Thầy P.K.Â. và lớp chị Vương Thúy Nga (trường nữ trung học Đồng Khánh - Huế)
BẢN
CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC HỌC SINH CŨ CỦA THẦY PHẠM KIÊM ÂU
Trong
khuôn khổ một công trình nghiên cứu về trường học thời Pháp thuộc và những giai
đoạn tiếp theo, và về ảnh hưởng của nó đối với những người đã từng là nữ sinh
trong các trường học Việt Nam những thời kỳ đó, Nhóm Chủ trì Công trình (bao gồm
một số giảng viên Đại Học Pháp và Việt Nam) đã đề nghị Phạm thị Anh Nga (con
gái của Thầy Phạm Kiêm Âu, hiện là giảng viên trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học
Huế) cùng tham gia và viết một chân dung về Thầy.
Bản câu hỏi này được gửi đến các Chị, nhằm giúp cho Anh
Nga tiếp cận được với hình ảnh Thầy Phạm Kiêm Âu theo cách nhìn và trong ký ức
các chị đã từng là học trò của Thầy.
Mong Chị vui lòng giúp Anh Nga thực hiện công việc này . Các câu trả lời xin gởi
về:
- hoặc
dưới dạng giấy (đánh máy hoặc viết tay): địa chỉ nhà, Phạm thị Anh Nga, 317
/ 3 Điện Biên Phủ, Huế (Việt Nam)
Anh Nga xin vô cùng cảm ơn Chị.
Một số
thông tin riêng về Chị
Họ tên của Chị: Vương Thúy Nga
Tuổi hiện nay: 71 (sinh năm 1939)
(nếu thấy có điều gì không tiện, Chị có
thể không ghi họ tên, tuổi của mình)
Chị đã học với Thầy Phạm Kiêm Âu:
- tại trường Nữ Trung Học Đồng
Khánh Huế
- lớp ...... Đệ Tứ, Đệ Nhị ..................... hoặc từ lớp .................
đến lớp ...................
- năm ......................... hoặc
từ năm ................. đến năm ...................
- (các) môn học: X Pháp
văn X Toán X Lý □
......................
Nghề nghiệp của Chị: Giáo viên Lý Hoá
- từ năm ..1961...... đến năm .. : ......1966..... tại: .trường Đồng Khánh Huế......................................
- từ năm ...1966...... đến năm ..1975..
tại: ..trưòng Nữ Trung Học Qui Nhơn .....................................
- từ năm ..1975. đến năm ..1984..
tại: .trường PTTH Trưng Vương Qui Nhơn.....
-
- hiện nay: nội trợ (ở Houston,
TX, USA)
1. Theo Chị, Thầy Phạm
Kiêm Âu là một người thầy như thế nào ?
(xin Chị điền vào các ô dưới đây 3 từ mà theo
Chị là thể hiện đúng nhất hình ảnh của Thầy):
1a
- tận tâm
|
2a
- yêu người, yêu đời
|
3a
- có lý tưởng
|
Xin Chị
giải thích vì sao Chị chọn những từ đó :
1b - Thầy làm việc hết sức mình, không sợ mất
thời gian của mình, tất cả vì học sinh và nhà trường
|
2b - Đối với ai cũng hết lòng, giúp đỡ
không phân biệt, Thầy không bao giờ có những tư tưởng tiêu cực , công bằng và
lạc quan
|
3b - ... qua những bài giảng của Thầy, nhận
thấy Thầy luôn có lý tưởng nhân đạo, bác ái tự do dân chủ và cộng thêm những
truyền thống của ngưòi quân tử theo kiểu Khổng, Mạnh….
|
2. Điều gì là ấn tượng
nhất đối với Chị trong các giờ học với Thầy ?
Trong những giờ Toán, Lý, Thầy nêu cao guơng sáng thân trọng,
chăm chỉ, không được vội vàng, hấp tấp, còn trong những giờ giảng văn chuơng
Pháp Thầy trao truyền cho học sinh lòng đam mê văn học, nghệ thuật, Thầy kể những
câu chuyện tình phản ảnh tình cảm con người , sự trung thành hay phản bội, sự
hy sinh v.v.. cho nên đối với chị, Thầy là con ngưòi đa dạng, về cả tài năng lẫn
cảm xúc và sự biểu hiện những tâm tư tình cảm ấy Không hiểu thế nào là “ấn tượng”,
nhưng giờ học nào của Thầy cũng làm cho học sinh phái chú ý, không được chểnh
mãng, không được “mơ mộng” .. cho nên những giờ học của Thầy trôi qua trong
sinh động, hào hứng; có thể vài ngưòi trong lớp cảm thấy căng thẳng nhưng bản
thân chị thì không.
3. Trong
thời gian học với Thầy, ngoài những giờ học ở lớp, Chị có dịp tiếp xúc thêm với
Thầy không ?
X□ Có □ Không
Nếu có, những dịp đó
là do :
□ Chị chủ động tiếp xúc
với gia đình Thầy
X□ Gia đình Chị là chỗ
quen biết với Thầy
□ (trường hợp khác, xin
ghi rõ là gì)
...........................................................
4. Chị có biết ít nhiều
về gia đình của Thầy không?
X□ Có □ Không
Nếu có, xin Chị kể sơ lược những gì Chị biết, trong thời
gian Chị còn học với Thầy và khi đã hết học với Thầy.
Khi còn học với Thầy thì ngay tết mới đến thăm Thầy hay
nghỉ hè lâu cũng đến thăm Thầy Cô và khi hết học với Thầy rồi, đi xa Huế rồi
nhưng nếu có dịp về Huế đều đến thăm Thầy Cô và các em ; Thầy Cô rất dễ thương,
hiếu khách, nên học trò cũng đến thăm Thầy thưòng, chị thuòng đi với vài bạn nữa
chứ ít khi đi một mình ; dưọc biết gia đình Thầy thật êm ấm hạnh phúc, sau 75
đuợc gặp lại Thầy Cô ở Sàigòn, ở nhà bà chị Dâu của Thầy mà Thầy đối xử như với
1 bà mẹ ; chị rất cảm động và học tập đựoc nhều điều từ Thầy, những điều ở trường
không ai dạy mình được.
5. Xin Chị
thuật lại vài kỷ niệm đáng nhớ về Thầy, thời còn đi học với Thầy (trong lớp,
bên ngoài...) cũng như về sau.
Trong lớp, Thầy có những luật lệ mà chị hay phạm vì thói
quen ; ví dụ Thầy không cho gạch dưới (underline) tên của mình, lớp học … là những
điều mà tất cả các môn khác đều “rập khuôn” cho nên chị hay bị trừ điểm, mỗi lần
như vậy, Thầy đều “báo cáo” lại với Ba chị nên về nhà chị còn bị la nữa. Khi ra
trưòng chị cùng dạy với Thầy ở Đồng Khánh, chị thưòng đuợc Thầy chọn làm “phụ
tá” trong các kỳ thi tuyển sinh của trường, thi lục cá nguyệt vv. Có 1 lần, Thầy
kể chuyện 1 học sinh đuợc coi là học sinh giỏi của trưòng mà phạm lỗi với Thầy,
nhưng không chịu xin lỗi Thầy! Thầy nói trong đời đi dạy Thầy không bao giò gặp
1 truòng hợp như vậy ... chị thấy Thầy buồn nên đã gặp riêng em ấy (cũng là 1 học
sinh của chị) nói chuyện, cuối cùng em ấy đã xin lỗi Thầy, Thầy kêu chị lại nói
: ngaỳ xưa đi học, TN cũng thuôc loại cứng
đầu cứng cổ lắm nhưng khi ra đi dạy gặp thầy cũ thì lại hết sức kính trọng, bảo
vệ, còn nhiều ngưòi hồi đi học ngoan hiền nhưng giờ đây lại
nói với tôi rằng :”những gì Thầy dạy con ngày xưa, con không bao giờ áp dụng để
dạy học trò con hôm nay, tại vì nó đã sai rồi ! “ chị nghe Thầy nói rất hiểu và
thương Thầy nhưng không biết cái gì nói lại cho Thầy khỏi buồn
Sau này mặc dù không được gặp Thầy suốt thời gian dài,
khi liên lạc lại được, viết thư thăm Thầy, Thầy đều trả lời ; chữ Thầy nhỏ lăn
tăn nhưng rất rõ, chỗ nào quan trọng Thầy gạch dưới , Thầy dặn dò, chỉ bảo, biết
mình đang đi dạy lại duới “chế độ mới”, tính mình lại ngang bướng, lại là Phật
tử v.v.. nghĩa là nhũng thứ rất dễ bị “phê bình” hay “laid off” nên Thầy chỉ
bày rất tỉ mỉ, Thầy phân biệt cho biết nhu vậy là nhẫn nhục, không phải là hén
nhát ; những chuyện vui cười của Thầy kể rất hay sâu sắc tế nhị mà cười ra
núuoc mắt. Rất tiếc là quá lâu không còn nhớ để ghi lại vài chuyện; Thầy cũng
hay kể chuyện về cac em : chuyện học hành, làm việc v.v., mỗi em có khiếu gì, đậc
biệt như thế nào v.v., chị nhớ Thầy hay nhắc Tuấn xuất sắc cái gì đó, độc đáo
như thế nào, những câu phát biếu của em ấy Thầy đều ghi chi tiết kể cho chị
nghe, chị thấy thích thú vô cùng ; hè thì chị vào SG, Thầy cũng vào SG. Thầy
trò lại gặp nhau nói chuyện hằng giờ không muốn về.
Sau
này trước khi đi Mỹ, chị có ra Huế thăm Thầy, Thầy yếu lắm rồi, ngồi nơi ghế
“xích đu” chứ không đứng lên đựơc nữa nhưng vẫn còn nói đùa, nói tếu v.v., lúc nào cũng “yêu đời vô điều
kiện”.
6. Trong việc dạy học
hay trong tiếp xúc với học trò, Thầy có điều gì khiến Chị không hài lòng, buồn,
giận, bất bình ... hay không ?
□ Có □X Không
Nếu có, xin Chị nói
rõ.
..................................................................................................................................................................
7. Thầy
có những nguyên tắc riêng, kỷ luật riêng đối với học trò và lớp học. Chị có nhận
xét gì về những điều đó ?
Thầy có rất nhiều nguyên tắc, kỷ luật đặc biệt, ví dụ đi
ngay sau lưng Thầy gọi là trễ (học rò thì phải vào lớp trước Thầy, ngồi ngay ngắn
đợi Thầy vào, không có chuyện chạy theo sau lưng Thầy để vào lớp J
J !! lên bảng làm toán, dấu cộng (+) thì viết
ngay, nêu chần chừ viết 1 nét (-) thì Thầy coi như mình viết dấu trừ, không lôi
thôi gì cả (Thầy ghi số 00 trong sổ liền!!), ngày xưa thấy hơi kỳ lạ nhưng lớn
lên không thấy lạ kỳ nữa chỉ thấy vui vui! ảảNếu ghi dấu bằng (=) mà không “ngang ngay so thẳng” Thầy cũng bắt
xóa đi viết lại, xóa phải xoá bằng khăn lau bảng (éponge), không được lấy vạt áo
hay chùi bằng tay; Thầy mà nạt lên 1 tiếng thì mình có thể “đứng tim”.
Tuy nhiên điểm 00 Thầy cho là điểm “án treo” nên 1 người
có thể bị 3, 4 lần 00 ; Thầy gọi là xe đạp, xe hơi, xe 6 bánh, xe 8 bánh, v.v..
tùy theo 00 1 lần, 2 lần, 3 lần, 4 lần, v.v.. và Thầy cho “chuộc”; mỗi lần mà
toán chạy hay trả lời câu hỏi miệng mà đúng thì Thầy bỏ đi cho 1 lần 00 nên bị
số 00 kiểu đó không cần phải “tuyệt vọng” J J
!! Khi đi học thì thấy Thầy nghiêm khắc quá, đủ thứ luật lệ trong khi các Thầy
/ Cô khác quá dễ dãi (còn nhớ Thầy Nguyễn Quới dạy Pháp Văn, học trò vắng hết,
đứa có mặt thì không làm bài v.v.. Thầy nói: “học rứa thì 3 năm cũng không tiến
bộ được” rồi Thầy cười, còn Thầy Âu thì đừng hòng; nhất định là nhận 1 cặp trứng
và phải lo mà chuộc trước cuối tháng!!)
Tuổi học trò nếu không “dọa” thì nó không học, mình đi dạy
rồi mình hiểu được tại sao Thầy đặt ra nhiều luật lệ nhu vậy, nhưng mình không
làm được đâu vì mình không có cái uy như Thầy! Nghĩ lại Thầy vẫn là ngưòi để lại
trong lòng học sinh nhiều kỷ niệm độc đáo nhất!!
8. Khi đã hết học với
Thầy, Chị có tiếp tục liên lạc với Thầy không?
□ Rất thường xuyên □X Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không bao giờ
Nếu có
liên lạc, thì đó là những dịp:
□X Chị về thăm hay đến
thăm Thầy □ Học sinh cũ tổ chức gặp
mặt với Thầy
□ Thầy đến thăm Chị □X Thư từ qua lại giữa
thầy trò cũ
□ (Trường hợp khác, xin
ghi rõ)
..............................................................................................
9. Trường
hợp Thầy có viết thư cho Chị, thì trong thư Thầy, Chị có nhận thấy những gì là
tâm đắc của Thầy, những gì Thầy mong muốn truyền lại cho các học trò cũ ?
Thầy viết cho chị chủ yếu là chỉ dẫn cho chị; chị kể Thầy
nghe những chuyện xảy ra cho chị (ở trường) nếu Thầy thấy có chỗ nào mình sơ xuất
Thầy nhắc nhở và bảo rằng điểm án treo” của Thầy ngày xưa chuộc được còn bây giờ
đã bị ghi sổ đen thì “lúa đời” rồi đó; còn tương lai cho con cái nữa; và Thầy kể
chuyện về các con của Thầy; các em làm gì cho Thầy, nói với thầy những câu dễ
thương hay cứng đầu cứng cổ (như chị Nga ngày xưa) Thầy kể ra hết. Thư Thầy thuờng
là dài từ 6 đến 10 trang hay hơn, chuyện gì cũng có hết, đúng nghĩa là “chuyện
trong nhà ngoài phố”. Thầy kể những chuyện “trái tay gai mắt” ngoài xã hội
nhưng luôn kết luận bằng 1 câu rất tếu chứ không oán không giận gì cả. Thầy và
những học trò cũ của Thầy đều gặp những bất công, phân biệt đối xử như nhau nên
Thầy nói là mình hiểu ngay.
10. Chị có biết gì về những hoạt động yêu nước
thời chống Pháp của Thầy, trước khi Thầy về dạy học ở Huế hay không ?
□ Có X□ Không
Nếu có,
xin kể những gì Chị biết.
..................................................................................................................................................................
11. Thầy
có bao giờ kể gì về thời gian Thầy tham gia chống Pháp ở Nam bộ hay không ?
□ Có X□ Không
Nếu có, thì vào những dịp nào, xin Chị xác định rõ.
..................................................................................................................................................................
12. Khi gặp lại các bạn
cũ, các Chị thường nhắc đến và nhớ đến điều gì nhất về Thầy?
Mỗi khi gặp nhau mà nhắc về Thầy thì mỗi nguiòi đều có 1
chuyện đặc biệt để kể hết! Có chuyên chỉ dính đến cá nhân, có chuyện dính đến cả
lớp / nhóm v.v., nếu chuyện riêng thì mọi người im lặng lắng tai nghe “đương sự”
kể, nếu là chuyện chung thì tranh nhau kể, rất vui. Ví dụ lớp đê Nhị B của tụi
chị năm đó chỉ có 20 học sinh ngồi rất rộng rãi trong phòng học dành cho 50 học
sinh; Thầy ra bài luận rồi đi lên văn phòng bảo tụi chị ngồi làm bài... Hôm qua
là ngày nghỉ nên gần như cả lớp đều đi coi phim (tên phim là “Bạc trắng Lửa hồng”),
1 chị bắt đầu nói cảm tưởng của mình, thế rồi mọi ngưòi góp ý, khen nnân vật
này chê nhân vật kia, giành nhau mà nói không biết rằng Thầy đã trở về lớp
nhưng không vào!! Khi mọi ngưòi cãi nhau quá, Thầy bước vô, cả lớp “xanh mặt”. Thầy bình thản đứng trên bục điểm tên từng đứa,
đứa nào to miệng nhất, nói cái gì Thầy đều lặp lại!! quê ơi là quê! Thầy nói: mời
mấy cái đài phát thanh đứng dậy!! Thầy la cho 1 trận nên thân và bắt đem bài về
nhà làm; riêng những ngưòi có cha mẹ quen với Thầy, Thầy bắt về nhà kể chuyện
này với cha mẹ rồi cha mẹ viết mấy chữ cho Thầy, cái này là ngán nhất!! Ai cũng
sợ nhất cái vụ này!
Còn 1 chuyện nữa: Năm đó học sinh phải thi lên Đệ Tam. Thầy
dạy hè nhưng kỷ luật nghiêm cũng như học trong năm mặc dù trưòng không có trống
điểm giờ nhưng học hành rất đúng giờ, nghiêm túc lắm. Chị làm lớp truỏng đem 1
cái thông báo của Trường, cho hoc sinh
đi Đà Lạt (nghỉ hè) chị để dưói hộc bàn của chị mà mấy chị bạn rút ra rồi điền
tên vào, v.v., phần đông hoc sinh trong lớp theo dõi tờ thông báo, không nghe
Thầy giảng. Thầy kêu chị đứng dậy hỏi giấy tờ gì v.v., chị phải nói ra; Thầy bỏ
lớp không dạy nữa, bảo tụi chị làm 1 bài luận đề tài như ri: giả thử trò ra dạy,
làm cô giáo trong 1 lớp, trong lớp học trò không chịu học, không nghe giảng,
trò phản ứng như thế nào, ngày mai đem nộp cho Thầy, bài nào cũng bị Thầy chê hết
(vì mình tha thứ cho học trò với nhiều lý do v.v..) có 1 chị điên điên (hồi đó
cả lớp giận chị ấy lắm, cho chị ấy là điên rồi) làm bài mà ghi là: “… tôi buồn
tức và giận các học sinh của tôi lắm, công mình dạy mà nó ham chơi không nghe, trên
đuờng đạp xe về nhà tôi chỉ muốn lao đầu vào chiếc xe 8 bánh mà tự tử cho rồi!” Thầy đem ra đọc cho cả lớp nghe, ra vẻ đắc ý
và khen chị đó nói đúng tâm trạng ngưòi thầy giáo còn tụi chị thì Thầy chê là
“thiếu suy nghĩ”. Cũng may sau đó chị nhờ mấy bà ở văn phòng xin lỗi giùm, Thầy
mới chịu trở lại lớp sau đó vài ngày!! Thiệt là hú hồn hú viá.
13. Khi
Thầy qua đời (năm 1994), Chị có được tin ngay hay không ? Cảm giác của Chị
khi nghe tin đó ra sao ?
Chị có được tin ngay vì chị liên lạc thường với các bạn ở
Việt Nam. Tất nhiên là rất buồn và thương tiếc. Mặc dù Thầy ở xa cách nửa vòng
trái đất nhưng vẫn hy vọng có ngày gặp Thầy, giờ đây đi đâu cũng không còn gặp
được Thầy nữa.
14. Theo
Chị, ngoài những kiến thức liên quan đến các môn Thầy dạy, Thầy có truyền đạt
thêm cho Chị và các bạn những bài học nào khác về cuộc đời không ?
Khi còn học trong lớp, bài nào dù là văn chương hay Lý
Hoá Thầy đều cho những “bài học” áp dụng vào cuộc sống; đặc biệt những bài giảng
văn Thầy đều có thêm 1 mục nữa là “impressions personnelles”, ý kiến của mình về
bài đọc đó. Có 1 lần, hầy dạy bài “L’Enfant” của V.Hugo, đoạn cuối là “Épargnez-moi
…. Un cage sans oiseaux, … Une maison sans enfant”, chị nói không đồng ý với
VH vì “1 cage sans oiseaux” là hình ảnh
của tự do, chứ “cá chậu chim lồng” thì làm sao mà hạnh phúc đuợc; Thầy la chị
quá chừng, nói là học trò lớp đệ Nhị mà dám phê bình đại văn hào VH!! J
Thầy bắt buộc học sinh trong giờ PV phải nói tiếng Pháp, lạng quạng đứng dậy mà
“thưa Thầy” là Thầy nạt ngay “Parlez en francais!”. Nhiều người nghe Thầy la là
quên hết mình muốn nói cái gì!! J Dạy giờ Lý Hoá thì Thầy
thường kể những gương hy sinh của các nhà khoa học, về cuộc đời của ông bà
Marie Curie chẳng hạn …, qua những lỗi lầm của học sinh Thầy đều nêu lên những
điều cần sửa đổi, cách suy nghĩ của mình, cách phản ứng của mình trước 1 tình
huống, vv.. Nói tóm lại, Thầy không chỉ dạy chữ, dạy kliến thức mà còn dạy Luân
Lý, triết lý sống v.v. nữa.
15. Chị
có nghĩ rằng nếu mình là nam giới, Thầy sẽ quan tâm hơn và đánh giá Chị tốt hơn
hay không ? Thầy có bao giờ đề cập đến những vấn đề liên quan đến “nam giới”
và “nữ giới” không?
Không, có thể nói Thầy rất bình đẳng trong lãnh vực này.
Chị có mấy anh bạn học cùng lớp bên trường Quốc học, vài lần mượn vở của chị. Họ
nhác soạn bài nên mượn của chị coi hay chép. Có lần Thầy bắt gặp, biết là vở của
chị ngay, Thầy la mấy người đó và la chị không nên gíup đỡ bạn bằng cách như vậy,
đó là khuyến khích cho họ nhác học v.v..
Trong ký thi tú tài I Thầy chấm bài của chị (mặc dù rọc phách nhưng Thầy nhận
ra chữ) Thầy khen và kể cho ba chị nghe (chứ không bao giò kể cho chị đâu!!).
Thầy nói chị ở trong lớp bị Thầy trừ điểm vì vô ý luôn nên bây giờ làm bài rất
cẩn thận, không có lỗi nào v.v., bài luận PV này là impeccable, ai cũng khen v.v..
Thầy không khen học trò trước mặt bao giờ! Nghe Ba chị nói lại, chị mừng hơn đuợc
phần thưỏng danh dự toàn truờng nữa (năm đệ Nhị đó chị được PT danh dự toàn trường).
Chị không thấy Thầy đề cập đến nam giới nữ giới bao giờ, có lẽ vì Thầy dạy tụi
chị ở trường NỮ.
16. Theo
Chị, các Thầy Cô dạy cùng thời với Thầy có giống Thầy không, hay khác với Thầy?
Gần như không có Thầy / Cô giáo nào giống Thầy cả! Ngay
khi tổ chức thi cử Thầy cũng đặt ra những luật khác đời lắm (ví dụ đánh số
phách ở phiá sau bài!), chấm bài thì không ghi điểm vào (cả 2 giám khảo đều có
tờ note riêng ờ ngoài), chấm thì ghi vào đó, xong nộp lại cho Thầy. Thầy so
sánh mà khi thấy sai cách nhau 3 điểm thì mời cả 2 ngưòi chấm lại!! Ai cũng kêu
ca Thầy khó quá, mất thì giờ nhưng ban Giam đốc trường bao giờ cũng nghe lời Thầy!
17. Theo
Chị, đối với nền giáo dục của nước nhà Thầy có phần đóng góp nào đáng được ghi
nhận không ? Có điều gì của Thầy có thể được xem là giá trị cuộc sống để làm
gương cho các thế hệ sau không ?
Chị thấy rằng tất cả các nhà giáo không nhiều
thì ít, đều là những nhà giáo dục vì đã đào tạo ra những con người có ích cho
xã hội. Thầy giáo trung Học chỉ phụ trách 1 vài môn nên sự thành công hay thất
bại của học sinh không thể kể là của riêng ai được, tuy nhiên mỗi vị Thầy / Cô
đều có ảnh huởng nhiều hay ít lên học sinh của mình. Riêng Thầy PKA là vị Thầy
có nhiều đức tính nên đã là tấm gương sáng cho học sinh noi theo (nhiều ngưòi
nói 1 đàng làm 1 ngã thì học sinh không thể noi theo được). Thầy giáo dục học
sinh bằng chính bản thân mình. Ngày đầu tiên học với Thầy chị đã đưọc nghe chuyện Thầy “bị đày” ra Huế / Quảng
Trị vì
tham gia phong trào Trần Văn Ơn nên chung quanh con nguời của Thầy đã có nhiều
huyền thoại, được học với Thầy cũng là 1 vinh dự trong đời học sinh.
18. Chị
còn điều gì khác muốn nói về Thầy không ? Giả định rằng bây giờ Chị có thể
“gặp” và “nói chuyện” với Thầy, Chị sẽ nói với Thầy những gì ?
1) Giả thử bây giờ đuợc gặp và nói chuyện với Thầy, chị sẽ
xin lỗi Thầy về tất cả những điều gì mà ngày xưa Thầy la nhưng chị cãi lại, gần
như cái gì cũng không đồng ý với Thầy, cho đến khi ra dạy cùng trường với Thầy
mới vâng lời Thầy gần như 100% mà vẫn còn 1 điều không nghe lời Thầy (kết quả
là bị tù và nếu không có ngày 1/11/1963 thì chị cũng đã bị đem đi bắn cùng với
Anh Chị Em sinh viên học sinh bị bắt hồi đó rồi.)
2) Chị còn muốn nói thêm với Thầy là Thầy có những người con
thật tuyệt vời mà chị đã được hân hạnh quen biết hay chưa quen mà đã nghe tiếng
rồi!
19. Chị có đồng ý cho
chúng tôi gặp trực tiếp để trao đổi thêm vài điều về Thầy hay không ?
X□ Đồng ý □ Không đồng ý
Xin chân
thành cảm ơn Chị đã chia sẻ ý kiến và những kỷ niệm về Thầy Phạm Kiêm Âu.
(Phạm thị
Anh Nga)
25/3/2010
Bổ sung
câu 6:
À
ANga ơi, chị còn 1 kỷ niệm với Thầy nữa (vì chị trả lời trong bản của
ANga là không bao giờ (never) giận Thầy hay bất mãn Thầy hết, nhưng chợt
nhớ ra kỷ niệm này => phải chăng lúc đó chị đang bất mãn Thầy nên mới trả
lời Thầy như vậy ! :-) !!) nhưng bây giờ chị quên hết chuyện gì làm chị
"giận" Thầy rồi!! :-)
**Thầy bảo chị "Conjuguez le
verbe Aimer, mode impératif", chị trả lời tỉnh queo: "Il n'y a pas le
mode impératif du verbe aimer, monsieur!". Cả lớp im lặng, Thầy cũng
quá ngạc nhiên, Thầy không nói tiếng Pháp nữa, Thầy la chị bằng tiếng Việt: giỡn
mặt hả? trò giỡn với tui hả? tại sao?; chị cũng trả lời bằng tiếng Việt (mà Thầy
không "bắt bẻ" Parlez en français nữa): Thưa Thầy thương hay ghét là
tự trong lòng người ta, mình không thể ra lệnh cho người ta được, dù là ông vua
hay ông tổng thống! [ ANga thấy chị có dữ không??] Thầy có vẻ suy nghĩ, không
phạt chị, không ghi sổ 00 mà chỉ nói "được rồi, hiểu rồi!", sau đó Thầy
hỏi riêng chị tai sao, bất mãn cái gì với Thầy mà cứng đầu cứng cổ vậy v.v., tại
sao không nói riêng với Thầy mà nói ở giữa lớp ... chị cũng đã hối hận rồi nên
nói: Thưa Thầy, con xin lỗi Thầy, con biết con sai rồi!
Như vậy đó, mà nhiều quá không nhớ hết,
gởi đi rồi mới nhớ. Năm đó chị học lớp 11 (đệ Nhị B, ban Toán, học PV với Thầy
mà Thầy dạy littérature Pháp còn nhiều hơn ban C. Lúc đó thầy Thám dạy ban C ).
Sau này Thúy Hoa, Thúy Minh, Thúy Loan đều học ban C với Thầy, đủ biết "chạy
theo" Thầy mệt nghỉ như thế nào ... Ngày nào chị cũng làm bài (homework) cho
chị TH cả, chị TH chỉ việc học bài soạn thôi.
Bổ sung
câu 14:
Chị
biết ơn Thầy, cô Hòe, thầy Ngô Đốc Khánh, thầy Quới, những vị GS làm
cho chị yêu mến môn Pháp văn và cả nước Pháp nữa. Chị chưa bao giờ "căm thù"
nước Pháp vì "100 năm đô hộ giặc Tây" cả!! :-)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire