sâu sắc lên thế hệ của họ. Chính trong thời kỳ hưng thịnh nhất của Tel Quel vào những năm 1968-1969 mà khái niệm chủ chốt tính liên văn bản xuất hiện chính thức trong từ vựng phê bình tiền phong, nhất là trong hai công bố trình bày hệ thống lý thuyết của nhóm : Lý thuyết tập hợp (Théorie d’ensemble) (Tủ sách Tel Quel, Seuil, Paris, 1968), một công trình tập thể ở đó ta có thể thấy đặc biệt xuất hiện các bài viết của Foucault, Barthes, Derrida, Sollers, Kristeva, và công trình Sèméiôtikè. Nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ phân tích ngữ nghĩa (Sèméiôtikè. Recherches pour une sémanalyse) (1969) của Julia Kristeva, tập hợp một loạt bài báo khoa học của những năm 1966-1969. Trong Lý thuyết tập hợp, Philippe Sollers phê phán những phạm trù được mệnh danh là thần luận về chủ thể, về ý nghĩa, về chân lý, v.v., và ông đề xuất chống lại hình ảnh về một văn bản trọn vẹn, và đông đặc, khép kín trong sự thiêng liêng hóa hình thức và tính đơn nhất của nó, và thay vào đó là một giả thuyết được vay mượn từ nhà phê bình Xô-viết Mikhaïl Bakhtine về tính liên văn bản như sau : « Mọi văn bản đều nằm ở điểm nối kết của nhiều văn bản khác nhau và nó cùng lúc là sự đọc lại, sự nhấn mạnh, sự cô đúc hóa, sự dịch chuyển và chiều sâu của những văn bản đó. » Trong chính công trình này (« Vấn đề cấu trúc hóa văn bản »), Julia Kristeva sử dụng tiểu thuyết Trung cổ Jehan de Saintré như một thí dụ để xác định cần phải hiểu thế nào là tính liên văn bản : đó là « sự tương tác văn bản nảy sinh bên trong một văn bản duy nhất » cho phép nắm bắt « những mã (codes) của một cấu trúc văn bản như là sự chuyển hóa những lớp (những mã) được lấy từ những văn bản khác. Như vậy cấu trúc của tiểu thuyết Pháp thế kỷ XV có thể được xem như kết quả chuyển hóa của nhiều mã khác. […] Đối với chủ thể có nhận thức, tính liên văn bản là một dấu hiệu cho thấy bằng phương cách nào một văn bản đọc lịch sử và được cài lồng vào trong lịch sử ». Xuất phát từ sự phân tích chuyển hóa (vay mượn của Chomsky và Šaumjan), Kristeva tự thấy cần thêm vào đó giả thuyết về tính liên văn bản để đạt được « tính xã hội » và « tính lịch sử », những đặc tính không thể tiếp cận được trong một cơ chế dựa trên tính lưỡng phân mặt biểu đạt / mặt được biểu đạt, sự chuyển hóa của mặt biểu đạt / tính bất di bất dịch của mặt được biểu đạt. Chế tác lại về mặt phương pháp luận sẽ là thay thế cách xử lý trên bằng một « phương pháp chuyển hóa », là phương pháp đưa thêm vào đó khái niệm liên văn bản, do đó « dẫn đến việc định vị cấu trúc văn chương trong tổng thể xã hội xem như một tổng thể văn bản ». Như thế, tính liên văn bản của Petit Jehan de Saintré được xác định như là sự tương tác trong văn bản đó của bốn thành tố liên văn bản : văn bản kinh viện (scolastique) (tổ chức tiểu thuyết thành từng chương, mục, giọng điệu giáo huấn, tự qui chiếu mình lúc viết và thực hiện bản thảo), văn bản thơ ca cung đình (poésie courtoise) (hình tượng Phu nhân « tâm điểm được thần thánh hóa của một xã hội đồng tính tự soi bóng mình qua hình ảnh phụ nữ, […] hình ảnh Đức Mẹ đồng trinh », có tính chất nhục cảm của những người hát rong), văn chương truyền khẩu phố thị (de la ville) (những tiếng rao hàng quảng cáo của những người bán hàng rong, các bảng hiệu, văn bản kinh tế của thời đại) và cuối cùng là diễn ngôn cácnavan (du carnaval) (trò chơi chữ, sự lẫn lộn, cái cười, vấn đề thân xác và dục tính, mặt nạ, v.v.). Julia Kristeva kết luận rằng quan hệ liên văn bản này làm thay đổi ý nghĩa của mỗi một phát ngôn khi liên kết chúng trong cấu trúc văn bản, quan hệ này có thể được nêu lên như một « tổng thể lưỡng giá », cấu tạo nên cách tiếp cận đầu tiên về cái có thể xem là « đơn vị diễn ngôn » của thời Phục Hưng. Như thế, được trang bị thêm khái niệm tính liên văn bản, phương pháp chuyển hóa cho phép làm nổi bật « chức năng phối kết » (idéologème) [1] của văn bản, tên gọi được Julia Kristeva đặt cho chức năng gắn một cấu trúc văn chương cụ thể (chẳng hạn một tiểu thuyết) với những cấu trúc khác (chẳng hạn diễn ngôn của khoa học).


(Còn tiếp)




[1] Idéologème là thuật ngữ do Julia Kristeva đặt ra, để chỉ sự tổ chức, phối kết của một văn bản bên trên những cấu trúc khác. (ND)



* Bài được công bố trên Từ điển « Encyclopædia Universalis », bản mới, 2011. Phụ đề do người dịch đặt.

dimanche 18 mars 2012

«Tình thi xứ Huế» (Tường Phong - Nguyễn Đình Niên)


Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces...
Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...

P.T.A.N.
------------------------------------------------------------


Anh vẫn là người yêu xứ Huế
kinh thành soi dấu bóng Hương Giang
Gái Huế có vòng lưng rất nhỏ
vương vấn mây đèo Ải Vân
gái Huế có vòng eo Sở nữ
phấp phới múa trong lòng bàn tay
gái Huế có vòng eo con ong
cần cù hút mật hoa trời hiến
gái Huế có vòng hoa con bướm
áo ngủ thân thương chừ diễm lệ
gái Huế có vòng eo không cần đo
cũng rõ ràng kích thước

Bức tường thành đủ cao
để cho anh vươn vai đứng dậy
cùng em bay vào
không gian vô tận
vũ trụ vô cùng
đa số hành tinh em chưa biết
đa số hành tinh anh chưa cùng
tất cả đều xoay vần
theo những đường đi bí mật

Con đường thân yêu của anh
có rào rạt biển sóng xô ghềnh đá
có như gương gờn gợn mắt hồ thu
anh đi qua sớm sớm chiều chiều
anh đi qua mùa hạ cháy lửa
anh đi qua mùa đông lạnh lùng
đi qua trong trắng thời thơ ấu
đi qua thủy chung kỳ trưởng thành
có mây bay khung trời lục nhạt
có gió táp mưa sa
có bão bùng dữ dội
có dị thảo kỳ hoa
ôi con đường vào đất Thục của anh
đi mãi đi hoài không thấy tới
con đường khát vọng
con đường sinh tồn
ôi theo nhau đi dọc con đường đỏ
cho thấy mặt trái tử thần
cho thấy mặt sau cái chết

Sông liền sông chừ trôi hoài
sóng bạc đầu đập mãi
núi tiếp núi chừ chăng dài
nét mày hương phấn đại
qua khỏi hòn Vọng Phu
bóng mình in mây trắng
đâu nhớ xác thân mỏi mòn
hóa thành tượng đá đầu non
hào kiệt mở trang tình sử cũ
đổi chữ thêm câu thành tuyệt tác
sông hồ lóng lánh
rừng vàng biển ngọc
động nào cũng là động Thiên Thai
người em thanh thoát núi Kim Phụng
sống trong rừng trúc tía u tình
núi nào cũng chập chờn Ngũ Lĩnh
ôm mây trời chừ bồng bềnh thức ngủ
ở góc Thành phía tây
một khắc chừ trăm năm
tươi trẻ kiên kim qua
tuổi già quân trận tới
em còn chờ đợi không vu quy
anh cứ mơ màng chờ lễ cưới
Huế đẹp Huế xinh như chuyện cổ
tình xuân đâu phải tuổi đôi mươi

Tường Phong - Nguyễn Đình Niên

samedi 3 mars 2012

«Đoản thi» (Tường Phong)





Chez M. Tường Phong – Nguyễn Đình Niên

(16.02.2012)



Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú