Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

mercredi 15 septembre 2010

Nhận xét chân dung Ba do chị Thanh Trí vẽ


Cai portrait Chi TT ve la ra^t hay, ddep, trang nha, va co ho^n.

(DTien 14/4)


Hinh nhu hoi xua chua he gap anh Au.
Hoac co gap thoi con nho xiu nen khong nho nua.
Nhung buc ho.a cua chi Thanh Tri chac la giong boi vi chan dung nay co net rat giong Anh Nga !

(VKhoa 15/4)


Không giống Thầy nơi! Mặt Thầy vuông hơn, phúc hậu hơn.

(B.Vân ĐKG 17/4)


Em thì lại thấy giống Thầy quá, chỉ thiếu cặp kiếng mà thôi.
Bức chân dung của Thầy được vẽ rất đẹp và giống Thầy y hệt từ ánh mắt, mái tóc cho đến lỗ tai, gò má như trong trí nhớ của em, làm em nhớ đến Thầy ghê. Em nhớ ánh mắt hiền từ và nụ cười lóm lém của Thầy, đôi môi lúc nào cũng chúm chím như muốn ghìm bớt để khỏi cười vang trước những ngô nghê của đám học trò. Cám ơn Chị Anh Nga đã cho xem lại hình của Thầy, đã quá lâu phải không Chị.

(Thư Trì ĐKG 17/4)


Hình thầy được vẽ đẹp quá. Nhưng hình ảnh mập mạp và hồng hào của Thầy thì mất hút. Một thoáng đau lòng chị ơi.

(Kiều Hạnh ĐKG 18/4)


Cung giong nhu KHanh, em khong hoc voi Thay vi thuoc the he sau nhung may chi em thi co... Hinh anh cua Thay ma em nho ro nhat la tai san bay Phu Bai... Khi do ca nha vua moi chay ve nam 72... Hue nang gay gat, tui em dung lo ngo cho xe den don, Thay keu den giang rong hai tay de cho ba dua nho trong do co em dung nup nang trong ao khoac cua Thay... Cho den bay gio em va em gai cua em van con nho bong dang to lon va giong noi che cho cua Thay khi do....

(Bao Huong ĐKG 18/4)


Thời gian em học với Thầy, em thấy Thầy cũng gầy hao hao như hình vẽ vậy. Có lẽ lúc Thầy còn hồng hào mập mạp thì em chưa học với Thầy, cho nên em thấy hình phác họa của Thầy rất đẹp và rất giống.

(Thư Trì ĐKG 18/4)


Nga oi Mai thay nguoi hoc tro ve rat dep, da biet la Ba Nga ma lai co net giong Thuy Loan, khong biet Nga co thay vay khong. Neu noi la Ba cua TL thi ai cung tin. Nhung cung giong Ba Nga lam.

(Phuong Mai 18/4)


Hình ảnh NGA gửi cho chị xem chỉ có nét hơi giống THẦY thôi , chứ không giống hoàn toàn, nhưng dù sao cũng có hình ảnh của THẦY phảng phất trong tâm trí của tất cả học trò.

(Băng Thanh 24/4)


Cam on em, giong lam, hom no chi TTri cung co goi cho chi xem. Chuc em va gia dinh vui khoe.

(Quynh Hoa 11/5)


Em đã xem chân dung của thầy nơi bức vẽ chị gởi. Có thể nhận xét của chị Phương Mai đúng, hình như, theo em, là do em có cái cằm hơi chìa ra giống thầy (rất hân hạnh cho em !).

(Thuý Loan 31/8)


mardi 14 septembre 2010

24H POUR LA DIVERSITÉ CULTURELLE (2008) - TEXTES DE RÉFÉRENCE CNRS








1er FORUM MONDIAL SUR LA DIVERSITÉ CULTURELLE
21 et 22 novembre 2008
Région Midi-Pyrénées - CNRS

http://www.24hdiversite.com/index.php?id=57

jeudi 2 septembre 2010

Calendrier familial 2010 (Année du Tigre - Canh Dần) - Mois de Septembre

Thầy Âu, Thầy Thứ (Lê Bá Vận) - Trích đoạn


Tôi có biết một số thầy cô dạy các trường Quốc Học, Đồng Khánh trước tháng 4/1975, và cả học trò, tuy không nhiều. Nay đọc lại các bài học trò cũ viết về các thầy cô xưa – tôi có trong tay dăm cuốn Phượng Vỹ, Đặc san Ái Hữu QH-ĐK, Kỷ yếu các lớp Đồng Khánh, Tuyển tập Nhớ Huế, v.v. ngẫm lại thấy các anh chị ấy có những nhận xét rất đúng và bổ túc cho nhau.


Hồi đó, tôi hiểu rõ và thân nhất là các cô Đồng Khánh, như Hà Thị Vi, Hà Thị Phong ở chợ Kẻ Vạn, Kim Long, vì bà con dì lại, hai bà ngoại là hai chị em ruột, giống nhau như sinh đôi, và có thời gian ở cùng nhà. Tôi gọi hai chị ấy là chị và xưng tôi hay tui gì đó. Các chị ấy gọi tôi bằng “cậu V.”. Trong nhà cũng có cậu Th., đúng là cậu ruột của hai chị và ai cũng tự xưng “con”, nhưng trong bài này tôi lại kể chuyện về Thầy Âu (Phạm Kiêm Âu) và Thầy Thứ (Nguyễn Hữu Thứ) mà tôi lại không quen hoặc không tiếp xúc gì nhiều trước đó. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”. Thầy Âu chỉ dạy Đồng Khánh và Thầy Thứ chỉ dạy Quốc Học, được học trò viết nhắc đến rất nhiều, và cứ phiến diện mà xét, cả bề ngoài lẫn bề trong, hai thầy đều tương phản rõ rệt, giữa đạo mạo chỉnh tề và năng động giản dị, song lại có tương đồng trong câu chuyện tôi kể về sau, lấy tư cách người ngoại cuộc, lấy ý từ các tập san ái hữu kể trên, trong ba bức thư mô tả lối chữ viết của các thầy ấy như sau:

- “Thư dài, viết trên vở học trò, xếp tư, viết rất nhỏ, khó đọc, chữ nào đọc không ra thì đoán theo dòng ý tưởng và lời nói chuyện của Thầy hồi trước” (Nhớ Thầy Âu, Thái Quang Toản, Lá Thư Phượng Vỹ 2000, tr.196);

Lá Thư Phượng Vỹ

(Quà tặng của anh Đinh Cường)

- “Lá thư khá dài, trong khi chữ Thầy (Thứ) viết rất nhỏ, khó đọc, chứng tỏ tay Thầy không được dễ dãi lắm trong khi viết. Chúng con cùng nhau vừa học vừa đoán...” (Thư cho Thầy, Thanh Tâm, Cali, Lá Thư Phượng Vỹ, 2000, tr.67)

- “Bắt đầu thư, xin Anh Chị miễn lỗi cho vì chữ quá nhỏ, nét không ra nét, ai đọc thư tôi đều kêu trời (Thư Thầy Thứ gởi cho tác giả)

Tôi xem lại, thấy các thư ấy, toàn bài chữ nhỏ cao 1mm hoặc dưới. Thư Thầy Âu có những chữ khó đọc, chữ Thầy Thứ rõ hơn. Thư cô Giáng Châu viết thay Thầy gởi cho tôi thì chữ đẹp, lớn, rõ ràng, ngay ngắn. Tôi xem lại chữ tôi viết cũng bình thường, toàn bài chữ cao khoảng 2mm, nhiều khi cao hơn, lại có khi li ti, chỉ cao 1mm khi cần viết dồn hoặc chèn thêm. Tôi ngồi ngẩn, suy nghĩ có thể chính mình cũng có trách nhiệm trong chữ viết nhỏ, khó đọc của hai Thầy Âu và Thứ. Một số hình ảnh cũ lang bạt rải rác trong xó xỉnh nào bấy lâu trong ký ức lại lần lượt hiện ra rõ nét trong tâm trí tôi. Tôi cố vận dụng bộ nhớ để xếp đặt chúng. Ở đây tôi xin gọi Thầy Âu, Thầy Thứ và tất cả các Thầy QH-ĐK thời đó là Thầy: Thầy Ngô, Thầy Lê, Thầy Tắc,v.v. gọi ăn theo bà vợ tôi là học trò cũ Đồng Khánh, rồi Quốc Học suốt thời gian trung học.

Trước đó, tôi không biết nhiều về Thầy Âu. Thầy là người Miền Nam, lạc ra Huế, song tôi biết chị Đàn là vợ của Thầy. Chị Mỹ Đàn ở Đồng Hới, có tiệm bán sách vở, giấy bút, tạp hoá ở dãy phố sát chợ. Bà vợ tôi lúc còn nhỏ hay lui tới đó. Bên kia đường, đối diện là nhà Thầy Đinh Qui, dạy trường Phan Bội Châu, nhà có lầu, bà vợ là chị Kim Quật, chị ruột của chị Mỹ Đàn. Như vậy, Thầy Qui và Thầy Âu là anh em cột chèo. Tôi học ở Hà Nội, đến năm 1954 chia vĩ tuyến mới trở vào Nam. Các gia đình Thầy Qui, Thầy Âu cũng như gia đình bà vợ tôi trước đó đã vào Huế, hồi nào tôi không hay biết.

Bấy giờ vào khoảng năm thứ 2 của Cọng hoà Cọng sản Miền Nam (1976), Viện Đại học Huế tổ chức khoá hè chính trị triết học duy vật biện chứng, kinh tế Mác-Lê cho cán bộ “nguỵ” đang giảng dạy ở Viện; học tại Trường Đại học Khoa học ở Morin cũ, có các giảng viên từ Hà Nội vào thuyết trình. Học vui, thoải mái, và là một dịp tốt cho các bạn bè cũ ở Viện gặp gỡ lại đông đủ, hàn huyên đôi chút. Tôi học chăm chỉ.

“Nghề võ, trò khỏ thầy. Nghề văn, trò vặn / mắng thầy”. Muốn vậy, trước tiên phải “Biết người biết ta”. Giữa hai tiết học, trong giờ giải lao, tôi nhớ rõ trong lúc tôi đang đứng gần góc sân cùng vài người bạn, bỗng nhiên Thầy Âu, bấy giờ đang dạy Pháp văn ở Trường Đại học Sư Phạm, dáng điệu thiểu não, khổ sở, lo lắng, đến tìm tôi và trình bày hoàn cảnh. “Thưa Bác sĩ, hai mắt tôi bay giờ càng ngày càng kém, tôi không đọc rõ được chữ sinh viên viết trong bài để chấm. Người ta sẽ buộc tôi về hưu, mất việc, gia đình tôi sẽ lâm vào hoàn cảnh bi đát. Xin Bác sĩ có cách gì cứu tôi.” Thầy Âu không cần phải nói nhiều, đương nhiên tôi phải tận lực, cùng là “nguỵ” với nhau, “đồng bệnh tương lân, đồng ưu cọng lạc”. Tôi nhìn qua, biết mắt Thầy bị vảy cá, cũng có sớm đôi chút so với tuổi Thầy lúc đó. Con ngươi đen tuyền (màu bóng tối trong mắt), nay không còn màu đen đó nữa. Ngoài Bắc gọi là đục nhãn mắt, rất văn vẻ; trong Nam gọi là hột cườm, rất trang trọng; người Huế gọi là vảy cá, rất bình dân. Nhập viện, sẽ ghi là đục thuỷ tinh thể (T3), cataract, rất khoa học. Tôi ân cần dặn dò: “Anh đừng lo nghĩ quá. Trường hợp như anh rất nhiều. Tuần sau xong khoá học, anh xin giấy nằm bệnh viện, tôi sẽ mổ ngay cho kịp ngày khai giảng tháng tới.” Lúc đó, kẹt ở lại với “cách mạng”, tôi hết là Thủ trưởng Trường Đại học Y khoa, không trống không kèn, song vẫn là Chủ nhiệm Bộ môn ở trường và Trưởng khoa Mắt ở Bệnh viện Huế, nghĩa là hoàn toàn chuyên môn.

Thế rồi, khoá chính trị bế mạc. Thầy Âu nhập viện, mổ vảy cá ở mắt. Mổ mắt lấy vảy cá lớn bằng hột bắp thì không có gì đặc biệt, chỉ đặc biệt là yêu cầu của Thầy Âu cao, cần mổ chính xác để sau khi mổ xong, có thể đọc dễ dàng mà chấm bài học trò. Hồi đó, cách mổ là lấy toàn bộ hột bắp (vảy cá) không trầy trụa, cho nên cũng căng thẳng. Sau này, chỉ chọc lỗ ở hột bắp, hút ra, rồi thay vào một thấu kính nhỏ (intra ocular lens), lại có kính vi phẫu nên chính xác, tránh được những giây phút hồi hộp. Nói dông dài chuyên môn cũng chẳng ai đọc. Thầy Âu lần lượt được phẫu hai mắt, và xuất viện, đọc, viết, chấm bài dễ dàng, tiếp tục giảng dạy. Tôi cũng vui vẻ trong lòng. Sau mổ, Thầy Âu có đem quà đến nhà biếu tôi, không nhiều, lúc đó ai cũng thiếu thốn. Dù có chăng, cũng phải “xấu khoe tốt che” mới là thức thời!

Thế rồi Tết đến, tôi nhận được thơ Thầy Âu gởi cám ơn và chúc Tết; thơ gọn, chỉ ngắn vài giòng. Tết năm sau, và cứ thế năm sau nữa, lại một thơ khác, chữ nhỏ. Lúc đó, tôi không để ý, nhưng rõ ràng nội dung như cũ, ngắn gọn. Liên tục nhiều năm, cho đến khi tôi chuyển công tác vào Sàigòn thì Tết đến lại nhận được một bức thơ mỏng đóng dấu Bưu điện Huế. Tôi nghi ngờ, vì khi rời Huế chỉ trong Trường Y biết, mà cũng không rõ địa chỉ của tôi ở đâu tại Sàigòn. Đọc thơ mới hay là thơ Thầy Âu gởi chúc Tết đã thành lệ, cũng không đề cập gì đến chuyện tôi đổi vào Sàigòn. Thơ ngắn gọn như hồi nào. Hỏi cho ra địa chỉ nhà riêng ở Sàigòn cũng không phải dễ. Về sau, thành thói quen, còn vài hôm nữa là Tết, tôi trông đợi, và y như thường lệ, là một lá thơ chúc Tết gởi đến, đóng dấu Bưu điện Huế. Có một điều hay là Thầy không bao giờ đề địa chỉ người gởi ở ngoài bì, và trong thơ chỉ ký tên, nên tôi không rõ địa chỉ của Thầy ở Huế. Thầy rất tế nhị, không muốn quấy rầy tôi phải phúc đáp mỗi lần. Tôi liên tưởng đến một câu chuyện rất cảm động mà tôi đọc đâu đó trong tiểu thuyết. Chuyện kể rằng một anh chàng nọ cứ đến dịp Tết là nhận được một lá thư dài của người yêu cũ từ xa gởi đến, nội dung thay đổi nhưng rất thắm thiết. Đang yêu nhau say đắm thì cô đột ngột bỏ đi, không lời từ giã, làm anh quay quắt nhớ thương, tìm kiếm khắp nơi nhưng vô ích. Qua năm thứ mười thì cô cho biết đây là lá thơ cuối cùng và để địa chỉ tại nhà một bạn gái. Anh vội vã tìm đến, chắc chắn sẽ gặp lại người xưa. Người bạn gái dẫn anh đến một nấm mồ và cho biết cô ấy đã qua đời nay gần 10 năm. Cô mang bạo bệnh, lặng lẽ bỏ đi chỉ vì muốn giữ lại một hình ảnh đẹp đẽ trong tâm trí người yêu. Cô đã viết sẵn 10 bức thơ và nhờ bạn mỗi năm vào dịp Tết gởi cho anh một lá. Chuyện thương tâm, và giống ở thơ gởi đều đặn vào dịp Tết nhưng không là thơ cảm ơn. Chỉ là:

“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.”

Đầu 94, tôi rời Việt Nam, song tôi chắc chắn là Thầy Âu vẫn gởi thơ vào dịp Tết để cám ơn, theo địa chỉ cũ. Tôi ra đi trong lặng lẽ, ai cũng vậy, vì không muốn có những rắc rối vào phút chót. Nếu Thầy Âu biết thì dù chân trời góc biển Thầy cũng hỏi cho ra địa chỉ tôi ở nước ngoài. Nghe nói Thầy qua đời chỉ ít năm sau đó. Tính ra, Thầy viết cũng gần hai mươi bức thơ cảm ơn và chúc Tết cho tôi.

Bà vợ tôi là học trò cũ của Thầy Âu, cho biết Thầy nghiêm lắm, ở trong lớp và ở nhà. Ở lớp, Thầy thương học trò Bạch Hạc nhất, như có ý phân bì. Tôi cười, tự bảo: “Thầy nào mà chẳng có học trò cưng!”. Trong các bài viết của học trò cũ mà tôi đọc thì tôi được biết Thầy Âu rất được học trò yêu quí, nghiêm nhưng gần gũi với học trò nhất. “Ra trường, ai viết thư cho Thầy thì Thầy sẽ trả lời ngay, mà trả lời vừa dạy bảo vừa tâm sự...” (Vương Thuý Nga, Một thời Đồng Khánh, 2007, tr.14), hoặc “Tôi nhận được thư Thầy, cũng tràng giang đại hải... khi bình dân thì đúng là người miền Nam, Lục Tỉnh... ai cũng có thể tham gia góp ý kiến” (Thái Quang Toản, Phượng Vỹ 2000, tr.194-196). Đúng là Thầy Âu sống nội tâm phong phú, và cư xử bình đẳng, bình dân.

Tôi chỉ biết Thầy Âu như là một bệnh nhân, và qua đó, thấy một khía cạnh đẹp khác trong tâm hồn Thầy: sự biết ơn kín đáo, sâu đậm, thuỷ chung. Tôi nghĩ lại, khó gặp ai như vậy. Hoàn cảnh Thầy lúc đó chắc rất tuyệt vọng, cho nên sự nhớ ơn sâu xa. Lúc nằm viện, sau mổ, Thầy được tôi săn sóc đặc biệt, luôn xem kỹ lại mắt mổ, thêm bớt thuốc, thử kính tỉ mỉ. Sự săn sóc đó, tôi chỉ làm theo bổn phận, lẫn tình thương, tuy có quyết tâm thành công giúp Thầy tiếp tục giảng dạy ở trường. Các bệnh nhân khác ở thôn quê thì chỉ ước mơ đơn giản là mắt sáng lại ít nhiều, thấy được cảnh vật để sinh hoạt hàng ngày. Riêng Thầy, lại cảm động và duy trì biểu lộ sự biết ơn. Nhất là một người trọng ân nghĩa. Một người như vậy luôn là một người có đạo đức.

[...]

Trong tiểu thuyết nhan nhản cốt truyện tình cảm éo le mà nhân vật chính khi nam lúc nữ bị mù loà, sau đó được mổ trả lại ánh sáng và tìm lại được hạnh phúc. Cũng lạ, ở Huế tôi mổ mắt cườm kể nhiều ngàn trường hợp, nhưng chỉ nhớ hai Thầy: Thầy Âu và Thầy Thứ là hai bệnh nhân công chức cũ, vừa là cựu giáo sư Quốc Học, Đồng Khánh. Các bệnh nhân khác đều không quen biết và cũng chẳng ai gởi lời thăm hỏi, cảm ơn sau đó, dù một vài lần. Làm Bác sĩ mổ mắt thì có nhiều người nhớ ơn, song tôi chỉ xem đó là bổn phận, lương tâm nghề nghiệp, thầy thuốc như từ mẫu. Tôi cũng nhận rõ là không có gì sung sướng hơn khi có dịp làm tốt cho người khác, và ngược lại, sẽ ân hận mãi khi làm hại ai. Hai Thầy, Thầy Âu và Thầy Thứ, tương phản nhau đủ mọi mặt song qua câu chuyện kể trên, đã có một điểm tương đồng cơ bản của đạo đức: đó là trọng ân nghĩa. Tôi nghĩ các cựu học sinh Quốc Học-Đồng Khánh trọng ân nghĩa thầy trò sẽ vô cùng kính mến hai Thầy và tự hào về họ.

* *

*

Tôi đã sống trên 30 năm tại Huế, nhà tôi còn lâu hơn, vì chỉ học tại đó. Tôi không xa lạ với trường Đồng Khánh là vì rể của Trường. Tôi lại có dạy ở Quốc Học ít năm, thời Thầy Nguyễn Đình Hàm làm Hiệu trưởng và lúc đó tôi là Bác sĩ Quân Y tại Huế. Tôi dạy Vạn vật các lớp đệ Nhất A và C. Trong lớp có cả nam lẫn nữ; trường Đồng Khánh lúc đó chưa có lớp đệ Nhất, các nữ sinh phải “lỡ bước sang ngang” qua Quốc Học. Các sinh viên nam nhiều người sau qua Trường Y Khoa, các chị thì tôi không thể quên được hai cô Nguyễn Thị Hạnh Phước và Nguyễn Thị Phi Lai khi đó trong lớp ngồi cạnh nhau, khiến tôi ngạc nhiên và ngâm câu “Phước bất trùng Lai” [1]. Ban B tôi không dạy, nhưng có cô Nguyễn Thị Minh Lệ là phù dâu trong đám cưới của tôi. Ở Đệ Nhất C thì nhiều nữ sinh hơn. Cô Nguyễn Khoa Diệu Lê tôi mới gặp lại cách vài đây năm ở nhà Bác sĩ Bùi Minh Đức trong một buổi gặp mặt “party” thân mật, cô Từ Thị Kim Cúc là tác giả một bài thơ tôi đọc được trong Lá Thư Phượng Vỹ 2000. Đó là hai mỹ nhân của lớp.

Trường Quốc Học-Đồng Khánh cùng với thời tiết mưa rét ở Huế là hai đề tài được khai thác, sản sinh ra rất nhiều thơ văn tuyệt vời. Mưa rét vẫn còn đó, “Nhớ nhau là bệnh của người, Gió mưa là bệnh của Trời Huế ta”, song Trường Đồng Khánh đã không còn tên cũ, mà nay lại là một trường hỗn hợp cả nam lẫn nữ sinh. Điều an ủi và may mắn (?) là tinh thần Đồng Khánh vẫn còn đó. Giả sử Đồng Khánh vẫn giữ tên cũ, trong khi nhận học sinh không toàn nữ thì lòng tôi cũng áy náy bứt rứt như đánh mất một vật thiêng liêng trân trọng. Không trường nào bì kịp hai trường Quốc Học-Đồng Khánh trong một khung cảnh hữu tình, nằm sát cạnh nhau, đẹp đẽ như Phụng cầu Hoàng mà vẫn ý tứ lễ độ như đôi sư cưu [2]. Ngày nay là hai trường lớn hỗn hợp nằm sát cạnh nhau, như thế không thiết thực; tôi nghĩ chi bằng gộp chung lại một, lấy tên Quốc Học để được chim liền cánh cây liền cành trọn đời trọn kiếp. Thì cũng chỉ là suy nghĩ luyến tiếc vẩn vơ.

Ai cũng bảo “Lão lai tài tận”, vậy nhân lúc trí tuệ còn minh mẫn, nhận định càng chín chắn với thời gian, mạch lạc, rành rẽ, tôi nghĩ nên nói, viết, kể lại chuyện xưa vì đó là cách hay nhất, cụ thể nhất để bày tỏ tình tri kỷ đối với Huế, lòng tri ân đối với các cố tri mà tôi đã may mắn có dịp thi ân mà sự thọ ân được biểu lộ rất tình cảm và độc đáo, nêu cao khía cạnh đạo đức cao đẹp trong tâm hồn và lối sống.

Lê Bá Vận

North York June 2006, Dec 2007

(Lá Thư Phượng Vỹ 2008)


[1] Hoạ vô đơn chí, Phước bất trùng lai.

[2] Phụng: chim phượng. Hoàng: chim phượng mái. Sư cưu: chim thư cưu, con trống con mái đi cùng mà không đùa bỡn với nhau. Vợ chồng người quân tử.

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú