Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

dimanche 31 août 2008

Đọc «Huế trong mắt ai» (V.Tráng)

Huế trong mắt ai», tản văn song ngữ, NXB. Thuận Hoá 2002 hoặc http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=2&catid=15&ID=597&shname=Hue-trong-mat-ai)
D. ơi,

Nhận được cuốn sách «Huế trong mắt ai» của Thầy gởi cho, tui mừng lắm. Cám ơn Thầy nhiều. Có đọc liền sơ sơ vài trang, rồi để đó, vì phải chấm bài (trong vacances de Noël, lo ăn, ngủ, rồi mơ màng như chàng trai mới lớn lên..., để rồi đến gần đi dạy lại, hốt hoảng, lo chấm bài... Cái tội làm biếng, càng già, càng tăng!....), cọng với đám tang Bà Ngoại hai đứa con tui (đừng tin cho các bạn mần chi, vì chuyện không đáng và cũng đã qua rồi). Bi chừ mới đọc xong.

Thầy nói đọc xong thì cho «ý kiến», tui cũng thành thật gởi Thầy những ý kiến riêng tư của tui. Nhưng tui cũng xin nhắc lại là tui không chuyên môn về văn chương. Ngay cả toán, tui cũng chỉ nữa mùa (amateur), vì tui làm luận án về toán ứng dụng (thèse de Mathématiques appliquées aux Sciences Sociales), thì còn nói chi đến văn chương!

Ðọc xong cuốn sách «Huế trong mắt ai» (tui phải đọc song song chử Việt và chử Pháp, để cố gắng thấu hiểu ý của tác giả, cũng vì vậy, nên không đọc nhanh được), với những nhược điểm của tui (mes points faibles) đã nêu trên, tui nhận thấy như sau:

1) Phần hình thức (forme).

a) Chị Anh-Nga viết tiếng Pháp rất chỉnh. Tui cũng có đọc qua những bài viết bằng tiếng Pháp của người Việt mình, ngay cho cả người Việt tại Pháp, ít ai viết chỉnh tiếng Pháp như chị Anh-Nga, mặc dầu chị Anh Nga là một người Việt sống từ nhỏ đến lớn tại nước nhà. Tui phục chị Anh-Nga lắm.

b) Về chử Việt, thì tui không hiểu nhiều, vì chị Anh-Nga dùng những danh từ (vocabulaire, mot) mới, cùng sự cấu trúc câu văn, còn gọi là ngữ pháp (tournure d’une phrase) mới mẻ quá, thành tui phải đọc song song chử Việt và chử Pháp, để cố gắng hiểu ý của tác giả. Như «theo bản năng, chúng tôi tuân theo khí hậu (ý nói khí hậu tinh thần) đó (d’instinct, nous obéissons à ce climat)», hoặc «đi đôi với sự phê phán cách ứng xử của các du khách Ðài Loan là thái độ ngấm ngầm cảm thông với những nhân viên khách sạn (parallèlement à cette critique du comportement des touristes tawanais, un sentiment de compréhension discrète semble être porté vers le personnel de l’hôtel)».... Nếu chị Anh-Nga dùng danh từ và ngữ pháp «cổ điển», như «theo bản năng, chúng tôi hòa mình trong bầu không khí đó...» hay «đi đôi với sự phê phán thái độ của các du khách Ðài Loan là sự thông cảm ngấm ngầm với những nhân viên khách sạn», thì tui hiểu rỏ hơn. Nhưng đó, chính tui, và nói rộng hơn, là những người đã xa quê hương từ lâu, phải học hỏi thêm những danh từ, cùng ngữ pháp mới, để hòa mình với đại chúng ở trong nước.

2) Phần nội dung (fond).

Tui đồng ý với chị Anh-Nga (và cả với Phan Thuận An), rât đau lòng khi thấy cử chỉ những du khách «hống hách», thiếu sự hiểu biết về Văn Hóa Huế, đã lấy «uy danh» của đồng Ðô (dollar) để khinh miệt người Huế và chà đạp Văn Hóa Huế.

Tui chỉ đưa lên một khía cạnh: Nói đến Huế, tất nhiên phải nói đến «Cung Ðình», vì ở Huế, những dấu vết «cung đình» còn quá rỏ rệt. Ðó cũng là một may mắn cho người Huế, cho người Việt (và ngay cho cả Nhân Loại. Nếu không, UNESCO đã không tuyên bố «Huế là di sản của Nhân Loại» (patrimoine de l’Humanité)). Dầu muốn dầu không, nền Quân Chủ là một dữ kiện lịch sử (fait historique) của hầu hết các nước có một nền văn hóa rất cao và rât xưa củ.

Ðành rằng, ở triều đại nào cũng thế, đến cái lúc đã «mạc», thì vua chúa, phần nhiều không làm tròn bổn phận của mình nữa. Nhất là triều Nguyễn, khi nước mình đã bị Pháp chiếm cứ (nhưng cũng có những vị anh quân, dám từ bỏ ngai vàng và ngay cả mạng sống để chống đối ngoại xâm, như vua Duy Tân chẳng hạn). Ở đây cũng nên phân biệt rỏ rệt nền quân chủ Tây Âu và nền quân chủ Ðông Á: Nền quân chủ Ðông Á đặt nặng Bổn Phận vua chúa, trên Quyền Lợi của họ. Tui cũng xin nhắc lại là nền quân chủ đã lỗi thời. Nhưng nền quân chủ Ðông Á không như nền quân chủ Tây Âu. Ðại Nội là chổ vua ở mà cũng là cơ quan hành chánh tối hậu của Ðất Nước (centre administratif suprême de la Nation), thế mà Ðại Nội có thấm chi Versailles, là chồ ăn chơi của vua chúa tụi Tây ! Như đã nói trên, vua chúa Á Ðông đặt Bổn Phận trên Quyền Lợi mình. Hễ có thiên tai, như hạn hán, lụt lội làm mất mùa màng..., hay cả sao chổi (comète) (di đoan)... là lổi tại vua chúa, vì vua chúa là con Trời, nên Trời phạt. Vậy vua chúa phải lo tu tâm, dưỡng tánh, ăn chay, nằm đất để xin Trời tha cho, để Nước được thanh bình, Dân được an lạc. (Chuyện dài, không nói ở đây, hóa ra lạc đề). Nhưng không thể, nhân danh Cọng Hòa, rồi vơ đủa cả nắm, khinh khi các vị vua chúa đã có công với Ðất Nước của các thời đại quân chủ củ. Mỗi thời đại có một chính thể khác nhau.

Một vài người Huế mình, hay một vài người Việt và cả một vài «Việt kiều», đã kinh khi nền quân chủ củ của nước nhà, bằng cách tổ chức cho du khách, và «Việt kiều» ăn mặc áo mão của vua chúa, cùng dự những yến tiệc «cung đình». Thậm chí, lấy «Thế Miếu» làm chổ quay phim đám cưới (nước Pháp theo chính thể Cọng Hòa, tụi Tây có chịu để cho tụi cinéaste quay phim đám cưới, nhảy đầm ở Invalides chăng?!). Cũng ví chính một vài người Huế mình, một vài người Việt mình và một vài «Việt kiều» khinh bạc Văn Hóa Huế, nên vô tình chung, họ đã làm cho du khách chà đạp lên Văn Hóa Huế, và theo đó họ đã làm nhục cả Quốc Thể của nước mình.

«Khi túng toan lên bán cả Trời», nhưng nếu người mình biết khai thác cái hay, cái đẹp của nền Văn Hóa Huế, như nói lên cái tài khéo léo của thầy thợ người mình lúc trước, hay nói đến những di tích lịch sử vô giá như tụi Tây đã viết trong các tập san của Ðô Thành Hiếu Cổ Xã (Amis du Vieux Hué), thì mình cũng làm ăn được, mà tụi ngoại quốc lại nể người Huế mình hơn. Một chuyện làm mà lợi được cả hai mặt.

Cầu mong những nhà tổ chức du lịch và một số «Việt kiều» ý thức rõ rệt hành động của mình, để người Huế được hãnh diện với thành phố cổ kính, uy nghi của mình, mà người Việt cũng mừng lây đã có một «Cố Ðô» thơ mộng.

Ðó vài hàng Thầy nói tui cho «ý kiến», thì tui cũng thành thật nghĩ răng, nói rứa. Thầy có muốn gởi những «ý kiến con cóc nằm trong hang» của tui cho chị Anh-Nga thì Thầy cứ gởi, chứ tui không dám gởi trực tiếp, vì tui chưa biết chị Anh-Nga, hóa ra tui quá hồ đồ. Nếu chị Anh-Nga đọc được mấy hàng nầy mà cho tui vài chử, thì tui lấy làm hân hạnh lắm.

Một lần nữa, cám ơn Thầy đã gởi cho cuốn sách của chị Anh-Nga. Cái chi, chứ sách thì tui thích lắm. Thăm Thầy cùng M.H. . Cầu chúc đôi uyên ương được mọi sự an lành.

Thân,
V.T.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú