Chers collègues,
Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.
J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.
J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.
Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.
Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).
Avec mes sincères remerciements,
Et Bonne Année du Buffle !
Anh Nga
mercredi 19 février 2014
Tự thiết kế bìa cho cuốn « Nhật nguyệt dấu yêu » - 2010
Tự thiết kế bìa cho cuốn « Huế trong mắt ai (Hué dans les yeux de...) » - 2002
mardi 18 février 2014
« Viết trong những ngày bão tuyết » (Trần Hoài Thư)
Xin mời đọc bài thơ như niềm cảm tạ đến các bạn
Với chiếc xẻng, và lồng ngực cạn dưởng khí
Ta đã dọn cả một con đường từ thềm nhà ra driveway từ đít xe ra đường
Ôi tuyết khiếp, tuyết xây thành, tuyết mềm trên đầu đông cứng dưới chân
tuyết như cả biển băng hà bao vây lục địa,
Tuyết cao cả hơn một thước, chất chồng trên mui xe, trên nắp xe
Để ta vừa thở hào hển vừa run tay run chân
múc quăng từng xẻng tuyết
đừng bỏ cuộc
hãy phấn đấu lên hỡi lão già
như ngày thanh xuân ta từng mở đường
tháo gở những trái mìn râu, những ổ chông, những mô những ụ
chạy xung phong vào ngôi làng bên đường
khi nghe tiếng súng tắc cù
Hay đi xa tên truyền tin sợ thằng du kích nheo mắt tìm thằng chỉ huy là ta mà bắn tỉa
Nay thì mở đường cho ta
Ta không có công binh
không lính tráng
không truyền tin liên lạc khi cần
chỉ có chăng là chiếc xẻng
lồng ngực cạn dưỡng khí
Chiếc xe đã lui ra đống băng hà
Ta tự thưởng huy chương cho mình
bằng cách nằm ngay trên sô pha thở hồng hộc
Bởi vì ta vẫn còn mạnh
Bởi vì ta vẫn còn đủ sức
để theo em, theo tận cùng
Theo khi em ngủ
Theo khi em thức
Theo khi em muốn đi vệ sinh
Theo khi ta cầm pedal quay cho em tập
Theo khi chân em bước không được, dỡ không lên ta phải nắm mà kéo
Theo khi đẩy chiếc xe lăn đi
Em ngồi ta đứng
Emj nằm mà ta kéo
Gắng gắng lên sao mà nặng quá vậy cà…
Để ta còn biết ta vẫn còn đủ sức với đôi bàn tay, đôi chân
Cám ơn những ngày tháng tận cùng khổ nạn của em
Để ta hiểu là ta vẫn còn may mắn
Vẫn mở đôi mắt vào cuộc đời
Vẫn mở trái tim vào cuộc sống
Vẫn thẳng tấm lưng
Vẫn làm thơ viết văn
Vẫn in ấn
Ta cảm thấy hối hận khi viết thư cho NM nói đừng nên bận tâm nhiều đến spelling
Nếu có ai phiền trách anh sẽ ngưng gởi tặng báo ngay
Nếu không có ai hết là anh chỉ in một tập và một tập cho mình
Bây giờ ta mới hiểu tại sao mà NM lại kỷ dò từng chữ từng chữ, đọc hai ba lần nội dung trước khi để ta in và phát hành
Bởi vì bài vở quá chừng quá chừng giá trị
Như số sắp sửa này
Sẽ có Kẻ lạ ở thiên đường của Simone Weil bản dịch của Phùng Thăng
Sẽ có Những ruồi của J. Paul Sartre bản dịch của Phùng Thăng
Đó là tình
« Bếp lửa đại ngàn » (Đinh Cường)
câu thơ Trần Vạn Giã
trên blog Phạm Cao Hoàng
vừa lúc nhận mấy trang scan
bản dịch Phùng Thăng
Anh Nga gởi. Anh Nga bắt
Bửu Nam ra thư viện làm
Bửu Nam hiền khô
Bửu Nam thi sĩ, hơn cả tiến sĩ
ngữ văn, đi dạy tận Cửu Long
sáng Cửu Long tối Huế…
làm mấy bìa sách đẹp, làm bìa
tập thơ mình, làm bìa cho
tập sách Bửu Chỉ, Ngô Kha
cả bỏ công sưu tầm những bài hay
cũng hơn cả tiến sĩ
ngành Khoa học Ngôn ngữ
dạy tiếng Pháp giỏi và nghiêm
sinh viên sợ
viết tập tản văn song ngữ
Huế trong mắt ai
Hué dans les yeux de…
với những ngẫm suy thú vị
hai bạn là quới nhân
nói như Trần Hoài Thư
đã giúp scan gởi mấy chương
Kẻ lạ ở thiên đường [1]
của Simone Weil
như có bạn đọc nào
của Thư Quán Bản Thảo
thật hiếm có ở Hànội
đã gởi cho Những Ruồi [2]
mong tháng ba trời hết tuyết
đọc số tưởng niệm Phùng Thăng
số Thư Quán Bản Thảo
đặc biệt như bếp lửa đại ngàn… [3]
Đinh Cường
Phùng Thăng dịch, An Tiêm 1973
J. P. Sartre – Phùng Thăng dịch 1967
(Ba sẽ về trước mùa mưa – Trần Vạn Giã)