Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ».Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.
« Sẽ có một ngàytrên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »
Chers collègues,
Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.
J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.
J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.
Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.
Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VỀ PPGD – KHOA TIẾNG PHÁP ĐHNN HUẾ 30.5.2009
Tóm tắt: Xuất phát từ một vài tình huống dạy học thực hành tiếng Pháp mà bản thân tôi đã ít nhiều huy động được tính chủ động sáng tạo của sinh viên, trong bài tham luận này tôi sẽ đề cập đến một số khía cạnh giáo học pháp liên quan đến cách dạy và học này : vai trò trung tâm của người học và sự hỗ trợ của giáo viên, những hình thức tự học nói chung và trong học ngoại ngữ nói riêng, đặc biệt với học chế tín chỉ, lợi ích của việc tận dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, của việc khai thác năng lực, ý thích, sự say mê của giới trẻ đối với những phương tiện công nghệ cao, với thế giới ảo, cũng như việc tạo nhu cầu trao đổi, kết nối của sinh viên và giúp sinh viên thực hiện việc kết nối này.
1. Một số tình huống học tập
(Các sản phẩm của sinh viên dưới dạng tư liệu Power-point, Word và Website (blog) )
1. Word «Disons non aux sacs en nylon» (4e année)
2. Power-point «Le monde professionnel» (4e année)
năm 2 – blog: bài tập theo nhóm / cá nhân nạp theo nhóm
năm 4 – texte déclencheur (SV tự tìm), exposé (power point), điều hành thảo luận
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn
o Vai trò trung tâm của người học với sự hỗ trợ của giáo viên
Việc đặt trọng tâm vào người học (centration sur l’apprenant) từ 30 năm nay đã được đề cập đến trong Giáo học pháp ngoại ngữ, chứ không chỉ từ vài năm trở lại đây như trong yêu cầu «đổi mới» của ngành Giáo dục Việt Nam.
Người học có vai trò quyết định trong sự thành bại của việc học, thầy cô giáo chỉ là yếu tố phụ trợ, như sách giáo khoa, phương tiện kỹ thuật…, tuy đóng vai trò tích cực hơn do đó là một chủ thể hoạt động tương tác với người học và tác động trực tiếp đến quá trình học, là người đồng hành (accompagnateur), hướng dẫn (guide), nhưng không vì thế mà có tính quyết định trong việc học. Nói như L.Porcher thì: «Không ai có thể học thay cho ai.» (Personne n’apprend à la place de personne). Trong tình huống đó, nhiệm vụ của thầy cô giáo là đồng hành, hỗ trợ, giúp người học đạt kết quả tốt nhất, đạt mục tiêu ở mức cao nhất có thể. Giảng dạy hiệu quả, chính là tác động sao cho người học chủ động cao nhất, học hành hiệu quả nhất.
Ở bậc Đại học, điều này còn rõ rệt hơn, bởi ngoài nhiệm vụ học tập, sinh viên còn phải độc lập tư duy và bước đầu nghiên cứu khoa học.
o Những hình thức tự học nói chung và trong học ngoại ngữ nói riêng
Tự học với nhiều kiểu dạng và nhiều tên gọi khác nhau (auto-apprentissage, autodidactie (autodidaxie?), apprentissage autodirigé hay apprentissage autonome, autoformation…) đã được nhiều đồng nghiệp, sinh viên nghiên cứu và khai thác trong nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu KHCN các cấp. Dù ở dạng nào, thì tính chủ động sáng tạo của người học cũng là điểm mấu chốt trong cách học này. Ở đó vai trò của thầy cô giáo hoặc là không có (autodidactie, apprentissage autodirigé hay apprentissage autonome) hoặc chỉ là phụ trợ (adjuvant) như trong trường hợp của những sinh viên tự mày mò tìm hiểu và trau dồi thêm trên cơ sở bài vở đã (hoặc sẽ) tiếp thu ở lớp. Riêng trong hoạt động của lớp học, người học còn phải đóng vai trò chủ động, tự lực và thực sự làm chủ, với sự hướng dẫn, giúp đỡ tích cực và thiết thực của thầy cô giáo.
Riêng đối với ngoại ngữ, việc tự học và chủ động trong học tập có những đặc thù riêng rất thuận lợi vì có thể khai thác khía cạnh «trò chơi» (ludique) của các nhiệm vụ học tập, để vừa học vừa chơi hay giải trí, thư giãn. Ngoài ra, cũng cần tận dụng mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và văn hoá, giữa ngôn ngữ và văn học (thể hiện qua tác phẩm văn học). Một khía cạnh đặc thù khác, là trong học ngoại ngữ ngôn ngữ được học vừa đóng vai trò ngôn ngữ đích (langue-cible) vừa đóng vai trò ngôn ngữ công cụ (langue-outil), điều này vừa có thể là thuận lợi lại vừa có thể là khó khăn cho người học trong việc tự học. Khó khăn hay thuận lợi chính là do phương thức tiếp cận và giải quyết vấn đề, mà qua trải nghiệm cụ thể thì mỗi người sẽ tự học được.
o Học chế tín chỉ (HCTC) với yêu cầu tự học và chủ động trong học tập
Với học chế tín chỉ, tự học và chủ động trong học tập là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của người học. Tôi xin trích dẫn 3 ý đã được ghi lại từ buổi giao lưu mà VietNamNet đã phối hợp với VTV2 để tổ chức năm 2006 nhằm giới thiệu về HCTC và những giải pháp để phát huy hiệu quả hình thức đào tạo này:
+ Theo GS.TSKH Lâm Quang Thiệp [1] , “để chuyển đổi sang học chế tín chỉ, yêu cầu hàng đầu lúc này là phải đổi mới phương pháp dạy, học theo 3C: Giáo viên chỉ hướng dẫn SV cách học, tăng cường hơn nữa quyền chủ động của SV và khai thác tối đa ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nhà trường” (Lan Hương ghi).
+ GS.TSKH Lâm Quang Thiệp cũng nhấn mạnh: “Đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) kết hợp được cả hai triết lý của giáo dục đại học, đó là: giáo dục cho số đông và cá nhân hoá đào tạo đại học.”
+ Ông Nguyễn Văn Hùng [2] cho rằng: “Hình thức đào tạo niên chế nặng tính bao cấp khiến SV bị “ì”. Ngược lại, với hình thức đào tạo tín chỉ, SV được đặt vào trung tâm, và được phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn và sắp xếp lịch học, có trách nhiệm với quá trình học của mình hơn.”
4. Những ý nghĩa rút ra
+ Lợi ích của việc tận dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ việc học (NTIC, power-point, internet, blog…)
+ Lợi ích của việc tận dụng những đặc thù của sinh viên và cố gắng hội nhập với môi trường sinh viên:
o khai thác năng lực, ý thích, sự say mê của giới trẻ đối với những phương tiện công nghệ cao, với thế giới ảo
o kết hợp đánh giá (cho điểm) những hoạt động sáng tạo này của sinh viên, tạo thêm phấn khích cho các em trong việc «học mà chơi, chơi mà học» này
o khai thác nhu cầu tự khẳng định, tự thể hiện mình của tuổi trẻ
o tạo nhu cầu trao đổi, kết nối giữa các sinh viên cùng lớp và khác lớp, và giúp sinh viên thực hiện việc kết nối này
Thay lời kết
Có thể nói, làm thế nào để kết hợp thiên thời, địa lợi, nhân hoà một cách hữu hiệu chính là chìa khoá dẫn đến thành công, dù trước mắt tôi chỉ mới có thể ghi nhận một vài dấu hiệu khả quan ban đầu.
Tư liệu tham khảo :
- Porcher Louis (Dir.), 1992, Les auto-apprentissages, Le français dans le monde, Recherches et applications, Hachette FLE, 159 tr.
- Hồ Thuỷ An, 2007, Internet et auto-apprentissage du français chez les étudiants de 3e année de français, Section pédagogique, ESLE de Hué, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, ĐH Ngoại Ngữ ĐH Huế. 96 tr.
Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces... Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...
(Phần 2)
Sau khi đốt sạch ngôi chùa, phá nát cây cối hoa màu, quân Pháp rút về thành phố G. dẫn theo đám tù nhân chúng tôi. Gần đến G., khi chúng tôi đang lê bước trên quốc lộ 1 thì nghe có tiếng gọi thất thanh từ xa vọng lại:
- Cô Yến! Cậu Nam! Cô….
Một người đàn ông chạy hối hả về phía chúng tôi và chúng tôi vui mừng khôn xiết nhận ra người tài xế của cha tôi. Toán lính áp giải chúng tôi ngăn anh ta lại và viên sĩ quan Pháp từ trên xe jeep bước xuống hỏi xem có gì xẩy ra. Anh tài xế dùng tiếng Tây bồi, thứ tiếng mà thương gia, lính tráng, hương lí, lục lộ v.v… dùng để giao tiếp với Tây thời đó, để giải trình cho viên sĩ quan và đám lính hiểu rằng chị Yến và tôi là những “con nhà” bị kẹt trong vùng tranh chấp và cha mẹ chúng tôi sẵn sàng tri ân hậu hĩ cho ai tìm đươc chúng tôi và đưa về cho họ ở Huế. Viên sĩ quan Pháp ra lệnh cho quân lính nghỉ giải lao rồi bảo chúng tôi theo ông ta vào một quán nhỏ bên đường. Ông ta gọi nước giải khát cho anh tài xế, chị Yến và tôi, còn ông ta rút một chai gì đó trong ba-lô rồi tu một ngụm thoả thích.
- Các người được tự do, viên sĩ quan nhìn chúng tôi nói, với điều kiện là các người về Huế với cha mẹ, thay vì theo quân phiến loạn chống chúng tôi.
- Không được đâu! Chứng nào những tù nhân kia còn đó, tôi không đi đâu hết! Chị Yến tỏ vẻ dứt khoát và quyết liệt.
- Khiếp thật! Viên sĩ quan không giấu vẻ ngạc nhiên. Tôi chưa hề gặp một cô bé nào gan lì như cô đây. Nhưng thưa cô, tôi tiếc là lệnh trên có phải trò chơi đâu!
- Ông nói lệnh nào vậy?
- Lệnh từ Huế ban ra sáng nay đối với các tù nhân bị bắt ở chùa.
- Họ chỉ là Phật tử và thường dân vô tội.
- Nếu tôi nói như cô với cấp trên, liệu họ có tin tôi không?
- Ông cho tôi một tờ giấy, tôi làm cho ông một giấy xác nhận…
Viên sĩ quan cười to:
- Giấy xác nhận ư? Cô là nhân vật danh tiếng mọi người biết cả hay sao?
- Tất nhiên là cấp trên của ông có biết tôi. Cha tôi quen biết nhiều nhà chức trách Pháp ngày trước.
Viên sĩ quan rút trong cặp ra một tờ giấy, một cái bút máy rồi đưa cho chị Yến. Chị thảo ngay một trang chữ viết tròn trịa đầy nữ tính rồi nói to cho mọi người nghe không cần hỏi viên sĩ quan cho phép hay không:
- Bà con ơi, Yến yêu cầu ông sĩ quan Pháp đây trả tự do cho bà con rồi đó. Bà con có thể về nhà ngay lập tức. Tại sao ông Tây chấp nhận yêu cầu của Yến? Bà con đều biết cha Yến quen biết hết các quan Tây thuộc địa. Yến lấy làm buồn không được sống với bà con lâu hơn nữa. Yến chúc bà con nhiều may mắn trong cuộc sống và trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trong tương lai, Yến sẽ tham gia vào sự nghiệp chung theo cách riêng của Yến. Xin nói với các anh lãnh đạo là Yến luôn luôn bên cạnh họ.
Đám tù nhân ngơ ngác, chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, nhưng kẻ trước người sau lặng lẽ rút lui, ai cũng quay lại nhìn chúng tôi yêu thương và bịn rịn.
Viên sĩ quan ra dáng trầm tư, nói như tâm sự:
- Tôi không biết tiếng Việt, nhưng những gì cô nói với đám tù nhân đều có thể hiểu được rõ ràng. Cô động viên họ ủng hộ quân phiến loạn. Về phần cô, cô cũng có cách riêng để ủng hộ bọn chúng. Đúng thế không?
- Tôi chịu phục ông sắc sảo, chị Yến nói. Đối với ông, tôi không có gì phải giấu diếm cả. Tôi mong được gặp lại ông một ngày gần đây. Dầu sao tôi cũng phải cám ơn lòng tốt của ông đối với chúng tôi.
- Chúc cô may mắn! Tạm biệt.
Người tài xế của cha tôi nắm lấy tay chúng tôi nhanh nhẹn kéo đi về phía xe anh ta đỗ, nhưng viên sĩ quan gọi giật lại:
- Cô bé ơi, tôi có quà cho cô đây!
Anh ta chìa cho chị Yến một cuốn sách tiếng Pháp mà khi đọc kĩ hàng chữ ngoài bìa chúng tôi cười rộ lên. Đó là cuốn “Pavel Corsaguine”!
- Tôi tìm thấy cuốn này ở nhà một kẻ phiến loạn của thành phố. Tôi mong cuốn sách được cô thích và làm cho cô giết thì giờ dọc đường về Huế. Chào!
Chúng tôi vui mừng gặp lại cha mẹ chúng tôi ở Huế, đất kinh đô ít khi nghe tiếng súng và xa thành phố G. chúng tôi trên một trăm cây số. Cha tôi mất hết xe cộ trong những ngày đầu cuộc chiến, nhưng vì ông có tài kinh doanh, ông chuyển hướng về bất động sản và vật liệu xây dựng. Mẹ tôi cũng bỏ nghề giáo, dầu người ta thiếu thầy cô trầm trọng để khôi phục các trường. Ai cũng hiểu tình cảm của mẹ: vào thời điểm ấy, không ai muốn hợp tác với chính quyền thực dân, tức là không ai muốn làm bất kì việc gì cho Pháp. Vì bị kẹt lại trong các thành phố, người ta đành kiếm việc gì đó sống qua ngày, chỉ có thế. Cha tôi có những ưu tư phức tạp về chúng tôi, vui buồn lẫn lộn Một mặt ông hoan hỉ thấy chúng tôi từ nay sống an toàn bên cạnh ông, nhưng thầm kín trong lòng ông vẫn mong được có những đứa con kháng chiến can trường ở chiến khu. Dầu sao chúng tôi phải thích nghi nhanh với cuộc sống mới. Chị Yến vào học năm thứ ba ở trường nữ Đồng khánh, còn tôi vào học năm thứ nhất một trường PTCS bờ bắc sông Hương. Tôi chỉ có những bạn mới, nhưng chị Yến gặp lại nhiều bạn cũ. Khác với hồi trước chiến tranh, cha mẹ tôi không còn quan tâm nhiều đến chúng tôi nữa. Chúng tôi tự do làm gì mình thích, chẳng có gia sư kèm cặp gì nữa. Chị Yến âm thầm tham gia các hoạt động bí mật. Chị hở cho tôi nghe những chương trình hoạt động của chị. Đôi lần tôi giúp chị ấy thoát được những tình thế hiểm nguy. Huế là một thành phố nhỏ nên mọi người gần như quen biết nhau. Những hoạt động bí mật khó mà che giấu mãi được. Vì chị Yến có nhan sắc nên quan hệ rộng và người ta tụ tập nhiều xung quanh là chuyện thường, không ai để ý. Nhờ thế mà các nhóm hoạt động bí mật qua mắt được đám mật thám an ninh. Vài lần có quan chức cao cấp của chính quyền Pháp đến thăm viếng, không ai rõ vì động cơ gì. Họ đến vì ngưỡng mộ chị Yến hay họ nghi ngờ gì đó?
Một buổi tối, chúng tôi ngơ ngác thấy một vị khách bất ngờ xuất hiện: anh Kim bằng xương bằng thịt hẳn hoi! May mắn cha mẹ chúng tôi vắng nhà, nếu không họ khó mà sống qua cú sốc kinh khủng đó. Kim vào nhà chúng tôi lén lút như một tên ăn trộm, dáng thảm hại như một con chó hoang bị xua đuổi. Dáng dấp khốn khổ đó làm chúng tôi hiểu ngay anh ta đã rời hàng ngũ kháng chiến để về hàng quân địch. Chị Yến mặt tái ngắt vì giận dữ, thétlên:
- Sao lại thế này? Sao lại thế này?
- Tôi không thể sống xa em được, em biết mà, Kim nói.
- À ra thế! Vậy danh dự của ông để đâu rồi? Mời ông đi khỏi đây ngay cho. Tôi không muốn nhìn bộ mặt phản phúc của ông đâu!
Kim đi giật lùi, run rẩy vì sợ hãi. Tôi đi theo anh ta ra đường phố. Tôi thấy thương hại anh gia sư ngày trước của chúng tôi, đồng thời thấy bàng hoàng khó tả. Chưa bao giờ tôi hình dung được hành vi tồi tệ của con người mà tôi từng ngưỡng mộ tận đáy lòng. Kim và tôi lặng lẽ nhìn nhau không nói nên lời một lúc rồi anh ta nói như rên rỉ:
- Anh khổ lắm Nam à.
Tôi mỉa mai:
- Tất nhiên rồi, nhưng ai bắt anh phải khổ như thế này? Tôi tự hỏi tại sao quân Pháp để cho anh sống mà lang thang như thế. Anh chẳng phải là kẻ thù ghê gớm của họ sao?
- Trước khi rời đội ngũ, anh đã xin anh Huy cho phép nghỉ một tuần. Anh đã gửi mọi thứ cho đồng đội giữ: súng đạn, quân phục, tài liệu kĩ thuật, cây đàn, phiếu cấp thực phẩm. Anh chỉ muốn vào đây gặp các em một lát rồi ra lại chiến khu.
- Thế rồi sao? Tôi nói mà cảm thấy mình phẫn nộ và chán ngán với chính mình trước cái chân lí kỳ quặc và ngu ngốc của Kim.
- Anh cải trang thành cu-li trà trộn vào đám phu cảng Đông Hà rồi đi vào Huế không khó khăn gì. Chỉ có điều…
- Điều làm sao? Tôi gắt.
- Sáng hôm nay khi anh vừa ra khỏi chợ thì một viên sĩ quan Pháp nhận ra anh. Trước đây anh ta học cùng anh, là bạn học…Anh ta vẫn nhờ anh làm hộ các bài tập… Các anh thân nhau lắm! Anh ta giỏi về hội hoạ. Anh bỏ chạy nhưng đám cảnh sát đã thấy anh. Anh bị bắt và người ta giải anh về một đồn quân cảnh. Anh chẳng khai báo gì hết nhưng họ biết rõ anh lắm. Bạn anh cố sức can thiệp để người ta không buộc anh tội gián điệp vì anh mặc thường phục.
- Tội làm gián điệp trong lúc có chiến tranh, phải thế không?
- Đúng thế, Kim nói.
Tôi cố tìm cách hành hạ anh ta:
- Người Pháp bạn anh nói gì về anh cho quân cảnh?
- Anh ta nói rằng anh chỉ là một kẻ hoang tưởng, thích làm điều phi lí. Anh ta nói rằng anh sẽ chẳng được tích sự gì cho ai cả.
- Anh Tây ấy nói quá đúng. Thôi chào anh. Anh trở lại với anh Huy đi, nếu anh là kẻ còn biết suy nghĩ.
Kim ngẩn ra một lúc rồi ngập ngừng nói:
- Không được đâu Nam à. Quân Pháp thả anh tự do với điều kiện anh không trở lại chiến khu cũng không rời Huế trong vòng một năm. Anh đã hứa danh dự với họ.
- Hứa danh dự!
Tôi nén giận kịp thời để không làm tổn thương thêm anh chàng cùng quẫn này.
- Anh cứ làm gì kệ anh. Có điều là anh không được gặp chị Yến nữa. Chị ấy trong sáng như thế, trung thành với đất nước như thế, chẳng bao giờ chị chịu gặp anh đâu!
Bỗng Kim tươi cười nhìn tôi:
- Nhưng anh gặp Nam thì được chứ?
- Gặp ở đây thì không được. Anh nói anh ở đâu hiện giờ, Nam sẽ đến tìm anh khi có thể được.
- Cám ơn Nam nhiều. Hẹn gặp lại nhé.
Từ ngày hôm đó, tôi thường gặp Kim khi thì tại nơi anh ở, một túp lều rách nát gần chợ hoặc trong một công viên gần nhà ga xe lửa. Để kiếm sống, anh dạy nhạc cho trẻ con và vẽ chân dung người lớn.
Một hôm, tôi thấy anh ra dáng buồn bã ngẩn ngơ:
- Anh vừa được tin toà án quân sự ngoài đó kết án tử hình vắng măt anh vì tội đào ngũ. Kể ra cũng xứng đáng lắm.
Tôi không nói gì, chỉ thấy buồn vô hạn. Kim nói tiếp:
- Nhưng chẳng làm sao…Những gì anh khốn khổ vì Yến nặng nề hơn nhiều. Ngày nào anh cũng thấy Yến trước cổng trường. Anh chỉ cần có thế. Anh có đòi hỏi gì hơn đâu!
Cuối cùng bọn mật vụ cũng nắm được hoạt động của chị Yến và các thành viên khác trong mạng lưới, việc bắt họ chỉ là ngày một ngày hai khi có cơ hội thuận lợi. Ngày hôm trước khi cảnh sát vây ráp trường chị Yến, chị ấy được liên lạc của mạng lưới báo tin vào lúc nửa đêm. Có lệnh cho chị ấy cải trang thành nữ tu và rạng sáng đến ẩn náu ở chùa Thiên Mụ. Người ta che giấu chị chu đáo chờ đến đêm thì đưa chị ra chiến khu.
Chuyện chị Yến trốn thoát được gia đình tôi giữ kín, cả cảnh sát an ninh cũng im lặng luôn, quân Pháp không muốn thiên hạ ồn ào về vụ sinh viên, học sinh hoạt động bí mật chống họ. Vài ba tháng sau dân chúng mới biết đến vụ việc do truyền đơn rải khắp thành phố và đài phát thanh kháng chiến ở chiến khu loan tin.
Tôi gặp Kim đều đặn như trước khi chị Yến ra đi. Anh chẳng biết gì xẩy ra cả. Anh hỏi tôi về chị Yến và coi như chị ấy vẫn ở thành phố, chẳng đi đâu hết. Nhưng rồi trí óc anh ta hoạt động bình thường để nhận ra có điều gì đó không ổn đang diễn ra. Một hôm Kim hỏi tôi, giọng lo lắng bồn chồn:
- Sao mà lâu rồi anh không thấy Yến đi học? Cô ấy ốm hay sao thế?
Tôi không nói gì. Nói cái gì mới được chứ?
Ít hôm sau, vừa thấy tôi, Kim nắm chặt lấy cánh tay tôi lay mạnh khiến tôi đau nhói rồi quát thẳng vào mặt tôi:
- Nam! Anh không ngờ em độc ác như vậy.
- Anh nói sao? Tôi làm gì độc ác nào?
- Yến ra đi đã mấy tháng nay thế mà em không nói gì hết!
Lời trách móc lố bịch ấy làm tôi điên tiết. Nhưng tôi cố giữ thái độ bình thản hết mực:
- Không bao giờ tôi tiết lộ bí mật của chị ấy. Thế anh do đâu mà biết chuyện?
- Có gì đâu! Một anh bạn Pháp nói cho anh nghe sáng nay. Anh ta tỏ tường hết mọi việc.
Tôi trở về nhà lòng nặng trĩu ưu phiền, thân thể mỏi rời. Rồi tôi lăn ra ốm, phải nằm liệt giường suốt một tuần lễ. Một đêm tôi bừng thức dậy, tôi có cảm giác có ai đó sờ vào tóc tôi và có hơi thở nóng hổi toả vào mặt tôi. Tôi nằm mơ thấy nhiều chuyện dữ và sáng dậy, tôi thấy nhức đầu như búa bổ. Khi tôi sắp bước ra khỏi giường, tôi bỗng phát hiện một tờ giấy nhét dưới gối và hở ra một nửa. Thư của Kim. Kim viết cho tôi bằng tiếng Pháp:
“Nam thân mến,
Đêm nay anh đến thăm em trước khi đi ra nơi ấy. Anh buồn thấy em không được khoẻ. Anh chân thành mong em chóng hồi phục. Anh đi và anh gửi lại em cả một mối tình anh em khăng khít. Em biết anh sẽ tìm cách gặp người anh thương yêu ở bất cứ đâu. Điều này em giữ kín đừng cho ai biết. Vĩnh biệt em. Nhớ huỷ thư này khi đọc xong. Cám ơn em.”
Lá thư làm tôi bàng hoàng, chân tay bủn rủn, và bất chấp đau ốm, tôi chạy như điên đến chỗ vẫn gặp Kim thường ngày. Không có bóng ai đó nữa. “Một kẻ đã ra đi…Đất trời thành vắng ngắt….” câu thơ văng vẳng tự đáy lòng. Cả thành phố tuồng như trở thành ảm đạm vào giây phút đó. Từ nay trở đi tôi sống nơm nớp lo sợ cái không gì cứu vãn được sẽ xẩy ra.
Về phía chị Yến, bạn bè cho chúng tôi biết nhiều tin vui. Chị ra chiến khu an toàn và người ta gửi chị đi học ngay một khoá văn nghệ quân đội. Chị được coi như tấm gương chói lọi của học sinh sinh viên đô thị hoạt động chống quân chiếm đóng. Kim thì không ai biết mô tê gì kể từ khi anh bỏ Huế ra đi, chắc chắn là lên chiến khu. Mãi cho đến sau khi chiến tranh chống Pháp kết thúc, bản thân anh Huy mới tiết lộ cho tôi nghe những ngày cuối đời của Kim với những chi tiết còn mù mờ chưa ai biết rõ.
Ngày ấy Huy được thăng làm trung đoàn trưởng vệ quốc đoàn. Anh coi cả việc quân sự lẫn dân sự cho cả tỉnh. Một buổi tối, một số bộ đội báo cho Huy biết vừa bắt được một kẻ khả nghi lẻn vào vùng cấm và dẫn anh ta đến chỉ huy sở. Trên người anh ta không có thứ gì hết. Không căn cước, không thông hành. Anh ta khai đơn giản rằng lên chiến khu tìm người bạn gái đã lên đó mấy tháng trước. Huy nhận ra ngay người bạn cũ. Huy yêu cầu mọi người để anh làm việc riêng với kẻ giang hồ. Khi mọi người tản đi hết, vị trung đoàn trưởng nhìn Kim trách móc:
- Cậu biết cậu bị án tử hình vắng mặt chưa?
- Có biết.
- Cậu biết một kẻ như cậu không thể yêu iếc gì cô Yến được, một chiến sĩ kháng chiến danh tiếng khắp cả nước không?
- Mình biết.
Huy nổi khùng:
- Biết, biết! Cái gì cũng biết! Thế tại sao còn dẫn xác đến đây, chui vào hang hùm làm gì? Cậu không mất trí đấy chứ?
- Không, mình không mất trí. Nhưng mình yêu Yến…Mình làm gì phải làm mà thôi. Tuỳ cậu phán xét….
- Tuỳ mình phán xét! Trời ơi là trời, vị trung đoàn trưởng thốt lên ngao ngán. Tội của cậu không thể nào cứu chữa được. Chỉ có một con đường: Cút ngay cho mình nhờ trước khi….
- Không, mình không muốn trở lại bước đầu.
- Mình cho cậu mười lăm phút để suy nghĩ, để quyết định. Cố làm người bình thường đi, một lần trong đời thôi mà!
- Cậu nhầm rồi, cậu luôn coi mình như trẻ con. Mình cứ ở lại cho đến khi gặp được Yến!
- Mình nói lời cuối cùng nhé: nếu cậu còn muốn sống cầu bơ cầu bất như cũ thì cút ngay lập tức, nếu không, người ta giết cậu vì tội phản bội, rõ chưa?
Kim ngồi yên lặng, anh ta cũng không tỏ ra muốn có một quyết định dứt khoát nào. Huy điên tiết, lệnh cho bộ đội nhốt Kim trong một túp lều. Đến khuya, Huy cho dẫn Kim đến một nơi vắng vẻ, chìa cho Kim một điếu thuốc lá, một ít rượu rum trong một cái chén nhỏ và giải thích cho đám tuỳ tùng sự việc. Kim là một kẻ đào ngũ, một kẻ điên khùng hoang tưởng nhưng vẫn là kẻ đào ngũ. Vậy mọi người biết phải làm gì. Huy vội vàng rời khỏi nơi thi hành bản án. Đi được vài cây số thì Huy nghe có tiếng súng nổ. Một tiếng thôi, rồi rừng núi yên tĩnh lạ thường. Huy thú thật với tôi là anh ta không dám chắc kết cục hôm đó ra sao. Những đồng đội của anh không hề nói gì với anh cả. Mãi đến ngày nay vẫn chỉ là những giả thiết quanh cái kết cục mơ hồ của Kim, một linh hồn phiêu bạt. Có người nghĩ rằng anh ta được tha nhưng khi đi lang thang trong rừng thì bị quân Pháp phục kích, giết chết. Kẻ khác thì cho rằng Kim lang thang mãi đi tìm tình yêu rồi ốm chết ở một nơi xa xôi heo hút trên dãy Trường sơn.
(Nguyên tác tiếng Pháp: Histoire d’un roseau non-pensant, trong tập “Les petits-bourgeois et autres nouvelles” - 1998)
Nombre total de pages vues depuis Janv. 2009 - Tổng số trang được đọc từ tháng 1/2009
Membres - Thành viên
Comment envoyer un commentaire - Cách gửi lời bình luận
« Pour vous envoyer un commentaire, j'ai écrit mon texte dans le petit cadre en bas à gauche, puis il faut préciser qui je suis, j'ai cliqué l'icône "le profil" juste en dessous, et choisi l'espace vide (car je n'ai pas d'ULR ou lien en ligne), ensuite, j'ai écrit mon nom. Enfin, j'ai cliqué "envoyer" »thu hanh [hanh121@gmail.com]
... Oui mais avant tout cliquez sur "commentaires" en bas des textes pour avoir "le petit cadre" !P.T.A.N.