Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

dimanche 24 août 2008

TỤC NGỮ CA DAO PHÁP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ-VĂN HOÁ

Tục ngữ giống như những cánh bướm : ta bắt được một vài con, những con khác thì bay đi
(Wilhelm Wander)

***
Tục ngữ ca dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian, phản ánh rất phong phú đa dạng nền văn hoá của một cộng đồng người, của một dân tộc. Song song với việc tìm hiểu những thành tựu trong nghiên cứu tục ngữ ca dao ở Việt Nam, tham khảo những tìm tòi nghiên cứu về tục ngữ ca dao của các đất nước khác cũng có thể giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết về ngôn ngữ và văn hoá nhân loại.

Bài viết này nhằm tìm hiểu và đúc kết những đặc điểm của tục ngữ ca dao phương Tây, đặc biệt là của Pháp, xét về góc độ ngôn ngữ-văn hoá, qua những nghiên cứu đã được tiến hành từ trước đến nay về văn hoá dân gian Pháp. Những tài liệu tham khảo chính bao gồm công trình của các tác giả Alain Rey, Claude Roy, cũng như các từ điển về tục ngữ Pháp của các nhà xuất bản Robert và Larousse.

1. Nghiên cứu tục ngữ

1.1. Tục ngữ là gì ?

Tương đương với tục ngữ tiếng Việt, trong tiếng Pháp có khái niệm proverbe (gốc La-tinh: "proverbium"). Maurice Maloux [2, tr. V] nêu ra bốn thí dụ lấy từ tiếng La-tinh:

- "On ne peut à la fois souffler et avaler" (Người ta không thể vừa thổi vừa nuốt);
- "Il faut être vieux de bonne heure pour le rester longtemps" (Phải già sớm mới có thể già được lâu);
- "C’est dans l’arène que le gladiateur prend sa décision" (Chính vũ đài là nơi người dũng sĩ giác đấu quyết định);
- "Il n’est pas permis à tout le monde d’aller à Corinthe" (Không phải ai cũng được phép đến Cô-ranh-tơ).

Theo Maloux, trong bốn câu này, câu 1 chỉ là một cấu trúc thông thường, câu 2 là một lời khuyên, câu 3 là một lời răn về ứng xử, và câu 4 là một lời nhận xét gắn với một giai thoại lịch sử. Cả bốn câu đều là tục ngữ, nhưng đó chỉ là bốn thí dụ nhỏ không đại diện được cho tính đa dạng của tục ngữ, và "khái niệm tục ngữ và việc sử dụng tục ngữ thuộc về mọi thời đại và mọi dân tộc" [2, tr. V]. Theo Maloux, tục ngữ chỉ ra một chân lý về đạo đức hay về sự thể, được thể hiện qua một vài từ, hoặc là một cách diễn đạt hình ảnh của triết lý thực hành, hoặc là một lời nói đáng ghi nhớ, hoặc còn có thể là một câu thơ hay một danh ngôn được "chuyển thành tục ngữ". Như John Russell khẳng định : "Tục ngữ là trí tuệ của một người và sự khôn ngoan của mọi người" [2, tr.V].

Về phía giới nghiên cứu của Pháp, việc định nghĩa tục ngữ vẫn thường được đề cập trong thế tương quan và đối lập với các khái niệm tương tự. Maloux đặt tục ngữ trong tương quan với sentencemaxime (cả hai khái niệm này tương ứng với khái niệm "châm ngôn" trong tiếng Việt). Ông cũng phân biệt proverbe với adage (gốc La-tinh là "adagium", là ngạn ngữ, cách ngôn), apophtegme (gốc Hy-lạp, là cách ngôn có nguồn gốc là câu nói nổi tiếng của một danh nhân), précepte (gốc La-tinh là "praeceptum", là châm ngôn, lời dạy), dicton (gốc La-tinh là "dictum", là ngạn ngữ), locution proverbiale (thành ngữ)
[1]. Cũng theo Maloux, vào thế kỷ XVI người ta bắt đầu sử dụng lẫn lộn các thuật ngữ adage, précepte, proverbe, sentence ...

Trong "Lời tựa" cuốn Từ điển tục ngữ và ngạn ngữ (NXB Robert), Alain Rey cũng có những đánh giá tương tự. Theo ông, tính chất nổi bật nhất của tục ngữ là "tính quần chúng" (populaire). Đó là "lời nói cổ xưa, ổn định, sáo mòn, nhưng là lời nói có tính tập thể, ăn sâu bám rễ trong một lịch sử đã được gột khỏi mọi giai thoại, trong một thực tế dụng ngôn mà cách nói ẩn dụ mang nặng nhiều chức năng khác nhau" [3, tr. IX]. Từ xa xưa, tục ngữ đã được quan tâm nghiên cứu, và gắn với tên tuổi của những nhà hiền triết phương Tây như Socrate, Platon, Aristote... Về việc định nghĩa proverbedicton, thì theo ông, đó là những khái niệm đã được nhiều chuyên gia lỗi lạc xem như "không thể định nghĩa". "Quả thật, chuỗi từ proverbe, dicton, maxime, aphorisme, adage, sentence, locution, citation... thường ít nhiều bị nhầm lẫn với nhau, ít ra là trong một số cách dùng của chúng trong tiếng Pháp" [3, tr. X]. Theo Alain Rey, trong các ngôn ngữ khác cũng thế, và mỗi ngôn ngữ "định hướng những cách gọi của mình tuỳ theo các phạm trù tư duy và nét văn hoá riêng".

Hiện nay việc xác định ranh giới giữa proverbe và các khái niệm tương tự vẫn chưa được giải quyết thoả đáng và vẫn còn là vấn đề tranh cãi.

Về phía các nhà nghiên cứu tục ngữ tại Pháp, khi đề cập đến nguồn gốc và sự ra đời của tục ngữ, họ quan tâm đến tục ngữ không những của Pháp mà của cả các nước khác, đặc biệt là của các nền văn minh cổ phương Tây: những sebayt (lời dạy) của Ai Cập cổ đại ("Hãy tuân theo trái tim của ngươi, để khuôn mặt ngươi suốt đời được rạng ngời"), những lời dạy của cổ nhân của dân Hê-brơ (Do Thái cổ) ("Kẻ nào đào hố sẽ rơi xuống hố"), những gnômê (tư tưởng) và paroemia (lời dạy) của người Hy Lạp ("Người ta chỉ biết rõ một người bạn sau khi ăn với anh ta thật nhiều muối") [2, tr. VII]. Và như trên đã trình bày, việc sử dụng và phổ biến tục ngữ gắn với tên tuổi của nhiều triết gia lỗi lạc: Socrate, Platon, Aristote...

Riêng về tục ngữ Pháp, theo những tư liệu tiếp cận được, thì thời Trung cổ chính là thời đại hoàng kim của tục ngữ Pháp. Vào thời đó, có hai ngôn ngữ được người Pháp sử dụng ở dạng viết là tiếng La-tinh và tiếng Pháp cổ. Tiếng La-tinh được dành cho những thể loại "lớn" là lịch sử, triết học. Tuy có những tục ngữ La-tinh được truyền bá vào thời đó, nhưng những công trình sưu tầm, hợp tuyển tục ngữ lại được thực hiện bằng tiếng Pháp, do giới tăng lữ tiến hành, và họ lấy cảm hứng từ nhân dân lao động và tục ngữ thời đó đặc biệt có tính "bình dân". Nhưng mãi đến cuối thế kỷ XII tên gọi "proverbe" mới xuất hiện, trước đó ngưòi Pháp gọi tục ngữ là respit (hơi thở, diễn văn), reprovier (lời trách, bài học).

Bước sang thế kỷ XVII và XVIII, tục ngữ Pháp bị thất sủng, nhường chỗ cho châm ngôn (sentence, maxime). Voltaire đánh giá: "Châm ngôn có tính quý tộc, hiền triết và có ích. Chúng được dành cho những người trí tuệ và có khiếu thưởng thức, những người lịch sự. Tục ngữ chỉ dành cho những kẻ dung tục". Quả vậy, trước xu hướng yêu chuộng những giá trị thanh cao của "Đại Thế Kỷ" (thế kỷ XVII), sự thăng hoa của tư tưởng triết học "Thế kỷ Ánh Sáng" (thế kỷ XVIII), tục ngữ tỏ ra thô thiển, "thông thái rởm", không đáp ứng nổi những tình cảm tinh tế của thời đại. Thật ra, vào thế kỷ XVII và XVIII, người Pháp chưa biết đến tục ngữ các nước lân cận, càng không biết đến tục ngữ phương Đông, mà "nguồn cảm hứng cao siêu hơn nhiều và phong cách lại sắc bén theo một cách khác, chua chát, tinh vi, như câu tục ngữ Nhật: "Những lời không nói ra là hoa của sự thinh lặng" ." [2, tr. X].

Trải qua nhiều thời đại, có thể nói tục ngữ Pháp có những giai đoạn thăng trầm, nhưng vẫn giữ được một vị trí đáng ghi nhận trong cuộc sống, và người Pháp vẫn sử dụng nhiều tục ngữ xưa cũ cũng như đã sáng tạo nhiều tục ngữ mới.

Nhìn chung, dù ở Pháp hay ở Việt Nam, hay ở một đất nước nào khác, số lượng tục ngữ mới và cũ có thể nói là nhiều vô kể, như Wilhelm Wander đã nhận định: "Les proverbes ressemblent aux papillons, on en attrape quelques-uns, les autres s'envolent" (Tục ngữ giống như những cánh bướm : ta bắt được một vài con, những con khác thì bay đi) [2, tr. X] [3, Lời dẫn].

Và dù nguồn gốc của tục ngữ gắn với một tên tuổi triết nhân và cao siêu đến đâu chăng nữa, thì việc truyền bá và sử dụng liên tục tục ngữ vẫn là điều thường nhật trong cuộc sống và có tính tập thể, cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu tục ngữ của Pháp cũng có những nhận định tương tự như chúng ta về nội dung của tục ngữ. Theo họ, nội dung triết học của tục ngữ Pháp gắn với thực tế cuộc sống, và thể hiện những tư tưởng sáo mòn: "Qui bien chasse bien trouve" (Kẻ nào săn bắt giỏi ắt sẽ tìm thấy) - "Qui a assez d'argent a assez de parents" (Nhiều bạc tiền thì lắm quyến thuộc)... Tục ngữ cũng phản ánh cuộc sống nhọc nhằn của người bình dân, người lao động chân tay, nông dân, nạn nhân chiến tranh, kẻ vất vả đấu tranh vì sự sống còn. Tục ngữ còn chuyển tải một "thông điệp hiền triết", và đặc điểm về nội dung này của tục ngữ có thể là đối tượng nghiên cứu của nhà miêu tả tục ngữ học (descripteur parémiologue), cũng như của nhà sử học, nhà xã hội học, và nhà nghiên cứu văn học dân gian [3, tr. XI]. Alain Rey cũng cho rằng, dù có những khác biệt về văn hoá, tục ngữ của tất cả các dân tộc đều có cùng một loại nội dung. Những điều chúng khẳng định đều có tính tổng quát và khái quát hoá (thể hiện trong tiếng Pháp bằng mạo từ "le (la, les)" hay một số phương thức khác chẳng hạn). Có khi tục ngữ không khẳng định một chân lý, một kinh nghiệm mà có nội dung khuyên bảo hay ra mệnh lệnh. [3, tr. XII]

"Câu tục ngữ đẹp nhất cũng chỉ có thể cung cấp những gì nó có", như Alain Rey đã dí dỏm nhận xét. Nếu tục ngữ không khai thác được mọi quyền lực sắc cạnh của ngôn ngữ, thì nó cũng có khả năng nói lên một cách kiên nhẫn, gọn ghẽ những nỗi niềm đau đớn vui buồn, những hạn hẹp cũng như uớc vọng của kiếp sống con người [3, tr. XV].

1.4. Đặc điểm về hình thức của tục ngữ

Về tục ngữ Pháp, liên quan đến những ý nghĩa tổng quát và có thể khái quát hoá của tục ngữ, thường có những phương thức thể hiện như mạo từ xác định (le, la, les) : "Quand le chat n'est pas là..." (Khi mèo vắng nhà...), không có mạo từ : "Pierre qui roule n'amasse pas mousse" (Đá đang lăn thì không bám rêu). Khi khuyên nhủ hay ra lệnh, tục ngữ Pháp sử dụng mệnh lệnh cách hay cấu trúc "il faut..." (phải...) Cú pháp tục ngữ Pháp cũng rất đa dạng. Tục ngữ có thể sử dụng thể thơ hai câu hay bốn câu, và thường là những câu rút gọn: "De nuit tout blé semble farine" (Trong đêm tối lúa nào cũng giống như bột) - "Qui jeune est fou, vieil en a les frissons" (Tuổi trẻ khùng điên, về già sợ hãi). Ngoài ra, để nhấn mạnh ý, tục ngữ còn sử dụng các phương thức láy phụ âm hay hiệp vần: "Qui se ressemble s'assemble" - "A chaque oiseau son nid est beau".

Cuối cùng, một số tục ngữ Pháp vẫn còn được lưu giữ dưới nhiều dạng xưa cũ (tiếng Pháp cổ), bên cạnh dạng mới (tiếng Pháp hiện đại), điều này cho phép chúng ta tiếp cận với các hình thức đa dạng và phong phú trong năng lực biểu cảm của tục ngữ, cũng như nghiên cứu đối chiếu các diễn ngôn về mặt lịch đại.

Nếu thuật ngữ "ca dao" có thể được xác định tương đối rõ ràng trong tiếng Việt, thì trong kho tàng văn hoá dân gian Pháp, những ngữ liệu tương ứng lại thường được gọi là thi ca dân gian. Những tư liệu tiếp cận được thường đề cập đến "thi ca dân gian" hay "thơ dân gian" (poésie populaire), và ngoài những bài thơ, tức những bài văn có vần điệu nhưng không dùng để hát, còn có những thể loại khác như vè, ca khúc về tình yêu, lính tráng, về biển cả, đồng áng, những điệu hát ru con, câu đố, hát vòng, "tượng trưng cho linh hồn của dân tộc và của đất" [4, trang 4 bìa sách].

Claude Roy nhận định: Thi ca dân gian là sự nghiệp của dân tộc, nghĩa là nó tập hợp lại những tác phẩm có đặc trưng là đã thành công [4, tr. 10].

"Những ca khúc nào đã tìm thấy một sự đáp ứng và một tiếng vọng, một thái độ tán thành hay một tiếng vang từ phía người nghe, thì đã được lưu truyền đến chúng ta qua những truyền thống truyền khẩu ở các địa phương. Chúng xanh tươi và nở rộ khắp nơi. Xuất phát từ sự sáng tạo của người nghệ sĩ ca múa hay của "thầy tu hoàn tục sống bằng nghề nhạc", của ca sĩ hát rong ở Pont Neuf hay thi sĩ cung đình, đã diễn ra một tiến trình sàng lọc tự nhiên thực sự, đó là sản phẩm của những nhóm người đông đảo cảm nhận và thử nghiệm một văn bản, vứt bỏ nó khi thấy nó là chữ nghĩa chết, làm cho nó phong phú thêm và lưu truyền nó khi cảm thấy nó có sự sống" [4, tr. 10-11].

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, có hàng vạn ca khúc ra đời ở Pháp nhưng trong số đó chỉ một số ít thực sự trở thành "quần chúng", nghĩa là được nhân dân Pháp chấp nhận. Quả thật, ký ức dân tộc đã truyền đạt lại cho các thế hệ sau những gì đã được nó sàng lọc và lưu giữ. Theo Claude Roy, "việc phần lớn người dân là những kẻ mù chữ trong nhiều thế kỷ càng khiến cho sự chọn lựa nhẫn nại này thêm sức mạnh và giá trị" [4, tr. 11].

Claude Roy còn đặt tác phẩm bình dân trong thế tương quan với tác phẩm văn học. Theo ông, không có sự đối lập về thực chất giữa chúng. Công trình có tính tập thể của nhiều thế hệ và nhiều môi trường khác nhau, khi làm cho một văn bản được sống và sống còn, cũng chính là việc lặp lại một cách chậm chạp, mày mò quá trình lao động của nhà thơ, việc mà nhà thơ tiến hành một cách đơn độc khi cảm hứng đến với anh ta:

"Điều được thực hiện trong thi ca dân gian từ miệng này sang miệng khác, từ thành thị đến nông thôn, cũng được thực hiện trong trí của nhà thơ đơn hành. [...] Dù đó là một người lao động ở nơi ẩn cư, hay nhiều người cùng "đông đảo" làm việc, quy luật về tài năng vẫn không đổi. Nhưng đơn giản là nhà thơ thực sự là nhà thơ thì tiết kiệm được thời gian so với ê-kíp cùng làm việc một cách ít nhiều có ý thức" [4, tr. 13].

Theo Claude Roy, mọi đối lập căn bản, triệt để giữa thi ca dân gian và thi ca học thức đều giả tạo. Thi ca trở nên dân gian về hình thức, khi hình thức này có thể được ký ức tập thể ghi nhớ dễ dàng và hoàn thiện một cách tự nhiên. Và để xác định đó có phải là thi ca dân gian hay không, thì hình thức có tính quyết định hơn là các chủ điểm. Nhiều nhà thơ bác học đã thử sáng tác về đời sống nông thôn và giới thợ thuyền, những chủ điểm hàng đầu của thi ca bình dân, nhưng đã không thành công do không có được hình thức diễn đạt tương xứng. Nguyên nhân thường là do anh ta tiếp cận từ bên ngoài [4, tr. 14]. Quả vậy, thi ca dân gian là sản phẩm của những người tiếp cận với những chủ điểm ấy từ bên trong, những kẻ đã thực sự sinh ra, sống và trải nghiệm những khía cạnh cuộc đời được đề cập ấy.

Thi ca dân gian Pháp cũng là sản phẩm tập thể. Tuy nhiên "dân gian" không có nghỉa là "vô danh":

"Thật là một công việc vô bổ, và một thái độ thuần tuý chủ nghĩa hơi ngốc nghếch, khi các nhà nghiên cứu văn học dân gian vứt bỏ khỏi nền văn học dân gian tất cả những gì là sản phẩm của một người nổi tiếng. Họ la lối là giả trước một tác phẩm mô phỏng (pastiche) thành công, và kêu là không thật trước những gì có ghi ngày tháng, tên tác giả, và rõ ràng về nguồn gốc" (Claude Roy) [4, tr. 9-10].

Các chuyên gia về thi ca dân gian, từ Doncieux đến Davenson, từ Poulaille đến Coirault, đã tiến hành một cuộc điều tra, và chứng minh không có tác phẩm nào là không có tác giả, rằng thi ca không từ đất nẩy sinh ra, chẳng hơn gì những con nòng nọc không thể sinh ra từ bùn. "Thi ca dân gian là kết quả của sự hợp tác giữa một người mà (thường khi) chúng ta lại không biết tên, với một số người khác mà chúng ta (hầu như luôn luôn) không biết danh tánh. Tin rằng Nhân Dân không hề sáng tạo gì cả cũng phi lý như tin rằng Nhân Dân có thể đơn độc sáng tạo." [4, tr. 10]

Cũng theo Claude Roy, thi ca dân gian không phải là một sự nghiệp tập thể hiểu một cách mơ hồ : tính tập thể là trong chức năng, sự phục vụ và lịch sử của nó. Và tiêu chí để xét về giá trị một bài thơ hay một văn bản, chính là tính quần chúng, tính phổ cập của nó, tức là sự qua lại không ngừng giữa truyền thống truyền khẩu và hình thức diễn đạt viết.

"Chính mối quan hệ hỗ tương đó giữa kẻ hát rong và người nông dân, giữa người nông dân và kẻ tòng quân, giữa kẻ tòng quân với người hát rong đã định nghĩa nên thi ca dân gian. Đôi khi, trong cuộc đi vòng đó, bài ca suy sút, phân hoá và chết. Nó không chống chọi nổi trước sự hao mòn. Nhưng cũng thường khi nó trở nên phong phú hơn, được phủ đồng
[2], mạnh mẽ hơn" [4, tr. 12].

Theo Vũ Ngọc Phan, về nội dung, ca dao Viêt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta. Tình yêu được thể hiện bao gồm : tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, đồng ruộng, tình yêu đất nước, yêu lao động, yêu giai cấp, yêu thiên nhiên, hoà bình... Ngoài ra, ca dao Việt Nam còn nói lên tư tưởng đấu tranh của nhân dân trong môi trường xã hội và thiên nhiên, qua các thời kỳ lịch sử. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tuy phản ánh nhiều khía cạnh của thực tế cuộc sống, nhưng những khía cạnh đó lại được thể hiện thông qua cảm xúc, và tác dụng do đó cũng mạnh mẽ hơn.

Về thi ca dân gian Pháp, các nhà nghiên cứu cũng có những nhận định tương tự. Nội dung của những tác phẩm thi ca dân gian không ngô nghê, ngớ ngẩn, mà ngược lại rất sâu sắc.

"Điều tác động đến chúng ta trong văn học dân gian, không phải là vì đó là sản phẩm của những con người "không hiểu biết", mà trái lại vì nó được sinh ra từ trong đau khổ và niềm vui, từ sự ranh ma và trái tim của những người rất hiểu biết. Họ biết thế nào là đói lòng hay đau khổ vì tình, thế nào là phải ra trận khi lòng không muốn, hay lao động khi đã kiệt lực. Và chính họ dần hồi tìm ra một cách chính xác những ngôn từ không thể thay thế để nói lên nỗi đau hay niềm hạnh phúc của mình, để ru ngủ nỗi buồn hay diễn tả nỗi căm giận của bản thân" [4, tr. 16].

Thi ca dân gian còn là "một sự vượt thoát, một sự an ủi và một sự trấn an". "Bởi vì, ngay trong cảnh áp bức và cùng quẫn, vẫn còn lại cho nhân dân những niềm vui trong tình yêu và khả năng cầu viện đến sự mai mỉa, và niềm tin sâu sắc vào sức mạnh không thể bứt đi được của những con người là cội rễ của lịch sử : những con người của quần chúng" [4, tr. 23]. Cũng có những ca khúc và những bài thơ dân gian qua đó kẻ nông nô phản kháng lại thân phận nô lệ của mình, người lính nổi dậy chống cảnh nô lệ, người giáo dân xứ đạo chế nhạo giới tăng lữ, người công nhân đấu tranh với chủ. "Hình ảnh một nền văn học dân gian hài hoà, êm dịu và thiên đường là một sự bịa đặt của giai cấp tư sản lãng mạn" [4, tr. 23]. Claude Roy kết luận : thi ca dân gian mà tổ tiên người Pháp để lại đã thể hiện hình ảnh của con người Pháp, con người đứng thẳng và chiến đấu, vui vẻ và bị đoạ đày, bị áp bức và hay cười nhạo, nhẫn nại và bất khuất, cả tin và hoài nghi [4, tr. 25].

2.4. Đặc điểm về hình thức của thi ca dân gian Pháp

Về thi ca dân gian Pháp, Claude Roy nhận định : trước tiên đó là một nhịp điệu tự nhiên [tôi nhấn mạnh]. Chẳng hạn như ở làn điệu ru con (berceuse). Hai tác giả Marceline Desbordes-Valmore và René Ghil đã cố gắng sáng tác ra những điệu ru và điều đó thật đáng khâm phục, nhưng chúng có một nhược điểm : khi người ta dùng những làn điệu đó để ru thì các em bé lại ... không ngủ ! Lúc Claude Roy còn là một quân nhân, ông cũng đã trải nghiệm một việc tương tự : vị đại uý chỉ huy đã ra lệnh phải thay vào những khúc quân hành đang được hát (mà các quân nhân rất yêu thích nhưng ông ta cho là thô thiển) bằng những khúc quân hành thanh cao, tinh tế kiểu hướng đạo ; nhưng những khúc quân hành mới này lại thất bại, do không "ăn nhịp bước" với đoàn quân như những khúc quân hành cũ.

Cũng có khi nhà thơ ngay tức thì tìm thấy nhịp điệu hữu cơ khiến cho bài thơ của anh ta nhanh chóng trở thành một tác phẩm có tính quần chúng. Đó là trường hợp của Fabre d'Eglantine, với ca khúc Il pleut bergère, tác phẩm này đã từ hơn hai thế kỷ nay vượt xa những trò chơi thiếu nhi khác. Cũng như Rouget de Lisle, với La Marseillaise, ca khúc được xem là hành khúc của đoàn quân sông Rhin và ngày nay đã trở thành quốc ca Pháp.

"Một văn bản trở nên có tính quần chúng ngay từ giây phút nó nằm trong tay những người không tự hỏi "Bài này do ai sáng tác ?" mà tự hỏi "Nó nói lên điều gì ?" và, một khi đã trả lời cho câu hỏi đó, họ đã quyết định rằng điều được nói lên đối với họ là có ích và ấm áp" [4, tr. 15].
3. Tục ngữ ca dao và văn hoá

3.1. Tục ngữ và văn hoá

Như đã phân tích về nguồn gốc, quá trình hình thành và các đặc điểm về nội dung và hình thức của tục ngữ, có thể nói tục ngữ Pháp, cũng như tục ngữ Việt Nam hay tục ngữ của bất cứ cộng đồng nào cũng gắn với văn hoá của cộng đồng mình và phản ánh những đặc trưng của nền văn hoá đó, vào một thời điểm lịch sử nhất định hoặc có thể có giá trị trường tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Theo Alain Rey [3, tr. XII], ở Pháp, tục ngữ nói lên sự thật về những nhóm người trong xã hội, nông dân hay tư sản : những nhóm người này kịch liệt chống đối nhau trong quá trình tiến hoá của mối quan hệ nam-nữ, nhất là trước xu hướng của giới quý tộc hậu phong kiến (post-féodal) về việc nâng cao giá trị của người phụ nữ, từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI. Tuy vậy, tục ngữ Pháp vẫn không thoát khỏi tính cách "tư sản", cũng như tục ngữ của các nền văn hoá khác sẽ phản ánh những mối quan hệ xã hội đặc thù khác.

"Nếu tục ngữ ở khắp mọi nơi có tính bảo thủ, nếu nó có tính cách "khinh ghét phụ nữ", chính là vì nó tượng trưng cho một lời nói có tính phân định. Đó là lời nói của giống đực, của người đàn ông chín muồi, lời nói của người chồng và của người chủ gia đình. Lời nói của thế tục, ít ra là ở Pháp, và thường là lời nói của nghiệp chủ." [3, tr. XII]

Alain Rey đề cập đến hai nghịch lý. Nghịch lý thứ nhất, nếu tục ngữ có tính tập thể và vô danh, và tác giả tục ngữ được xem như người nắm bắt và nêu ra sự khôn ngoan, đạo lý của muôn người, thì thật ra đó vẫn chỉ là một cá nhân "sinh lý" và "xã hội" đặc biệt hơn những người khác, nắm giữ lời nói xã hội và thế giới quan của xã hội đó, truyền bá lương tri, sự phán xét, những điều đã phán xét, những thành kiến [3, tr. XII]. Nghịch lý thứ hai, lời nói của nam giới phải qua người phụ nữ mới phát huy quyền lực. "Sức sống của tục ngữ, trên cánh đồng nước Nga, nước Anh hay nước Pháp, đã và đang được đảm bảo và duy trì, qua những biến động về tập quán, là nhờ vào những phụ nữ luống tuổi." [3, tr. XII]

Tục ngữ gắn với văn hoá không những ở quá trình hình thành và tự biến đổi, mà cả ở việc sử dụng, vận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó không phải là "những vật trì trệ, được lưu trữ trong kho, được nghiên cứu như một bộ sưu tập côn trùng chết. Cũng như mọi sản phẩm tập thể về ngôn ngữ (cổ tích, huyền thoại, truyện kể, vè, chuyện đùa và trò chơi các loại...), chúng chỉ tồn tại nhờ được sử dụng trong cuộc sống thật" [3, tr. XIII, tôi nhấn mạnh].

Ngoài việc vận dụng tục ngữ trong cuộc sống và sáng tạo những tục ngữ mới, có khi người ta còn biến đổi những tục ngữ sẵn có thành những dạng thức mới với ý nghĩa mới, thường là ngộ nghĩnh, hài hước. Câu tục ngữ Pháp "Il ne faut pas remettre au lendemain ce que l'on peut faire le jour même" (Chớ để đến ngày mai điều có thể làm ngay hôm nay) đã được biến chuyển thành "Il ne faut pas remettre au lendemain ce que l'on peut faire le surlendemain" (Chớ để đến ngày mai điều có thể làm vào ngày kia). Nhà văn Pháp Beaumarchais cũng đã sáng tạo ra câu "Tant va la cruche à l'eau qu'à la fin elle s'emplit" (Hũ dùng múc nước riết rồi cũng đầy) xuất phát từ câu tục ngữ "Tant va la cruche à l'eau qu'à la fin elle se casse" (Hũ dùng múc nước riết rồi cũng vỡ).

Cuối cùng, theo Alain Rey, có thể nói là giá trị chân lý của tục ngữ phụ thuộc vào từng xã hội và quá trình phát triển của nó: nếu ở các nước Tây Âu, các tuyển tập tục ngữ thường mang tính hoài niệm, vọng cổ, thì ở các nước có nền văn minh gắn với đồng quê (các nước Đông Âu chẳng hạn), tính chân lý của các tục ngữ lại rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều, chẳng hạn tục ngữ Ả-rập ở xứ sở của đạo Hồi, tục ngữ I-ran, hay tục ngữ Bra-xin : các xe cam nhông Bra-xin thường được trang trí với những câu tục ngữ ... [3, tr. XIII].

3.2. Ca dao và văn hoá

Cũng như tục ngữ, ca dao gắn với văn hoá cộng đồng cả về quá trình sáng tạo, lưu truyền, sửa chữa... đến việc sử dụng, vận dụng chúng trong cuộc sống để phục vụ cho những nhu cầu của con người. Đề cập đến ca dao (hay thi ca dân gian), Claude Roy khẳng định:

"Thi ca dân gian thật sự không phải là một loại thi ca ít chất lượng hơn một chút so với thi ca "bác học", đó là một loại thi ca cũng đẹp như thế, nhưng chỉ đơn giản là đã trở nên phổ quát một cách tức thì hơn, và trong trắng hơn. [...] Phổ quát hơn ư ? Điều này đòi hỏi phải có một lời giải thích. Các dân tộc gặp nhau ở ngọn, và ở gốc rễ - và khác nhau ở đoạn giữa." [4, tr. 17]

Sau khi liệt kê một loạt các tác phẩm thi ca dân gian Tây-Ban-Nha, Bun-ga-ri, Sang-gai, Ý, Phần-Lan... liên quan đến ước mơ, hoài vọng, và liên hệ với vốn thi ca dân gian Pháp, Claude Roy kết luận: "Hẳn nhiên không có một nước nào trên thế giới, nếu người ta tìm tòi kỹ, mà ở đó người ta không tìm thấy được trong thi ca dân gian chủ điểm này, là trò chơi của 'Nếu là..., tôi sẽ...'." [4, tr. 17-20]

Tuy nhiên, nếu tuyệt đối tin vào các nhà nghiên cứu văn học dân gian thuở xưa, người ta có thể nghĩ rằng đặc trưng của thi ca dân gian là thái độ dễ dàng chấp nhận số phận của nhân dân. Sự thật không phải như thế. Những sưu tập có tính hệ thống đầu tiên về ca khúc và văn thơ dân gian Pháp được thực hiện vào giữa thế kỷ XIX là do sáng kiến của các Bộ trưởng nền Đệ Nhị Cộng Hoà. Claude Roy nhận định:

"Thật ra, thi ca dân gian Pháp còn lâu mới gây ấn tượng dối trá về một nền thơ ca đồng quê đa cảm [...]. Nó không chỉ giới hạn ở sự đóng góp về khía cạnh nông thôn, một khía cạnh rút cục ác liệt và dữ dội hơn rất nhiều so với những gì người ta muốn chúng ta tin, và phải gian lận và cắt xén đi nhiều di sản thi ca truyền khẩu của chúng ta mới có thể biến nó thành một điệu ru lớn nhằm làm dịu lòng dân, như người ta đã lắm lần thử làm." [4, tr. 22-23]

Nếu ở "Lời nói đầu" của Les Yeux d'Elsa (Đôi mắt Elsa) đã được Aragon viết trong chiến tranh, có những dòng sau : "Tôi tôn thờ Auprès de ma blondeJ'ai descendu dans mon jardin
[3], nhưng phải nói rõ một cách có màu sắc điều này : thời nay người ta dùng văn học dân gian để cưa bàn chân của chúng ta", thì Claude Roy cũng nhất trí với ý kiến đó. Ông bổ sung:

"Người ta không chỉ cưa bàn chân của chúng ta, người ta còn muốn cưa cả cánh tay và ống chân của chúng ta. Văn học dân gian mà thời đó họ chọn lựa cho nhân dân Pháp là ad usum delphini
[4]. Họ đưa để chúng ta ngưỡng mộ và nuối tiếc một nước Pháp xa xưa không có xung đột và không có vấn đề, không lo lắng và không mánh khoé, nơi mọi người một cách tử tế và mộc mạc nắm tay nhau trong một điệu múa vòng hồn nhiên và đầy màu sắc. Tôi thú nhận đã bị lừa như bao người khác, và chỉ đến khi mở rộng bộ sưu tập của mình về thi ca dân gian, tôi mới khám phá ra những nét nhấn nổi trội thực sự của nền thi ca dân gian Pháp." [4, tr. 23]

Như vậy, ngay cả việc giới cầm quyền cố tình sử dụng ca dao (hay thi ca dân gian) để ru ngủ lòng dân cũng là một bằng chứng đáng ghi nhận về mối quan hệ giữa ca dao và văn hoá, và nó cũng nói lên vai trò, ý nghĩa của ca dao trong cuộc sống con người và hoạt động xã hội.

***

Như thế, ngoài những phân tích và nhận định về TNCD Pháp, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những chân lý có tính phổ quát có thể ứng dụng được cho TNCD của mọi cộng đồng, mọi dân tộc. Ngoài ra, cũng có thể nói mảng TNCD Pháp vẫn là một mảng đề tài mở đối với các nhà nghiên cứu, và cũng là một nguồn ngữ liệu quý giá, phong phú và đa dạng để nghiên cứu về văn hoá, văn hoá ứng xử, liên văn hoá... cũng như những đặc điểm về ngôn ngữ, văn phong, lịch sử của một cộng đồng.

Ngoài ra, so với các tư liệu về nghiên cứu và sưu tầm TNCD của Việt Nam ta (dường như chỉ tập trung đề cập đến TNCD Việt Nam, hoặc thi thoảng có đối chiếu với tục ngữ các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung), các tư liệu sưu tầm, nghiên cứu về TNCD của Pháp, đặc biệt là về tục ngữ, lại đề cập đến TNCD của rất nhiều nuớc, trong đó có Việt Nam. Từ điển về tục ngữ của nhà xuất bản Robert (658 trang) dành gần một nửa số trang (310 trang) cho tục ngữ các nước (các ngôn ngữ Ấn Âu: Đức, Xlavơ, Anbani, Hy Lạp...; các ngôn ngữ Hunggari, Côzắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật, Đông Nam Á, Trung Quốc, Êtiôpia, châu Phi, Anh-điêng... hoặc các thổ ngữ), trong đó có 3 trang về tục ngữ Việt Nam. Từ điển về tục ngữ châm ngôn của nhà xuất bản Larousse thì được phân chia thành các mục từ, xếp theo thứ tự ABC, mỗi mục từ là một chủ điểm, gồm tục ngữ châm ngôn thuộc nhiều nước khác nhau. Quan tâm đến TNCD các nước khác bên cạnh TNCD nước mình là một việc làm rất ý nghĩa, chứng tỏ một thái độ rộng mở, cầu thị, quan tâm và trân trọng đối với cái khác, cái đến từ bên ngoài, và không tự đóng khung trong phạm vi văn hoá và đất nước mình.
------------------------------
Thư mục tham khảo chính :
Kerbrat-Orecchioni C., Les Interactions verbales, Tập 3, NXB Armand Colin, Paris, 347 trang, 1994.
Maloux M., Dictionnaire des proverbes, sentences et maximes, NXB Larousse, 628 trang, 1960.
Montreynaud F., Dictionnaire de proverbes et dictons, Les Usuels du Robert, 638 trang, 1986.
Roy C., Trésor de la Poésie populaire, NXB Seghers, Paris, 392 trang.
-----------------------------------
Tục ngữ ca dao Pháp nhìn từ góc độ ngôn ngữ-văn hoá
Phạm thị Anh Nga - Trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Huế
Tóm tắt :
Bài viết này nhằm tìm hiểu và đúc kết những đặc điểm của tục ngữ ca dao Pháp nhìn từ góc độ ngôn ngữ-văn hoá, qua những nghiên cứu đã được tiến hành từ trước đến nay tại Pháp : về mặt lịch đại, nguồn gốc và vai trò của tục ngữ ca dao Pháp qua các giai đoạn lịch sử ; và về mặt đồng đại, các đặc điểm về nội dung, hình thức của tục ngữ ca dao Pháp, mối tương quan của tục ngữ ca dao với văn hoá và lịch sử. Những nội dung đó được đề cập trong thế tương quan đối sánh với văn hoá dân gian của Việt Nam và các dân tộc khác.
***
The French Proverbs and Eclogues from the view point of language and culture
Pham thi Anh Nga - College of Foreign Languages - Hue University
Summary :
This article aims at investigating and distilling those characteristics of French Proverbs and Eclogues from the view point of language and culture via the research works having been so far carried out in France: in the view of diachronic - presenting the origin and roles of French proverbs and eclogues in those periods of history; and, in the view of synchronic - presenting the characteristics of the forms and contents of French proverbs and eclogues, and the correlations of proverbs and eclogues with culture and history. The discussed above would be mentioned in a contrastive correlation with the folk cultures of Vietnam and other nations.
-------------------------------------------------------------------------------------
[1] Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra chứ không đi sâu nghiên cứu các khái niệm này, và việc chuyển dịch chúng qua tiếng Việt cũng chỉ có tính cách tương đối, và dựa vào từ điển Pháp-Việt của Lê Khả Kế, NXB Khoa Học Xã Hội.
[2] se patiner : được phủ lên bằng một lớp gỉ đồng (ở các pho tượng)
[3] Auprès de ma blonde (Bên cô nàng tóc hoe vàng) và J'ai descendu dans mon jardin (Tôi bước xuống vườn của mình) : những ca khúc dân gian Pháp rất quen thuộc với dân Pháp.
[4] ad usum delphini : nghĩa là những truyện hiền lành, đạo đức, xây dựng , dùng để giáo dục thái tử.
***
Tạp chí VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT số 3(273) / 2007
Tạp chí NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU số 3(78) / 2007
-

8 commentaires:

  1. Em chào Cô ! Em tên là Uyên, hiện đang học M2 ngành Francais Langue Etrangere. Em đang có một câu hỏi gây đau đầu, đó là em không biết dịch cụm từ "approche scientifique" sang tiếng việt như thế nào để nghe xuôi tai. Em chợt nghĩ đến Cô và mạnh dạn viết cho Cô. Em cám ơn Cô trước ạ!

    RépondreSupprimer
  2. Mình chào Uyên.
    Một cách đơn giản, "approche scientifique" là "cách tiếp cận khoa học", nhưng cũng tuỳ ngữ cảnh mà cần thêm "có tính...(khoa học)" hay không, hoặc diễn đạt hơi khác.
    Ngoài ra, khi dịch thì hơi ngặt nghèo (do lệ thuộc vào 1 bản gốc tiếng Pháp), nhưng khi tự mình diễn đạt thì có thể lựa chọn giữa nhiều khả năng ngôn ngữ khác nhau.
    Câu hỏi của Uyên không nói rõ thuộc tình huống và ngữ cảnh nào nên mình khó trả lời một cách chính xác.
    Nếu chưa thoả đáng thì Uyên ... hỏi lại nhé !
    À mà Uyên đang học ở đâu vậy ? Có phải formation en ligne của bà Marielle Rispail ?

    RépondreSupprimer
  3. Em chào Cô ! Một lần em đi stage ở Huế (hè năm 2008) dành cho các giáo viên dạy ADO thì được gặp Cô. Hiện giờ em đang học M2 Recherche ở Institut de Recherche et de Formation en Francais Langue Etrangere (Université de Nantes). Em có một số câu hỏi điều tra về "signification" của từ "approche scientifique". Em phải dịch các câu hỏi này sang tiếng Việt. Em rất "đau khổ" vì dịch cụm từ vừa nêu sang tiếng Việt thì cực kỳ khó, rồi hình thức câu hỏi điều tra thì lạ lẫm đối với người Việt. Em đã dịch là "cách tiếp cận mang tính khoa học (một vấn đề)" và nhờ một số sinh viên đang học thạc sĩ và tiến sĩ tại Pháp trả lời. Nhưng các anh chị ấy đều bảo là không hiểu cụm từ "cách tiếp cận mang tính khoa học (một vấn đề)" (?!) Em chợt suy nghĩ là nếu đã làm nghiên cứu khoa học thì ít nhất 1 lần cũng đã nghe cụm từ "cách tiếp cận khoa học" nhưng có lẽ mọi thứ không như em nghĩ!
    Em lấy một ví dụ trong số các câu hỏi điều tra: một liên kết như thế này "approche scientifique DONC théories", câu trả lời chờ đợi là có thể hình thành liên kết này được không ? (Có hay Không). Em dịch sang tiếng việt "(cách) tiếp cận (mang tính) khoa học" thì cần lý thuyết". Và không có tình huống và ngữ cảnh nào khác để dịch cụm từ này. Vì thế em thật sự thấy tiếng việt của mình rất khó và khả năng của em vẫn rất hạn hẹp !
    Em cám ơn Cô vì đã lắng nghe ! Chúc Cô và gia đình cuối tuần vui vẻ !

    RépondreSupprimer
  4. Vậy Uyên là GV dạy THPT Hoàng Hoa Thám ĐN à ? Chúc mừng về việc được đi học ở Nantes nhé.
    Mình trở lại với nỗi 'đau khổ' của Uyên.
    Cái 'bệnh' của rất nhiều thầy cô giáo ngoại ngữ là diễn đạt tiếng Việt thế nào mà ... không ai hiểu cả, hoặc ít ra là khó hiểu đối với nhiều người.
    Trong ý mình đã trình bày khi trả lời Uyên, thì 'tình huống' chính là việc điều tra và ngữ cảnh chính là bản thân câu hỏi của Uyên. Có thể nếu được biết rõ hơn về công việc này của Uyên (problématique de la recherche, objectif de l'enquête...) và có các câu hỏi thì mình có thể góp thêm ý gì chăng (?).
    Thông thường nên làm thử 1 pré-enquête, nghĩa là nhờ 1 hoặc vài người trả lời thử và góp ý trực tiếp cho mình xem câu hỏi 'có vấn đề' gì không trước khi mình đưa cho nhiều người trả lời (khi đó thì không thể chỉnh sửa gì được nữa). Trên cơ sở đó mình hoàn chỉnh các câu hỏi trước khi gởi chính thức cho public.
    Ngoài ra, nếu câu hỏi là tiếng Việt và báo cáo (trong recherche) là tiếng Pháp, thì trong khi thực hiện phải viết các câu hỏi đồng thời bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp (dù là chỉ cho bản thân mình thôi), vì có những ý tưởng không dễ chuyển ngữ, hoặc chuyển ngữ không khéo sẽ ra ý khác, và kết quả sẽ không có giá trị thực sự nữa. Và cần chỉnh sửa gì cũng phải là trước khi đưa câu hỏi cho public.
    Tóm lại, khi đặt câu hỏi muốn người được hỏi nắm được ý của mình, thì cần rédiger các câu hỏi, đặt vấn đề... từ góc độ của người được hỏi.
    Trong quá trình hướng dẫn cũng như đánh giá một số recherche, mình đã bắt gặp nhiều bộ câu hỏi 'rất có vấn đề', có khi mình kịp thời góp ý để chỉnh sửa, có khi không vì recherche đã 'lỡ' kết thúc !
    Chúc Uyên thành công !

    RépondreSupprimer
  5. Cô ơi, thật là ngạc nhiên là Cô vẫn nhớ em dạy ở trường Hoàng Hoa Thám (ĐN). Nếu có thể được, Cô có thể cho em địa chỉ mail, em sẽ gửi cho Cô các câu hỏi điều tra nguyên gốc tiếng Pháp và các câu hỏi em dịch sang tiếng Việt. Hy vọng Cô có thể giúp em giải quyết nỗi niềm "đau khổ" này !

    RépondreSupprimer
  6. Em nhờ các anh chị đang học tập ở đây làm giúp các câu hỏi đã dịch sang tiếng việt, để các anh chị ấy góp ý, rồi sau đó mới gửi về Việt Nam.
    - Mục đích nghiên cứu : trong các từ điển Việt-Việt thông thường người ta phải tra từng từ một của cụm từ "cách tiếp cận (mang tính) khoa học". Mặt khác định nghĩa nêu ra trong các từ điển này thường rất ngắn gọn. Vì thế mục đích nghiên cứu này là xây dựng và mở rộng các định nghĩa trong từ điển Việt-Việt bằng cách tổng hợp các suy nghĩ khác nhau của nhóm người tham gia trả lời câu hỏi điều tra về một từ nào đó. Năm ngoái em đã làm một điều tra tương tự về động từ "gợi ý" trong tiếng Việt. Rất lý thú vì trong từ điển Việt-Việt sẽ chẳng bao giờ tìm thấy trường nghĩa "gợi ý là hình thức để định hướng A (người nghe), khuyên người A nên làm điều gì đó" hay "gợi ý có thể hiểu ngầm là dùng tiền để thực hiện trôi chảy một việc nào đó" hay "gợi ý là một cách thăm dò ý định của người A" .. vân vân.
    - Đối tượng : Đây là một bài tập chung của các sinh viên trong lớp M2 : nghiên cứu ý nghĩa của cụm từ "approche scientifique". Cô Olga GALATANU - giáo viên giảng dạy môn sémantico-pragmatique đã định hướng đối tượng là các nhà ngôn ngữ người Pháp hay các sinh viên đang học M2 hay đang làm these về ngôn ngữ ở Việt Nam hay là các nhà ngôn ngữ như Cô. Thành ra em cảm thấy rất áp lực nếu bản dịch của em "mờ nghĩa" và không chuyển tải được ý định ban đầu của câu hỏi điều tra nguyên gốc tiếng Pháp.
    Em lại cám ơn Cô thêm một lần nữa !

    RépondreSupprimer
  7. - Nếu Uyên nhờ các bạn làm trước các câu hỏi và góp ý, thì cũng chỉ nên nhờ 1 số ít người thôi. Không nên lạm dụng, vả lại nếu họ cũng sẽ là public của enquête thì sau đó những câu trả lời của họ sẽ giảm giá trị thực như so với ban đầu. (Mình cũng sẽ không thể là public của Uyên nữa, nếu đã "tham gia" sâu các ý kiến xây dựng câu hỏi như thế này.)
    - Mình chưa được thuyết phục lắm về kết quả của Uyên về từ 'gợi ý'. Về mặt nguyên tắc, việc hiểu, giải thích nghĩa 1 từ nào đó lệ thuộc ít nhiều vào chủ quan của người hiểu hay giải thích, vào tình huống, ngữ cảnh, vào quan hệ của người nói và người nghe, vào tình hình kinh tế-xã hội-văn hoá và cả chính trị nữa, và việc mở rộng này là vô hạn (thậm chí nhiều ý kiến trái ngược nhau), trong khi từ điển thì phải tự dừng lại ở những cái gì chung nhất, dù nó bao gồm (1) nghĩa ban đầu, và (2) các nghĩa mở rộng hay phái sinh. Chẳng hạn theo mình không thể đưa vào từ điển những nghĩa như "gợi ý có thể hiểu ngầm là dùng tiền để thực hiện trôi chảy một việc nào đó" hay "gợi ý là một cách thăm dò ý định của người A". Từ điển vẫn rất khác so với những bài nghiên cứu, điều tra..., và đóng vai trò là chuẩn mực. Đó chủ kiến của mình.
    - Ngoài ra nếu dựa vào chủ quan của những người trả lời điều tra thì sẽ rất tản mạn, vì connotation liên quan đến "tiếp cận" và "khoa học" sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm, vốn liếng, kinh nghiệm riêng của mỗi người (đặc biệt giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn thì rất khác nhau). Do đó chỉ nên xem đó là nguồn tham khảo thôi, còn đưa gì vào từ điển là chuyện khác, phải có tính "khoa học" hơn.
    - Cụm từ "approche scientifique" trong tiếng Pháp không hề ambigu, nhưng trong tiếng Việt "tiếp cận khoa học" thì có. Trước tiên là phải thêm "cách" hay "việc" vào, vô hình trung nó đã khác so với tiếng Pháp, và đã là 1 sự lựa chọn (việc hay cách?). Mặt khác, từ "khoa học" ở đây cũng không rõ là "scientifique" hay "de la science" hay "des sciences" (là phương thức/công cụ hay là đối tượng tiếp cận?). Nếu thêm vào "mang tính" hay "có tính" thì mức độ cấu kết giữa các thành phần của cụm từ đã loãng đi rất nhiều, không còn chặt chẽ như trong tiếng Pháp. Nói cách khác, khi đó nó không còn là cụm từ liên kết chặt chẽ nữa và không thể là đối tượng của từ điển, không là 1 đề mục (entrée) của từ điển được. Nếu xuất hiện, nó chỉ có tư cách minh hoạ cho nghĩa hay cách dùng của "tiếp cận" hay "khoa học".
    - Cứ thử đặt 1 câu hoàn chỉnh có cụm từ "cách tiếp cận khoa học" mà xem, nó đòi hỏi 1 cấu trúc nhiều khi rất khác khác với tiếng Pháp (thử dịch approche scientifique de ce phénomène chẳng hạn, sẽ thành ... cái gì?).
    - Với những lý do trên mình e rằng đây là 1 "faux problème", mà nếu cứ nhắm mắt đi tới thì sẽ không đúng với thực tế sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Việt, hoặc sẽ ... không ai hiểu gì hết !
    - Email của mình là: buupham@dng.vnn.vn . Uyên muốn hỏi gì thì gửi về đó nhé, mình xem giúp được gì thì sẵn lòng.

    RépondreSupprimer
  8. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú