Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

mercredi 9 février 2022

Cuốn sách về chùa Thiên Mụ của Liliane Vo Quang - Đọc và suy ngẫm

Cuốn sách về chùa Thiên Mụ của Liliane Vo Quang

- Đọc và suy ngẫm

Phạm thị Anh Nga

 

Dịp 420 năm trùng kiến chùa Thiên Mụ và 330 năm Chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi, tôi có duyên may đọc được bản mềm cuốn sách về chùa Thiên Mụ của Liliane Vo Quang, nhan đề “LE TEMPLE DE LA DAME CÉLESTE (CHÙA THIÊN MỤ) À HUÉ ⁃  sanctuaire bouddhique et miroir de l’ancienne capitale du Vỉetnam”, tạm dịch là “CHÙA THIÊN MỤ Ở HUẾ - Ngôi đền Phật giáo và tấm gương soi của cố đô nước Việt Nam”. Cuốn sách do Péninsule xuất bản năm 2004 này, với Lời tựa của Philippe Langlet, vốn là luận văn của Liliane Vo Quang được bảo vệ năm 1998 tại Đại học Paris VII, mà chính Philippe Langlet là Giáo sư hướng dẫn, và trong Hội đồng đánh giá có Giáo sư Nguyễn Phú Phong, một tên tuổi lớn và quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học ở Pháp, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

 

Cuốn sách của Liliane Vo Quang về Chùa Thiên Mụ (2004)


  1. Liliane Vo Quang

Liliane Vo Quang (1934-2021) là người Pháp nhưng lại là một nàng dâu của xứ Huế. Phu quân của bà là ông Võ Quang Yến, quê ở Thừa Thiên, một nhà biên khảo không xa lạ gì với người Việt chúng ta ở Việt Nam và ở Pháp. Xuất phát điểm của cả hai đều là các lĩnh vực khoa học tự nhiên (vật lý và toán), nhưng Võ Quang Yến đã công bố nhiều biên khảo, văn, ký có giá trị, và Liliane Vo Quang cũng đã học tiếng Việt và năm 1998 bà đã bảo vệ một luận văn về chùa Thiên Mụ viết bằng tiếng Pháp, về sau in thành sách. 

 

Năm 2019, hai ông bà đã biếu tặng Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO - Institut d’Asie orientale) khoảng 800 đầu sách và tư liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, được gọi chung là Fonds Vo Quang (Quỹ Võ Quang), về các lĩnh vực lịch sử, văn chương và văn hóa Huế, gồm các luận văn và công trình nghiên cứu về những nhân vật lịch sử, các nghiên cứu mới về lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, bản dịch tiếng Pháp của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam và các tác phẩm văn học Việt Nam thời hiện đại và thời thuộc địa (in những năm 1920/1930 hoặc tái bản), những bài viết về khoa học của Võ Quang Yến và các bộ sưu tập tạp chí Việt Nam của hai ông bà. 

 

Quỹ Võ Quang (IAO ⁃ Pháp)



2.    2. Nội dung và cấu trúc cuốn sách

Cuốn sách về chùa Thiên Mụ của Liliane Vo Quang gồm 94 trang, chia thành ba phần với ba nội dung chính có nhan đề: (1) Chùa Thiên Mụ trong lịch sử: một đền thờ Phật giáo -  (2) Chùa Thiên Mụ, một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo của Huế - (3) Chùa Thiên Mụ trong cuộc sống xã hội. 

 

Luận văn và sách của Liliane Vo Quang có tham khảo nhiều tư liệu cổ (B.A.V.H., L. Cadière, Đại Nam Thực Lục, Ô Châu Cận Lục…) và nhiều bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu về Huế, về Phật giáo, về văn hóa Việt Nam… (Trần Văn Giáp, Nguyễn Thế Anh, Phan Thuận An, Bửu Kế, Lê Văn Hảo, A. Bonhomme, Trần Đại Vinh, Thích Minh Châu, Louis Frédéric…). 

 

Đánh giá về cuốn sách, trong Lời tựa, Philippe Langlet viết: “Cuốn sách của bà Võ Quang vượt hẳn những giới hạn của một cuốn hướng dẫn du lịch, nhưng không quá độ đến mức làm nhụt chí người đọc đang vội vã, nó đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu của một ngành du lịch thông minh: lịch sử với những trích dẫn văn bản cổ, sự mô tả chi tiết, việc ngôi chùa tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, với phần minh họa phong phú và rõ ràng về văn chương và hình ảnh chụp, và những sơ đồ được giải thích kỹ càng.”  

 

  3. Một vài suy ngẫm

 

Đọc 94 trang của cuốn sách, tôi vỡ vạc được khá nhiều, đặc biệt thấy thú vị khi nhận ra một cái nhìn khác từ bên ngoài về một phần của đất nước mình, thành phố của mình. Ngoài những thông tin chi tiết về lịch sử, nguồn gốc, đặc điểm kiến trúc và các huyền thoại về ngôi chùa được Liliane VQ nghiên cứu và trích dẫn khá đầy đủ từ những tư liệu xưa và nay nhưng không khác so những gì đã được ghi nhận lâu nay về ngôi chùa, một số khía cạnh của cuốn sách đáng được quan tâm, suy ngẫm, từ góc độ tiếp nhận lịch sử văn hóa Việt Nam của một người Pháp, có thể xem là tình huống liên văn hóa hay tương tác văn hóa Pháp - Việt trong một trường hợp cụ thể: một ngôi cổ tự Việt Nam, một ngôi chùa Huế trong mắt một phụ nữ Pháp đã ít nhiều được tiếp biến văn hóa (acculturée)

 

3.   3.1.

Thể hiện rõ ràng nhất của cách nhìn này là qua việc sử dụng ngôn từ. Trong khi Gs. Philippe Langlet trong Lời tựa của cuốn sách sử dụng từ “pagode” (chùa) khi nói về chùa Thiên Mụ, thì Liliane VQ dùng từ “temple” (đền, miếu, điện) gần như xuyên suốt cả cuốn sách (và có thể cả trong luận văn) để nói đến ngôi chùa. Việc sử dụng từ “temple” (đền, miếu, điện) thay vì “pagode” (chùa) này hẳn là lựa chọn có ý thức của tác giả, khác với cách dùng thông dụng và đồng nhất từ “pagode” từ xưa đến nay của các tác giả Pháp, các nhà nghiên cứu Pháp hay tư liệu giới thiệu của người Pháp về ngôi chùa này

 

Bản thân tôi khá băn khoăn với cách gọi này của Liliane VQ. Ngoài lý do chủ quan là từ lâu tôi đã cảm thấy quen thuộc, gần như mặc nhiên, với từ “pagode” khi nhắc đến chùa Thiên Mụ, thì việc ngôi chùa được gọi là “temple” khiến tôi khá ưu tư. Thử tham khảo từ điển Petit Robert (2014), ở mục từ “temple”, tôi thấy được từ này trong tiếng Pháp vốn mang sắc thái ý nghĩa gắn với một tôn giáo khác hơn là đạo Phật. Về nguồn gốc, ban đầu “temple” được dùng để chỉ đền đài, nơi thờ phụng nhà tiên tri - vua Salomon của vương quốc Israel thống nhất, thuộc đạo Hồi. Về sau, từ này được dùng rộng rãi hơn để chỉ nơi thờ tự các vị thần thuộc các tôn giáo của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã..., thậm chí là đạo Tin lành, tất cả đều khác xa đạo Phật. Mặt khác, trong tiếng Pháp đã có từ “pagode” dành riêng để gọi các ngôi chùa. Ngoài nghĩa đó, từ “temple” còn có nghĩa hẹp hơn và được dùng để chỉ điện thờ bên trong một đền đài. 

 

Trong cuốn sách của mình về chùa Thiên Mụ, Liliane VQ đã dùng từ “temple” trong cả hai nghĩa, để chỉ khi thì ngôi chùa như trên đã đề cập, khi thì một điện thờ trong chùa: Temple du Grand Héros (Điện Đại Hùng), Temple de Maitreya (Điện Di Lặc), Temple de Quan Âm, Temple de Địa Tạng... Và đặc biệt, ở các ghi chú tư liệu minh họa lấy từ nhiều nguồn (tranh ảnh, sơ đồ...) của cuốn sách, trong số đó có khá nhiều ảnh do Võ Quang Yến chụp, ngôi chùa khi thì được ghi là “pagode”, khi thì được ghi là “temple” (ví dụ Vue d’ensemble de la Pagode de la Dame Céleste, trang 11 - Temple de Thiên Mụ, dessin du Thần Kinh Nhị Thập Cảnh, trang 30). Có thể giả thiết rằng một số ghi chú đã được Liliane VQ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp hoặc tự ghi, và một số ghi chú khác là do Võ Quang Yến ghi, và cách dùng từ do đó có khác nhau. 

 

3.2.

 

Cũng về mặt ngôn từ, ngoài Phước Duyên là tên của ngôi tháp bảy tầng, ngôi tháp thường được xem là hình ảnh đặc trưng nhất của chùa Thiên Mụ, thậm chí là đặc trưng của thành phố Huế, ở đó từ “Phước” xuất hiện gần như hiển nhiên, thì trong cuốn sách, khi mô tả kiến trúc của ngôi chùa, Liliane VQ đã đề cập đến các lối đi có chạm khắc các chữ Phước, Lộc, Thọ bằng Hán tự, và ghi chú thêm bằng tiếng Pháp như sau: “Phước (Bonheur)”, “Lộc (Richesse)” và “Thọ (Longévité)”. Cũng như Chân Thiện Mỹ, các khái niệm Phước Lộc Thọ vốn súc tích, giàu nghĩa hàm ẩn và khó chuyển dịch trọn vẹn sang một ngôn ngữ phương Tây. Quả thật, ngoài Thọ được chuyển ngữ ổn thỏa, cách dịch PhướcLộc vẫn chưa thỏa đáng lắm: bonheur chỉ có nghĩa là hạnh phúc, và richesse là sự giàu có, phong phú, nghĩa có khác so với phướclộc

 

Cũng liên quan đến từ Phước, phải chăng trong tương tác văn hóa và ngôn ngữ giữa Việt Nam với Pháp nói riêng và với Âu Mỹ nói chung, Phước quen thuộc, thông dụng hơn là Phúc? Như trường hợp trên khi Liliane VQ mô tả và chú thích về các từ Phước, LộcThọ, hay trường hợp Thương xá Phước Lộc Thọ ở Little Saigon, California, Hoa Kỳ, hoặc nữa là tấm bia trên ngôi mộ của Hoàng đế Bảo Đại ở nghĩa trang Passy trên đồi Trocadéro, thủ đô Paris nước Pháp, được các hậu duệ của cựu hoàng ghi trong phần tiếng Việt Hoàng Đế Bảo Đại - Húy Nguyễn Phước Vĩnh Thụy...” (Nguyễn Phước chứ không phải Nguyễn Phúc). 

 

3.3.

 

Đề cập đến lịch sử và các đặc trưng về sinh hoạt và vai trò xã hội của chùa Thiên Mụ,  Liliane VQ nhấn mạnh và khai thác mối tương quan mật thiết giữa Phật giáo và triều đình, giữa các chùa Huế và các vua chúa Nhà Nguyễn trong trường hợp hai ngôi cổ tự là chùa Thiên Mụ và chùa Diệu Đế. Bà đánh giá rất cao hai ngôi chùa Huế này, là những ngôi chùa vừa rất Huế vừa thể hiện rõ việc tu hành của đạo Phật, mối tương quan giữa đạo và đời, về quan niệm và thực hành tu tập trong lòng phố thị thay vì tu ẩn hay tu nơi thâm sơn cùng cốc. Vai trò của người phụ nữ trong Hoàng tộc cũng được Liliane VQ khai thác khi bà mô tả các sinh hoạt của ngôi chùa, và đề cập đến những hoạt động công đức của giới nữ nhi Nhà Nguyễn, từ các Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Phi tần đến các Công chúa, Hoàng nữ.

 

Việc đánh giá cao hai ngôi cổ tự này trong tổng thể các ngôi chùa của Huế thể hiện một góc nhìn có thể hơi khác so với cách nhìn của người Huế nói chung, ở đó các tổ đình Kim Tiên và Từ Hiếu có vị trí không nhỏ, cả trong mối tương quan với triều đình Nhà Nguyễn lẫn trong sinh hoạt cộng đồng, xã hội của các ngôi chùa. 

 

3.4.

 

Bám sát vào truyền thuyết về Mụ Nhà Trời liên quan đến nguồn gốc của ngôi chùa, về chúa Nguyễn Hoàng và bà Mụ Nhà Trời đã tiên báo nơi đó sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa nhằm tụ linh khí, làm vững bền long mạch, Liliane VQ đề cập đến hình ảnh vị nữ nhân đã được vay mượn từ văn hóa dân gian Chàm (“cam” trong văn bản tiếng Pháp) và đã được Việt hóa này. Hình ảnh bà Mụ Nhà Trời này không thôi ám ảnh Liliane VQ, và chúng ta sẽ trở lại ở phần sau.

 

Liliane VQ cũng đề cập đến một số cao tăng gốc Trung Hoa đã giữ vai trò quan trọng trong điều hành hay góp phần trùng kiến ngôi chùa, như Thiền sư Thạch Liêm, Shi Dashan hay Thích Đại Sán, cũng như những vị cao tăng đã có công lớn đối với các ngôi chùa Việt ở xứ Đàng trong.

 

3.5.

 

Liliane VQ không thôi thắc mắc do đâu việc thờ cúng nhân vật truyền thuyết Mụ Nhà Trời ngày nay lại gần như mai một. Ở chùa Thiên Mụ hiện nay, dường như vắng bóng Mụ, do không một điện thờ, miếu mạo nào được dành cho việc hương khói Mụ. Liliane VQ đặt câu hỏi vậy Mụ đi đâu, và đưa ra giả thiết phải chăng Mụ đã biến hóa thành Phật bà Quan Âm hay một vị nữ thần nào khác vẫn được thờ cúng trong chính ngôi chùa này. Thắc mắc này cũng được Philippe Langlet, giáo sư hướng dẫn luận văn của bà, chia sẻ trong Lời tựa của cuốn sách. 

 

Cũng có thể do căn cứ vào truyền thuyết này và tên gọi của ngôi chùa, vẫn là Thiên Mụ, Mụ Nhà Trời, mà Liliane VQ đã cẩn trọng cân nhắc và gọi ngôi cổ tự này là “temple” (đền, miếu), là nơi hương khói một vị thần, một nhân vật linh thiêng nào đó, thay vì “pagode” (chùa), là nơi thờ cúng Phật nói chung.

 

4. Những điều rút ra từ một góc nhìn khác

 

Có thể nói cuốn sách của Liliane Vo Quang về chùa Thiên Mụ với Lời tựa của Philippe Langlet cho phép chúng ta tiếp cận với một góc nhìn khác, một góc nhìn từ bên ngoài, của những người vốn thuộc về một đất nước khác, một nền văn hóa khác, nhưng đồng thời có mối thâm tình, giao tình với Việt Nam: Liliane VQ, phu nhân của Võ Quang Yến, là dâu xứ Huế, và Philippe Langlet, cũng là rể của nước Việt (phu nhân ông là bà Quách Thanh Tâm, hay Thanh Tâm Langlet, cũng là một nhà nghiên cứu, đã cùng đứng tên với chồng ở nhiều đầu sách về lịch sử văn hóa Việt Nam). Cách sử dụng ngôn từ, cách nhìn và đặt vấn đề của tác giả và người viết Lời tựa đã phần nào gợi mở cho chúng ta về một góc nhìn khác, về một số khía cạnh vừa khách quan vừa có tính chủ kiến, từ đó chúng ta có thể soi rõ thêm chính mình và văn hóa của mình hơn.

 

Ngoài cuốn sách của Liliane VQ, một số tư liệu viết bằng tiếng Pháp về chùa Thiên Mụ còn gọi tên chùa là Thiên Mô (là cách viết trong văn bản tiếng Pháp, ở đó không có các dấu đặc trưng của tiếng Việt), có thể hiểu là Thiên Mỗ hay Thiên Mộ, hay có khi còn là Thiên Mâu, Thiên Mẫu. 

 

Cuối cùng, như Liliane VQ đã đề cập trong cuốn sách của mình về chùa Thiên Mụ, tập san B.A.V.H. của L. Cadière khi ghi chú một bức ảnh chụp chùa Thiên Mụ cũng đã giải thích các tên gọi qua các thời kỳ của ngôi chùa, từ Thiên Mụ đến Linh Mụ, và trở lại là Thiên Mụ. Ngoài ra, B.A.V.H. cũng đồng thời nêu các cách gọi lệch lạc do nhầm lẫn của người Pháp về chùa Thiên Mụ. Theo đó, do lẫn lộn ngôi chùa với công trình Văn Miếu hay miếu thờ Khổng Tử cách đó không xa, cũng thuộc khu vực Kim Long ở Huế, người Pháp nói riêng và người châu Âu nói chung có khi đã gọi chùa Thiên Mụ là “pagode de Confucius” (chùa Khổng Tử), và gọi tháp Phước Duyên là “Tour de Confucius” (tháp Khổng Tử). Và cũng chính một người phương Tây, phần nào đã Việt hóa, là L. Cadière, đã nêu và phân tích sự nhầm lẫn này.

 

Tháng 1 & 2 / 2022

Phạm thị Anh Nga

 

Tư liệu chính

1- Liliane VO QUANG, Le temple de la Dame Céleste (Chùa Thiên Mụ) à Hué, sanctuaire bouddhique et miroir de l’ancienne capitale du Vietnam, Péninsule 2004, 94 trang

https://fr.calameo.com/books/003480379f0ab3559954e?fbclid=IwAR2SOl9UZ5gXDEcViDU7VHDxxjtzD54qWD0Y8Mh2Ia2xA7Y7x4AzQTxzoSc

Tư liệu tham khảo

2- “Catalogue Péninsule 2007”, https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjp-Lncssb1AhXA8HMBHXqJBloQFnoECAIQAQ&url=http%3A%2F%2Fpeninsule.free.fr%2Falbum%2Fcataloguepeninsule2007.pdf&usg=AOvVaw3rIUWeVPsRxY5Tjy0XFjDR

3- “À la recherche de Huế : constitution du fonds Võ Quang à l’IAO”, https://iao.cnrs.fr/actualite/a-la-recherche-de-hue-constitution-du-fonds-vo-quang-a-liao/?fbclid=IwAR0tOfTt-LVeYNarmVMACf7FEx8JK-96J2L7ajcABL27jucOYG6XRGl32dI

4- “Bà Liliane Võ Quang (1934-2021) - Tin buồn”, Diễn Đàn 23/09/2021 17:25, https://www.diendan.org/Doi-song/tin-buon/ba-liliane-vo-quang-1934-2021

5- L’Association des Amis du Vieux Huế, “Hué – Pagode Thien Mu dite pagode de Confucius (AP0030)”, Fonds iconographique, B.A.V.H., https://www.aavh.org/?page_id=5327

6- Võ Quang Yến, “Ngôi chùa Thiên Mụ quê tôi”, http://chimviet.free.fr/truyenky/voquangyen/vyen074_chuathienmu.htm

7- Louis Chochot, HUÊ, la mystérieuse, Mercure de France, Paris 1943

8- Từ điển Le Petit Robert de la langue française, 2014

 

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú