9
giờ sáng ngày hôm nay, 5-02-2013, tức ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn là
ngày giỗ nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha. Giỗ có 2 phần: Ra mắt tập sách NGÔ KHA -
HÀNH TRÌNH THƠ - HÀNH TRÌNH DẤN THÂN & NGÔI NHÀ VĨNH CỬU do NXB Hội Nhà văn
ấn hành 2-2013 do Liên hiệp các HVHNT - Hội Nhà văn TTH - Thành đoàn Huế và nhóm
bầu bạn Ngô Kha tổ chức thực hiện. Cuốn sách dày 468 trang khổ lớn 16 x 20 cm,
mà chỉ thực hiện trong vòng hơn tháng rưỡi, là một kỳ công về làm sách. Phần
thứ 2 là cúng giỗ nhà thơ do bà Ngô Thị Huân, chị gái nấu ở nhà riêng ở Thế Lại
Thượng Huế. Đến dự có các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Huế như Hoàng
Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đắc Xuân, họa sĩ Vĩnh
Phối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ,...
Thực
ra, cho đến nay không ai biết nhà thơ Ngô Kha mất ngày nào trong những
ngày đầu năm 1973. Lúc đó, khi Hiệp định Paris ký kết chưa ráo mực, chính
quyền Sài Gòn ra mặt đàn áp ráo riết những người nằm trong lực lượng thứ ba có
quá trình đấu tranh đòi tự do và dân sinh dân chủ tại các đô thị miền Nam,
trong số đó anh Kha là một trong những nhân vật nổi bật và "nguy
hiểm". Chính vì thế, cảnh sát Thừa Thiên - Huế vội vã bắt anh. Ngô Vũ,
cháu gọi Ngô Kha là chú ruột kể: "Bữa đó là 27 Tết. Có hai người tới đòi
giải chú đi. Mạ em hỏi có lệnh không - vì mạ em làm tòa hành chánh mà (cười);
rứa là một ở lại, một người đi xin lệnh. Có lệnh rồi, dạ, em không biết ai ký,
cái đó hỏi lại mạ em, nhưng mạ em chấp nhận, có điều phải để chú ăn uống đàng
hoàng rồi đi. Họ đồng ý chờ. Ra sau nhà, mạ em hối chú trèo tường qua phủ ông
Khánh mà thoát đi.
Chú
không chịu, nói là mình không tội tình chi mà phải trèo tường thoát thân; hơn
nữa cứ đường lớn cửa chính mà đi đàng hoàng, em không can chi mô, chị đừng lo!
Nói cho vững bụng nhau thôi, ai ngờ đó là lời cuối cùng: Chú đi không trở về
nữa! Chẳng biết chú mất ngày nào chỉ biết kỵ ngày cuối năm. Sau giải phóng, có
anh P.K.N, con vợ trước của chồng o em, là phó ty cảnh sát Thừa Thiên cũ, cải
tạo về, tới thăm nhà, thắp hương cho chú. Anh nói, biết mà không cứu được!
Từ
đó, gia đình lấy ngày kỵ là 27 Tết. Nhưng anh em bạn bè cùng
tranh đấu với Ngô Kha ở Huế thống nhất lấy nấu giỗ vào ngày 25 Tết
hàng năm, vì đây là ngày bạn bè gặp anh lần cuối cùng. Hồi đó gia
đình cũng có đi tìm xem Ngô Kha ở đâu. Nhưng thời buổi ấy ai gan ruột mà chỉ
chỗ, sợ liên lụy rắc rối; phần nữa có ai quan tâm mà phụ lực dù chỉ là nghĩa cử
với người đã khuất. À cũng có người cho biết, một cách tế nhị - là 27 Tết năm
ấy có thủ tiêu một người không biết phải chú không. Người đó mặc áo da rất đẹp.
Đúng rồi! Cái áo da nớ do một người bạn mua ở Pháp về tặng chú mà ngày bị bắt,
chú mặc vì trời lạnh. Người ta chỉ biết rứa thôi, không biết chôn nơi đâu trên
đồng An Cựu". Lúc đó Liên Thành là Trưởng Ty cảnh sát Huế. Có lẽ chính hắn
đã ra lệnh thủ tiêu Ngô Kha, vì đây là việc quan trọng phải có cấp trên ra
lệnh, cấp dưới mới thực hiện một cách dã man như thế.
Ngô
Kha là một nhà thơ siêu thực nổi tiếng với trường ca NGỤ NGÔN NGƯỜI ĐẢNG
TRÍ. Theo tôi anh là một trong ít nhà thơ hàng đầu ở miền Nam thời đó.
Thơ Ngô Kha hiện đại, đương đại, có một lối viết độc đáo và hồn nhiên, từ trong
tim trào ra, cái mà hiện nay (40 năm sau) các thế hệ nhà thơ trẻ Việt Nam đang
học theo một cách khiên cưỡng.
Giỗ nhà thơ Ngô Kha, trong tuyển tập sách NGÔ KHA - HÀNH TRÌNH THƠ - HÀNH TRÌNH
DẤN THÂN & NGÔI NHÀ VĨNH CỬU mà vợ chồng PGS-TS Bửu Nam và PGS-TS Phạm Thị
Anh Nga chủ biên, Ngô Minh có 2 bài: Bài viết chân dung Ngô Kha NGÔ KHA - MỘT
CÕI TANG BỒNG và bài thơ NGÔ KHA, CHÀO ANH. Trước đó Ngô Minh, nhờ sự hỗ trợ
của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã in trên báo NGHỆ THUẬT MỚI số 11
(12-2013) bài viết NGÔ KHA - MỘT CÕI TANG BỒNG và chùm thơ Ngô Kha 5 bài do
Ngô Minh chọn và đánh máy gửi.
Tại
buổi ra mắt tập sách Ngô Mihn đã đọc bài thơ trướng đông đảo người nghe là bạn
bè và những người hâm mộ nhà thơ Ngô Kha. Xin in lại trên QUÀ TẶNG XỨ MƯA để
bạn đọc cùng chia sẻ.
[...]
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire