BẢN NHẬN XÉT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHCN CẤP BỘ
.
Tên đề tài: «Thách thức văn hoá: vấn đề và giải pháp»
Người chủ trì: Th.S. Trần Minh Đức
Đơn vị công tác: Khoa Tiếng Pháp, Đại Học Ngoại Ngữ - ĐH Huế
.
Nội dung nhận xét
.I. Mục tiêu đề tài:
.
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu, phân tích những khó khăn và thách thức trong dạy và học môn Văn minh Pháp hay Văn hoá Pháp tại khoa Tiếng Pháp ĐH Ngoại Ngữ Huế, và đề ra biện pháp khắc phục. Đây là một vấn đề đã được đề cập khá nhiều và là một thực tế của dạy và học văn hoá, nhưng cho đến nay dường như chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách hệ thống và thuyết phục, và do đó vấn đề này hiện vẫn còn bỏ ngõ. Như vậy công trình nghiên cứu này có thể góp phần đáp ứng một nhu cầu thực sự về dạy và học của khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế.
.
II. Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu:
.
- Phương pháp
.
Hướng nghiên cứu được xác định là: xuất phát từ khung lý thuyết về giáo học pháp ngoại ngữ liên quan đến văn hoá nước ngoài, nghiên cứu và đối chiếu chương trình dạy và học văn hoá ở khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế với những đơn vị đào tạo khác, phân tích những khó khăn và thách thức, và cuối cùng là đề xuất biện pháp. Các bước nghiên cứu như vậy nói chung là hợp lý.
Thuyết minh đề tài đề cập đến rất nhiều khía cạnh của văn hoá nói chung và văn hoá trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, cũng như liệt kê rất nhiều tư liệu tham khảo, chứng tỏ người đăng ký thực hiện đề tài đã dày công tìm tư liệu nghiên cứu. Ngữ liệu dự định sẽ phân tích cũng khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nên lựa chọn một hướng chính trong khung lý thuyết làm điểm tựa, và sử dụng những tư liệu lý thuyết khác trong vai trò bổ trợ, tránh rối rắm giữa nhiều lý thuyết khác nhau, thậm chí chồng chéo lẫn nhau. Về ngữ liệu, để nghiên cứu khả thi hơn cũng nên chọn lọc lại và tránh có quá nhiều ngữ liệu, gây khó khăn trong thực hiện phân tích.
Riêng về các tư liệu đề cập đến văn hoá trong bối cảnh giao thoa văn hoá Pháp-Việt, về cơ sở lý luận nên tận dụng những gì đã được nghiên cứu và đúc kết, bằng cách tham khảo thêm một số luận văn Thạc sĩ hay luận án của các đồng nghiệp trong khoa: Lý thị Hồng, Phạm Anh Tú, Huỳnh Diên Tường Thuỵ (về văn hoá Pháp trong lớp học ngoại ngữ), Phạm thị Anh Nga (về liên văn hoá hay giao thoa văn hoá Pháp-Việt).
.
- Về nội dung nghiên cứu, thuyết minh đề tài đã đề cập đến nhiều khía cạnh, đặc trưng của văn hoá nói chung và văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ nói riêng. Nhìn chung, nên tìm một góc nhìn thông suốt để xác định cách tiếp cận, xem như một “sợi chỉ xuyên suốt” (fil conducteur) cho việc nghiên cứu. Trước mắt, trong bối cảnh văn hoá Pháp trong lớp học ngoại ngữ, cần trước tiên phân biệt: (1) văn hoá “ẩn” tiềm tàng trong các nội dung thuộc các môn kỹ năng thực hành tiếng, với các khía cạnh văn hoá và ngôn ngữ, văn hoá với vai trò bổ trợ, tạo hứng thú và tích cực hoá việc học ngoại ngữ...), và (2) văn hoá hay văn minh với tư cách là một môn học có tính độc lập tương đối của nó. Ở đây đề tài nghiên cứu loại thứ 2, nhưng vẫn đặt trong tương quan với loại thứ nhất.
.
Ngoài ra, tôi có một số gợi ý để người đăng ký thực hiện đề tài có thể hoàn thiện cách tiếp cận:
- Chương 2 (Tổng quan các chương trình văn hoá Pháp): Thay vì nghiên cứu các chương trình một cách chung chung, nên bắt đầu bằng mục tiêu đào tạo, rồi sau đó là nội dung, qui mô đào tạo, phương pháp dạy và học, giáo trình bài giảng, hiệu quả.... Về nội dung, cần chú ý về tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa văn hoá tri thức và văn hoá thường nhật hay văn hoá ứng xử.
Chương 3 (Phân tích khó khăn & thách thức): Về yếu tố người học, trên cơ sở xác định, đối với việc học văn hoá hay văn minh nước ngoài, những yêu cầu, tiêu chí về tình trạng (hay trình độ) ban đầu (état initial) của người học, cũng như tình trạng (hay trình độ) ở đích đến (état final), có thể đối chiếu thực tế với những yêu cầu đặt ra đó, từ đó tìm ra nguyên nhân những khó khăn là từ trong bản thân quá trình dạy và học văn hoá, hay từ bên ngoài (trình độ ban đầu, các yếu tố khách quan...), hay từ cả hai phía.
Chương 4 (Đề nghị giải pháp): Mục tiêu đào tạo cần đặt lên hàng đầu, bởi đó là xuất phát điểm của mọi quá trình đào tạo. Mục tiêu riêng này của môn văn hoá cần được xem xét trong tương quan với mục tiêu chung của quá trình đào tạo (đào tạo giáo viên, biên phiên dịch viên...), và liên thông với các môn học khác được tiến hành trước, sau, hay đồng thời với nó.
Ngoài ra, nên chú ý cách chia các phần, cách ghi các trang của thuyết minh đề tài, dường như có sự nhầm lẫn : theo thứ tự có các trang 13, (5) 14, rồi 8,10, các đoạn thừa: 2.1. cuối trang 7, 4.4.1. cuối trang 13, hay trang 13 có các phần 1., 2., 4. nhưng không có phần 3.).
.
Về tên gọi của đề tài, nên bổ sung cho cụ thể hơn, chẳng hạn “Thách thức văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ: vấn đề và giải pháp”, hay đúng với nội dung nghiên cứu hơn, là “Những thách thức trong dạy và học văn hoá nước ngoài: vấn đề và biện pháp”.
.
III. Dự kiến kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài:
.
Về phân bố thời gian: cần trình bày theo nội dung công việc thực hiện (tức là đề cương nghiên cứu) chứ không theo các chương mục sẽ trình bày ở báo cáo tổng kết đề tài (thuộc đề cương báo cáo tổng kết). Các công việc thực hiện này bao gồm những công đoạn nghiên cứu tài liệu lý thuyết, tiến hành khảo sát thực địa, phân tích ngữ liệu...
Dự kiến về kết quả nghiên cứu là hợp lý, khả thi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa vào ứng dụng và có hiệu quả tốt, góp phần khắc phục những khó khăn vướng mắc hiện nay trong dạy và học văn hoá nước ngoài cho sinh viên Việt Nam.
.
IV. Đánh giá của phản biện:
.
- Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đáp ứng một nhu cầu thực sự của khoa Tiếng Pháp ĐH Ngoại ngữ Huế.
- Tính khoa học
Cách trình bày, lập luận và những dự kiến ban đầu về nghiên cứu là có tính khoa học.
- Khả năng triển khai nghiên cứu
Bản thân người đăng ký thực hiện đề tài đã dày dạn nhiều năm trong việc dạy môn học này, hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt đề tài. Ngoài ra, kết quả của luận văn DEA (thạc sĩ), tham luận tại Hội thảo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tại Hội thảo của Khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế liên quan đến đề tài này cũng là những tiền đề tốt đảm bảo cho năng lực nghiên cứu và nắm bắt vấn đề.
- Đề nghị đưa ra hội đồng khoa học tuyển chọn để xét duyệt (hoặc không)
Đề nghị đưa ra Hội đồng khoa học tuyển chọn để xét duyệt.
Huế, ngày 9 tháng 10 năm 2007
Người nhận xét
Phạm Thị Anh Nga
Anh Nga thuong,
RépondreSupprimerToi rat thu vi doc thu Anh Nga gui cho chi Quyen (chac la ban lon tuoi hon Anh Nga thoi xua). Toi cung phan khoi thay chi ay quan tam den cac cong trinh va bai viet cua toi. Thuc ra khong co cong trinh gi dang hoang de gioi thieu cho chi ay. Co le cgoi y Anh Nga gui cho chi ay file "Nhung ki uc mo ao cua mot thoi xa vang" de chi ay doc cho Vui. Toi dang nghien cuu cach Anh Nga bay de vao portfolio cua ANh Nga thang ma khong qua email nua.
Than ai, De.
DE TRUONG QUANG [truongquangde06@yahoo.fr]
Thầy ơi,
RépondreSupprimerChị Phạm Thị Quyên trước kia công tác ở Khoa Pháp ĐH Sư Phạm TP.HCM, sau đó sang Pháp và định cư ở Pháp. Khoảng năm 1979 thì phải, có dịp vào SG, em được gặp chị ấy (hay chỉ nghe các bạn kể mà cảm thấy như đã gặp) khi cùng các bạn đến học phụ đạo ở nhà cô Tôn Nữ Thị Ninh (hồi đó chị Quyên còn ở SG). Cô Ninh cũng đang "phụ đạo" cho các đồng nghiệp trẻ trong khoa Pháp như Thầy đã phụ đạo cho tụi em thời đó. Em được đến cô là nhờ các bạn Lý Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Uyên quen được trong dịp séminaire năm 1978 tại ĐHNN Hà Nội.
Năm 2000 dịp tụi em bảo vệ thèse ở Rouen, chị Quyên từ Ornex có về dự buổi bảo vệ của Ngọc Sương, gặp cả ông Nam nhà mình sang "cổ động" cho em và toàn thể đội nhà. Rồi những dịp séminaire régional của Crefap, mà chị Quyên thường có vị trí rất được trân trọng.
Chị Quyên thì chắc là em phải gọi bằng "Cô" mới phải, nhưng thôi em gọi vậy cho thân mật.
Thầy nhắc đến bài "Những ký ức mờ ảo của một thời xa vắng" nhưng em tìm lại thì ... không thấy, hay là Thầy đã gửi cho em dưới 1 cái titre khác, hoặc cũng có thể Thầy chưa gửi. Em nhờ Thầy xem lại giùm em với.
Em cũng vừa nhận thêm thư của chị Quyên nhưng chưa kịp trả lời. Thầy xem ở link http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/02/song-nile-tren-troi.html#comments.
Có lẽ em sẽ tạo thêm 1 mục để gom những ý kiến của mọi người lại như đề nghị của chị Quyên, vì ý kiến đó rất có lý. Nghĩa là sau đó trừ những ý kiến gắn với một bài cụ thể nào đó, còn không thì sẽ trao đổi như trong một diễn đàn chung ở mục này. Mà chắc cũng chỉ dưới hình thức những commentaires thế này thôi, với thuận lợi là được tập trung về 1 mối.
Trong công việc thầm lặng làm và muốn nó hữu ích cho nhiều người, em không còn cảm thấy cô độc, nhờ có những người "đồng cảm" như Thầy, chị Quyên, và một vài bạn trẻ (học trò cũ) khác. Vậy đã là hạnh phúc Thầy ạ.
Em,
ANga