Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

dimanche 22 octobre 2017

Hà Nội ôi nhớ



Công viên Thống Nhất - 11 / 1978


* tặng Hà Nội và những thân thương thuở ấy




Mỗi đứa chúng mình có một nỗi nhớ riêng
Hà Nội trong tim ôi sao nhiều cung bậc
những mảng sáng tối chen chân đua nhau lỗi nhịp
bảo sao lòng không chùng xuống bâng khuâng

Hồ Gươm với ai là chốn hò hẹn thân thương
với mình Hồ Gươm ngàn đời vẫn âm vang tiếng xình xịch nửa khấp khởi mừng vui nửa u buồn tê tái
ôi những chuyến tàu điện với màu đỏ đặc trưng loanh quanh Bờ Hồ mà tưởng đâu xa ngái
chầm chậm trườn mình qua Hàng Ngang Hàng Đào đưa đến chợ Đồng Xuân
hay ngược hướng phía kia chở chúng mình về Cầu Giấy gần nhà
niềm vui bất tận bởi chỉ với vài xu hào cỏn con cũng gom thành trải nghiệm
Có những bữa tâm trạng thấp thỏm âu lo lấy đà nhảy lên một toa tàu điện
khi đoàn tàu vẫn xình xịch lăn bánh trên đường ray
cũng có hôm liều lao xuống giữa tiếng leng keng chẳng đợi tàu dừng
trống tim dồn dập tưởng chừng vỡ ngực khác gì mải mê phiêu lưu mạo hiểm

Có một thuở công viên Lê Nin chuyển tên thành Thống Nhất
khách phương xa khi đến thủ đô ai lại chẳng ghé thăm
ai chẳng chụp những tấm hình với cảnh chùa Một Cột lăng Bác đường Thanh Niên
hay ngay cạnh Hồ Tây với đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc
Mấy mươi năm xa vẫn nghe đâu đây dư vị que kem Bờ Hồ bất kể trưa hè hay mùa đông rét mướt
còn thoang thoảng hương hoa những lá cỏ hoang sơ cạnh Nhà Hát Lớn cuối phố Tràng Tiền
một thuở ngỡ ngàng choáng ngợp trước hàng dãy các tòa nhà với kiến trúc thuộc địa uy nghiêm
trên phố Tràng Thi Tràng Tiền Trần Hưng Đạo Hai bà Trưng Lý Thường Kiệt
nhớ vô cùng một góc khuất nào rất riêng ở cà phê Bà Triệu
dẫu chẳng cao sang nhưng thời tem phiếu là cả một thiên đường

Và hơn mọi ngóc ngách lớn bé gần xa
ga Hàng Cỏ của bao chuyến đi về suốt bốn mùa buồn vui những năm cao học
quên sao được những lần kiên nhẫn xếp hàng dài mua vé tàu chẳng quản gì khó nhọc
bởi chúng mình vẫn tự nhủ lòng ai cũng như ai
và thi thoảng đón đưa người phương xa trong mịt mù mưa hay nắng gắt gay
trong hớn hở reo vui hay nhạt nhòa nước mắt
ơi những khóc cười những hội ngộ chia xa

Có một thuở nào tim lỗi nhịp ở góc đường Tông Đản cùng ai
( mà mãi đến giờ phút này sau mấy mươi năm biền biệt xa
mình vẫn chẳng hiểu sao viết là tông mà lại đọc là tôn thật lạ kỳ )
rồi một thuở lóng nga lóng ngóng đến quên cả đường về
dẫu chỉ cần rẽ lối là vào đến chung cư Lê Phụng Hiểu

Hà Nội của một thuở cái mặc cái ăn ai ai cũng giật gấu vá vai xơ rơ túng thiếu
mà sao mãi hoài vẫn quá đỗi mến thương
ba mươi mấy năm đã qua
những ngóc ngách xưa nay tìm cùng khắp chẳng thể nào còn
sao nhắc lại vẫn khắc khoải bồn chồn
vẫn chao ơi là nhớ

phạm thị anh nga
2013 - 2017

Với các bạn Huế : Mai Hồng Xuân - 1979

Học viên Cao học Hà Nội , Phước Quế Nga , và bạn từ Huế ra , Châu - Chùa Một Cột 1979

Cao học khóa 2 3 4 , Nga Chung Vinh , và bạn Dung

Tàu điện rẽ vào tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, năm 1985 ( Ảnh sưu tầm )

Tàu điện trên đường Đinh Tiên Hoàng , đoạn gần tháp Hòa Phong bên bờ hồ Hoàn Kiếm ( Ảnh sưu tầm )
Góc phố Tông Đản-Lê Phụng Hiểu - 4 / 2014

vendredi 20 octobre 2017

LEBADANG – 2 tháng 11, 2016 - 5 tháng 3, 2017 – BẢO TÀNG CERNUSCHI

( chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp )




LABADANG

2 tháng 11, 2016 – 5 tháng 3, 2017

BẢO TÀNG CERNUSCHI

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CHÂU Á – THÀNH PHỐ PARIS



Năm 2015, Bảo tàng Cernuschi được bà Myshu Nguyễn Lê Bá Bảng hiến tặng những món quà rất quý, để tưởng nhớ phu quân của bà, nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Lebadang. Ở Pháp, Lebadang là người kín tiếng, mặc dù ông đã sống ở đất nước này từ năm 18 tuổi. Nơi tác phẩm của ông được phổ biến rộng rãi hơn là Hoa Kỳ, Nhật, Đức và Việt Nam. Mặc dù ở xa quê, ông vẫn giữ một mối liên hệ mật thiết về văn hóa và tình cảm với quê hương nguồn cội của mình, và quê nhà đã dành riêng cho ông một bảo tàng chuyên khảo ở Huế, được mở từ năm 2006. 

Là một nghệ sĩ lan man và ham thu thập, một nhà thám hiểm không hạn độ về chất liệu và kỹ thuật, Lebadang thích tự xem mình như một « nghệ nhân » hơn là một nghệ sĩ. Ông để lại một tài sản nghệ thuật là nơi giao thoa của màu nước, khuôn rập, bản khắc lụa, tranh vẽ, tác phẩm nặn bằng đất, điêu khắc bằng kim loại, thủy tinh, bằng thép không gỉ hoặc bằng gỗ, đồ trang sức, gốm sứ, thảm trang trí. Ở ranh giới giữa điêu khắc và hội họa, các tác phẩm độc đáo nhất của ông được kiến tạo từ giấy bổi dày, được xé ra và dán ở lớp trong cùng. Các Không gian đắp nổi rất cao đó gợi nên hình ảnh một trái đất tưởng tượng và nên thơ được nhìn từ bầu trời. Vượt qua mọi thử thách về kỹ thuật, ông chuyển chủ đề đó sang lĩnh vực tranh in bằng khuôn rập và thành công trong việc thiết kể các phức hợp cực kỳ tinh xảo : cắt các hình thể được tập hợp một cách thủ công, dập nổi bằng nhiệt, trổ khắc, màu sắc in thạch bản, đó chính là những công đoạn trong quá trình thực hiện các Không gian nói trên.

Hai mươi tác phẩm được giới thiệu ở bảo tàng Cernuschi cho phép minh họa những tìm tòi liên tục và những giai đoạn khác nhau về phong cách của Lebadang. Bị trừu tượng cám dỗ vào những năm 1960, ông làm nổi lên những mô thể và những kết cấu khiến người xem nhìn thoáng qua cứ ngỡ đã nhận diện được là gì. Đối với ông, sự trừu tượng, cách vận dụng các kiểu sắp xếp và những khoảng rỗng được chiếu sáng ở phía trong cùng gợi ra cái nguyên thủy ban sơ trong triết lý Đạo giáo. 

Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Lebadang biểu thị nỗi đau xé lòng của mình bằng một loạt các bức tranh có nhan đề Phong cảnh bất khuất.  Một thiên nhiên hỗn loạn, với các vách đá đen dựng đứng, những cảnh sục sôi hung hãn, tung tóe hằn thù, và xuyên suốt qua tất cả là một vạch đỏ. Chỉ là một vệt màu, tia hy vọng mảnh nhưng sắc bén, thể hiện đường Hồ Chí Minh, con đường mòn bí mật đã giúp tiếp nhiên liệu cho các đội quân cộng sản. Một bức màu nước cùng năm cũng chọn chủ đề chiến tranh với một phong cách thoáng gợi nhớ những phong cảnh Trung hoa cổ điển. Cây cối bị đốt cháy bốc lửa, đe dọa những túp lều đơn sơ, là vết tích cuối cùng của một nhân loại bị truy đuổi, sập bẫy và mắc kẹt giữa những lằn sáng nổ tung chói chang của một cảnh quan bị dày xéo. Ở đó có thể thấy bao kỳ công trong những vầng sáng và những đường cong uốn khúc mà người nghệ sĩ sẽ theo đuổi ở các giai đoạn sau, trong Tấn trò đời và các Không gian

Trong những năm 1978 và 1979, được chào đón ở các xưởng vẽ của những phòng trưng bày Hoa Kỳ Circle Fine Art, Lebadang cho ra đời một loạt bản khắc lụa, ở đó ông tìm cách đạt đến một chiều sâu, một sự hòa quyện sắc màu lộng lẫy thông qua sự rung động của sắc màu và việc xếp các màu sắc đó chồng lên nhau hơn là dồn chung chúng lại.

Năm 1980 đánh dấu một bước ngoặt trong tác phẩm Lebadang : đó là năm con trai của ông qua đời. Lần đầu tiên, Lebadang lao động cho chính mình, tự giải thoát khỏi các phong cách thời thượng và những tác phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng. Ở tuổi chín muồi, ông tái hiện khuôn mặt người trong những loạt tranh được ông gọi tên là Tấn trò đời, để vinh danh Balzac : Lebadang tự nhận thấy có cảm hứng trước sự mẫn cảm của nhà văn đối với những nỗi đau, những niềm vui, những phần số của phận người. Ở đó ông cũng chạm vào cái phổ quát trong những tác phẩm cuối của mình, khi vượt ra khỏi những ảnh hưởng văn hóa. Ông cũng kiến tạo cho mình một dấu triện bao gồm một hình vuông che chắn cho một gia đình : một đứa bé ở giữa bố mẹ mình. Ý tưởng về con người trong khung đó sẽ còn được tiếp tục và mở rộng khi ông thực hiện những sản phẩm sau đó, là các bức Không gian, được phát triển từ năm 1985.

Hệt như một kiến trúc sư của giấy, Lebadang nặn nguyên liệu bột giấy thành hình thù trông giống như bề mặt của một vùng đất tưởng tượng nhìn nghiêng, với các thung lũng và những ngọn núi. Người nghệ sĩ sáng thế cho thấy một cảnh quan thanh tịnh, tâm linh, được tái tạo từ trực giác về một thiên nhiên nguyên thủy, vô hình nhưng hiện hữu. Một tiếng vọng theo quan niệm Lão giáo vang lên trong cuộc tìm kiếm được đề xuất với khán giả này, ở đó khán giả được mời phóng tầm mắt nhìn ra bên ngoài sự hữu hạn của tác phẩm.

Vào khoảng năm 2001, Lebadang, ở tuổi 80, bước vào giai đoạn sáng tác cuối. Ông đề xuất một sự tổng hợp tĩnh lặng nhiều chủ đề trong số những chủ đề ông đã suốt đời đeo đuổi. Trên một phông nền cố tạo nên vẻ hợp nhất và đơn sắc, ông quét lên những nét rung gợi nên một chất liệu khó sờ thấy, vừa dày đặc, phát quang vừa chuyển động, và dường như báo trước sẽ có một mô thể nào đó nổi lên. Và rồi một mặt Phật thanh thản và hướng nội hiện ra. Và từ đấng thiêng liêng đó chỉ còn một khuôn mặt viên mãn ở cõi u minh. Ánh sáng dường như tỏa ra từ dưới lớp sơn màu, là dự cảm tối hậu của người nghệ sĩ về một thế giới tâm linh bên kia.

Anne Fort
Quản đốc Bảo tàng Cernuschi

------------------------------------------------------------------------------------------------


TIỂU SỬ

Lê Bá Đảng, nghệ danh là Lebadang, sinh ngày 27 tháng 6 năm 1921 ở Bích La Đông (thuộc tỉnh Quảng Trị, gần Huế, cố đô của nước Việt Nam), và mất ngày 7 tháng 3 năm 2015 ở Paris, Pháp, là một họa sĩ, thợ khắc, điêu khắc gia Việt Nam có quốc tịch Pháp từ năm 1980.

Ông đã trải qua phần lớn đời mình ở Pháp, với vài dịp lưu trú tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tác phẩm của ông thật đồ sộ và bao gồm tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Sau khi học ở trường Mỹ Thuật Toulouse từ 1942 đến 1948, ông bắt đầu những bản vẽ, bức tranh, bản in thạch bản và bản khắc đầu tiên của mình với những chủ đề khá cổ điển. Sau đó, ngay từ năm 1955, tác phẩm của ông đã được các nhà phê bình nghệ thuật công nhận. Bảo tàng Nghệ thuật Cincinnati đã tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên của ông ở Hoa Kỳ vào năm 1966. Năm 1985, ông sáng tác những Không gian đầu tiên của mình, là những tác phẩm bằng giấy phối hợp nhiều kỹ thuật cắt dán và xếp chồng, giữa điêu khắc và phù điêu, như một sự tổng hợp và vượt qua hai dạng thức thể hiện này.

Nước Pháp đã vinh danh ông và tặng ông Huân chương Văn học Nghệ thuật năm 1994. Ông cũng nhận được một số danh hiệu tại Hoa Kỳ, Anh quốc và Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ thực hiện thanh gươm viện sĩ của Jacques Ruffié[1] năm 1991. Ông đã tạo ra các phối cảnh và trang phục cho vở opéra Mỵ Châu - Trọng Thủy tại Nhà hát kịch Opéra de Paris năm 1977, xuất bản nhiều tập tranh in thạch bản, trong đó có tập Tám con ngựa năm 1964, là tập tranh đầu tiên của ông với những hình nổi, không màu sắc cũng không mực in, với thơ và thư pháp của Chou Ling. Ông cũng thiết kế những sản phẩm điêu khắc cho nhà chế tạo thủy tinh Daum và thực hiện một “Không gian” lớn trong các công trường đá của “Giáo đường Hình ảnh” ở Les Baux-de-Provence năm 1997.

Tại Việt Nam, với sự hiện diện của Lebadang năm 2006, thành phố Huế đã khánh thành Quỹ Nghệ thuật Lebadang nhằm bảo tồn và trưng bày thường xuyên hơn 400 tác phẩm phản ánh hơn 70 năm sáng tác của ông.

Các tác phẩm của ông có mặt trong nhiều bộ sưu tập cá nhân, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp.

Luc HO


Phạm thị Anh Nga chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp



[1] Jacques Ruffié (1921-2004) : Nhà huyết hoc, nhà di truyền học và nhà nhân loại học người Pháp. (Chú thích của người chuyển ngữ)

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú