Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

lundi 21 octobre 2013

Thơ tân hình thức, trải nghiệm và chiêm nghiệm



Phạm thị Anh Nga (Huế)

Tôi tiếp xúc với thơ tân hình thức cách đây chừng mười, mười một năm. Có lẽ khá muộn so với nhiều người, nhưng có lẽ cũng là sớm đối với không ít kẻ khác. Và dù đã có thơ được xem là có phong cách tân hình thức, song tôi chưa bao giờ có ý thậm xưng, tự nhận mình là một nhà thơ tân hình thức.
Vả chăng, chưa một lần tôi tự xem mình là "nhà thơ", do xưa nay tôi vẫn e ngại và dè dặt trước thế giới văn chương. Với tôi thơ chỉ như một phương cách để trải lòng, tự giãi bày, để ghi lại cho mình từng phút giây, mảng đời, dấu ấn, từng xúc cảm riêng. Thi thoảng cũng có thơ đăng báo, khiêm tốn xuất hiện trên các báo, tạp chí, các tuyển tập thơ, với tên thật hoặc kín đáo ẩn sau một bút danh. Nhưng ngay cả khi đã tự xuất bản một tập thơ riêng, tôi cũng chưa từng cảm thấy mình là nhà thơ, gắn với nghiệp thơ.
Khoảng đầu năm 2003, sau khi những số Tạp chí Thơ do anh Đặng Tiến trực tiếp gửi về Huế cho tôi bị chặn ở Hải quan TSN và bị "tịch thu" (!), thậm chí tôi suýt phải nộp tiền phạt với "tội danh" nhận những tài liệu văn hóa trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam (trong khi tôi chưa được thấy, chưa biết mặt mũi các cuốn ấy ngang dọc ra làm sao), thì may mắn thay, sau đó một số cuốn khác cũng do anh Đặng Tiến gửi nhưng nhờ anh Nguyễn Văn Thọ chuyển từ Hà Nội vào Huế cho tôi, và tôi đã nhận được. Câu chuyện bi hài nói trên khá dài, khá oái oăm, tôi sẽ kể vào một dịp khác. Chỉ thêm ở đây một chi tiết: hồi đó anh Đặng Tiến giận lắm, đòi làm cho ra lẽ câu chuyện vô lý trên của Hải quan TNS nhưng tôi không muốn dây dưa thêm nữa nên đã khuyên thôi.
Nhưng, nói cho đúng ra, đó chưa hẳn là lần đầu tiên tôi "bắt gặp" thơ tân hình thức Việt. Trước đó, mặc dù internet còn chưa thật phổ biến và chưa dễ dàng truy cập thông tin về các dòng thơ, các phong cách thơ đương đại như bây giờ, và phần lớn thơ văn sáng tác được biết đến chủ yếu qua sách báo in ấn, nhưng những dịp đi học và công tác ở Pháp, tôi đã tìm đọc và ít nhiều bắt gặp những giọng thơ lạ, trong các số báo hay tạp chí tiếng Việt có uy tín ở nước ngoài, như tạp chí Hợp Lưu chẳng hạn. Tuy vậy, hiện tượng Tạp chí Thơ của anh Khế Iêm quả thật rất đáng chú ý, đặc biệt qua sự giới thiệu đầy nhiệt tâm của anh Đặng Tiến. Tuy cổ xúy cho thơ tân hình thức, nhưng tạp chí cũng giới thiệu hầu hết mọi giọng điệu, phong cách thơ, từ nhiều nguồn, nhiều trào lưu, trường phái, xưa và nay.
Và trong tình trạng khá là hỗn mang đó, tôi thực sự mù mờ về những gì là đặc trưng, cách viết một bài thơ tân hình thức. Chỉ biết đọc ngấu nghiến các số tạp chí, thỏa tò mò, thấy thú vị, và có cái thì thích (thậm chí rất thich) và có cái thì … chưa, nếu không muốn nói là … dị ứng! Ấn tượng và thu hút tôi hơn cả có lẽ là các bài thơ của Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Khế Iêm và Đỗ Kh.. Những câu chuyện rất đời thường lại được đưa vào thơ, rất duyên, theo cái cách là lạ, mà khi vận dụng những kiến thức liên quan đến các thể thơ, vần điệu, nhịp điệu, nhạc tính, ngôn ngữ thơ, truyện kể … đã được học trong nhà trường hay tích lũy ít nhiều sau đó để dạy văn học, tôi liên tưởng đến những chi tiết nho nhỏ trong cuộc sống thực của mình vào thời điểm đó, và có ý định thử nghiệm. Và thế là bài "con trai bé bỏng của tôi" được hình thành. Ít lâu sau anh Đặng Tiến hào hứng chuyển nó cho nhà thơ Khế Iêm, và bài thơ đã được đăng ở Tạp chí Thơ số 26, số Mùa Xuân 2004, cùng với một bài thơ khác của tôi, một bài "lục bát biến thể". Bài thơ về con trai ấy đã được anh Đặng Tiến khẳng định đúng là một bài thơ tân hình thức. Họa sĩ Đinh Cường, tác giả của nhiều bài thơ tân hình thức rất hay, rất đời, cũng tỏ vẻ thích nó, trong khi nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch thì dường như dè dặt hơn, không mấy hào hứng với nó. Riêng tôi vẫn còn đôi chút băn khoăn với trải nghiệm này.
Băn khoăn, bởi nói thế nào đi nữa, với tôi bài thơ "con trai bé bỏng của tôi" vẫn chỉ là kết quả tiếp nhận và "nhập tâm" từ một số bài thơ đã đọc, rồi tái hiện một cách viết, có thể là của Nguyễn Thị Ngọc Nhung hay Nguyễn Thị Khánh Minh…, vận vào đời thực của tôi. Và khi bài thơ viết xong, tôi vẫn chưa mấy ý thức về thơ tân hình thức. Nói cách khác, tôi gần như lão Jourdain, nhân vật chính trong vở kịch "Trưởng giả học làm sang" của Molière: ông lão đã sung sướng và hãnh diện xiết bao khi biết cái thứ ngôn ngữ xưa nay mình vẫn sử dụng hàng ngày lại được gọi dưới cái tên "sang trọng" là "Văn xuôi" (Prose).
Băn khoăn nữa, là bài thơ xuất hiện trong tạp chí tuy còn nguyên dạng những câu thơ 8 âm (chữ) nhưng chẳng hiểu vì sao không còn 12 khổ thơ 4 câu như trong bản thảo, mà là 48 câu thơ liền mạch từ đầu chí cuối. Ngoài ra, một số đoạn vốn là chữ in nghiêng trong nguyên bản bài thơ (là lời thoại, đối lập với nội dung tường thuật, và ngăn cách giữa chúng là những dấu gạch ngang), thì lạ lùng thay trong bản đăng trên Tạp chí Thơ tuy vẫn còn các dấu gạch ngang nhưng chỉ một số chữ được in nghiêng, thậm chí có chỗ in nghiêng lại thuộc về phần tường thuật chứ không phải lời thoại. Dường như có lỗi kỹ thuật gì đó, có lẽ chủ yếu là kỹ thuật vi tính.
Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của tôi là ở chỗ từng chi tiết nhỏ của đời thường, rất thật, vui vui và ngộ nghĩnh của thế giới trẻ thơ, lại có thể đưa vào bài thơ một cách hồn nhiên như thế. Truyện kể, lời thoại cứ tự nhiên, bình dị, không cần tô vẽ, màu mè, thêm bớt, chắt lọc hay viện đến phép ẩn dụ hay ngoa dụ, hay một biện pháp tu từ nào khác.
Đã mười năm. Giờ đây nhìn lại, và có điều kiện tham khảo những bài viết của các anh Khế Iêm, Đặng Tiến, Inrasara, Văn Giá … về thơ tân hình thức, tôi nhận diện được một số đặc điểm của thơ tân hình thức mình đã "thực hành" được dù chưa ý thức hết, như: không vần, lặp lại, vắt dòng, trình bày như thơ truyền thống (ở đây là câu thơ 8 âm / chữ), tính truyện với câu chuyện đời thường, và ngôn ngữ đời thường.
x X x
Ngẫm về đặc trưng của thơ tân hình thức, tôi vẫn không thôi tự hỏi: để phân định nó, để xác định một bài thơ là tân hình thức hay không, ngoài những nét trên liệu có những đặc tính nào thật rạch ròi hay không? Đâu là giới hạn, đường biên giữa một bên là thơ tân hình thức, một bên là thơ không phải tân hình thức? Thế nào là thơ tân hình thức hẳn hoi và thế nào là thơ tân hình thức nửa chừng? Ngay trong Tạp chí Thơ của Khế Iêm, có đăng đủ các loại thơ, cũng không thấy xếp loại rõ rệt giữa thơ tân hình thức và thơ không phải tân hình thức. Trong nhiều bài thơ, có thể nhận ra những thủ pháp lạ, như tác giả sử dụng các ký hiệu ngoài chữ viết, cố tình "phạm lỗi" chính tả hoặc phát âm, dùng những ký hiệu mang tính đối phó khi gõ bàn phím mà thiếu "phông" chữ tiếng Việt thích hợp, hay tính cách vô lý của câu chuyện được kể … Phải chăng những sắc thái "lạ" nói trên là những dấu hiệu của thơ tân hình thức? Chẳng hạn:
 - jì – Thế jới –  Hàm jăng hô – Jồi – Thế nà – Bên chai jụ – Noài cuý fái –  Chên nãnh địa lày (Bùi Chát, TCT 26 tr.63-64), cheo cổ những con CỦY (tr.68…)
 -          ừ chấm . ừ gạch – […]
trầm như huyền \
bổng như sắc /
mỏi như ngã ~
lạ như thang !   (Nguyễn Văn Cường TCT 25 tr.44)
 - Rô\i  na\ng ddi la^/y cho^\ng (Đỗ Kh., tên tác giả được ghi là DDK, TCT 12 tr.38)
 - Bởi tại tớ đang yêÊÊÊÊÊÊÊu (Ernest Hemingway, Nguyễn Đăng Thường chuyển ngữ, TCT 14, tr.100)
 - 2. Một bà già ngủ gật vặt lông con gà trống cồ. Khi thức giấc bởi tiếng động lúc rạng sáng, bà ta ra ngoài và nhìn thấy một con gà trụi lông không đầu đang gáy. (Tám tình huống, Nguyễn Quốc Chánh dịch, TCT 19 tr.30)                                   
Đặc biệt trong đoạn trích cuối cùng ở trên, người đọc có thể thắc mắc rằng như thế mà là thơ được ư, hay vẫn chỉ là văn xuôi. Và nếu đã là thơ, thì đâu là giới hạn giữa thơ và văn xuôi, hay nó cũng đã bị xóa nhòa đi mất?
Tuy nhiên tôi đặc biệt tâm đắc với sự xóa nhòa những ranh giới trường phái nọ kia, và sự hòa nhập giữa xưa và nay, mới và cũ, giữa văn hóa này và văn hóa khác của thơ tân hình thức Việt, như Khế Iêm đã viết, "thơ Tân Hình Thức Việt còn là sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại, xóa bỏ mọi ranh giới phân biệt, giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, tạo nên sự giao lưu giữa hai nền văn hóa" [1], bởi, nói như Đặng Tiến, "trong thơ, ranh giới giữa trường phái này trường phái khác, cựu nọ tân kia, không phải lúc nào cũng rạch ròi" [2].
Trong chiều hướng đó, nên chăng hãy cứ phóng tầm nhìn ra xa một chút, truy tìm và khai thác những ý tưởng cách tân độc đáo của một số tác giả nước ngoài, xưa và nay, xem có gì có thể ứng dụng cho tiếng Việt không, để vận dụng cho thơ tân hình thức Việt. Xin đơn cử hai trường hợp của văn học Pháp thế kỷ 20, Guillaume Apollinaire và Raymond Queneau.
Cách đây gần một trăm năm, nhà thơ Guillaume Apollinaire đã chủ trương loại bỏ tất cả các dấu chấm câu trong thơ và tuyên bố "chính nhịp điệu và cách ngắt câu thơ mới là dấu chấm câu thực sự". [3] Thế mới biết việc các dấu chấm phẩy vắng bóng trong thơ ngày nay không là sáng kiến của thời chúng ta mà đã có từ thuở xa xưa. Nhưng đáng chú ý hơn nữa là G. Apollinaire cũng rất nổi tiếng với các thi họa độc đáo của ông (Calligrammes, 1918), là những bài thơ ngắn mà câu chữ được xếp thành hình họa, và các hình vẽ này liên quan đến nội dung từng bài thơ. Nguồn gốc của loại thi họa này thực ra bắt nguồn từ … trước Công nguyên, với nhà thơ Hy Lạp Simmias de Rhodes (TK 4 TCN). Sau đây là 4 trong số các bài thơ loại này của G. Apollinaire:
           
   
   


Phải chăng đây là một trường hợp đáng để chúng ta tham khảo?
Tác giả Pháp thứ hai tôi muốn nhắc đến là Raymond Queneau, với "Một truyện kể theo cách riêng của bạn" (1967). Đó là một truyện kể được chia thành nhiều ô, mỗi ô là một phần câu chuyện, và khi kết thúc mỗi ô người đọc được mời lựa chọn sẽ tiếp tục như thế nào. Câu chuyện bắt đầu như sau (ô 1):
1
- Bạn có muốn biết về câu chuyện ba hạt đậu Hà lan liếng thoắng hay không ?
Nếu có, hãy chuyển sang ô 4.
Nếu không, hãy chuyển sang ô 2.
Người đọc được quyền đọc truyện kể theo cách riêng của mình, theo lộ trình ưa thích. Tất nhiên tất cả các cách đọc, các lộ trình này đều đã được nhà văn phác họa trước và hướng dẫn.
Một thí dụ đáng kể nữa của R. Queneau là cuốn "Những bài luyện tập về phong cách" (1947): cùng một câu chuyện (dài khoảng mươi dòng) nhưng được kể bằng 99 cách thức khác nhau, với nhiều phong cách, góc độ, giọng điệu, cấp độ ngôn ngữ … Các phiên bản khác nhau đó có tựa riêng là Ghi chú, Một cách ẩn dụ, Ngược dòng, Ngạc nhiên, Giấc mơ, Cầu vồng, Do dự, Tượng thanh, Nhấn mạnh, Thẩm vấn, Triết học, Vụng về, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác, Thị giác, Thính giác, Chân dung, Hình học, Nông dân, Bất ngờ[4]. Kể cũng nên xem những tìm tòi trong cách viết như thế của R. Queneau, dù đó là trong lĩnh vực văn xuôi và từ thế kỷ 20, có gợi những ý tưởng thú vị nào cho chúng ta ngày nay không, và có gì có thể ứng dụng cho thơ tân hình thức Việt?
Trở lại với các bài thơ đã công bố trên Tạp chí Thơ, phải chăng một bài thơ tân hình thức còn có thể được chuyển sang một hay nhiều dạng thức, thể thơ khác, với cùng những câu chữ như thế nhưng cách sắp xếp có khác đi một ít. Chúng ta thử đọc bài thơ sau của Vạn Giả, đăng trên Tạp chí Thơ 26, tr. 131:
MÙA XUÂN VÀ EM
Ta vẫn còn nhau trong
tưởng chừng mất biệt. Tình
rạng rỡ reo vui nư [5]
mạch sống đang xuân. Anh
gửi đến em một tấm
lòng tha thiết xin em
cất giữ giùm trong đáy
trái tim em...
Dù cho bài thơ được trình bày dưới dạng các câu thơ 5 âm (chữ), khi đọc (đọc thầm hoặc đọc thành tiếng), chúng ta có thể nhận thấy thật ra "cấu trúc chìm" của nó là một bài thơ gồm 4 câu và mỗi câu có 9 âm (chữ). Giả dụ ta mạn phép tác giả, xô dạt các chữ một chút và loại bỏ dấu chấm câu, kết quả có thể là một bài thơ có dạng thơ lục bát, tất nhiên vẫn với "cấu trúc chìm" là 4 câu thơ 9 âm (chữ). Và dường như nó còn tân hình thức hơn cả nguyên bản:
MÙA XUÂN VÀ EM
ta vẫn còn nhau trong tưởng
chừng mất biệt tình rạng rỡ reo vui
nư mạch sống đang xuân anh
gửi đến em một tấm lòng tha thiết
xin em cất giữ giùm trong
đáy trái tim em...
Và phải chăng, khả năng dịch chuyển trên bề mặt các dạng thơ, thể thơ không dừng lại ở đó mà còn có có thể đi xa hơn, theo những cách thức tương tự hoặc khác hơn. Chẳng hạn khi khoác cho bài thơ tân hình thức Việt một tấm áo mượn từ các dạng thơ cổ Ode hay Sonnet, Ballade, Rondeau, Aube… của phương Tây, hoặc gần hơn là Haiku, Tanka của Nhật. Việc đó rất khác so với việc làm thơ tiếng Việt nhưng tuân thủ quy tắc và vần điệu của các loại thơ đó.
x X x
Cũng như mọi trào lưu thơ, trường phái thơ từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, thơ tân hình thức Việt cũng có bài hay, có bài chưa hay, và có kẻ khen người chê. Nhưng thơ tân hình thức Việt nào đã thể hiện hết mình…
Ngoài một số nhà thơ đã chững chạc trong tác phẩm của mình và đã có tính thuyết phục, tạo dấu ấn riêng, thậm chí lôi cuốn, thu phục thiện cảm của những người chưa từng đồng hành cùng mình, vẫn còn không ít người làm thơ tân hình thức đang mày mò tìm cách thể hiện, tự tìm hướng đi, và họ có thể vấp, ngã, đau, và rồi đứng lên tiếp tục đi tới. Những gì có giá trị thật sớm muộn gì cũng sẽ được khẳng định, còn lại thì sẽ phôi pha, chìm vào quên lãng.
Nên chăng chúng ta hãy cứ bình tâm và kiên nhẫn. Để thời gian và cuộc sống từng bước, dần hồi, làm trọn công việc của mình. Là sàng lọc. Và phán xét.

Québec, tháng 10 / 2013
P.T.A.N.

Tài liệu tham khảo:
Khế Iêm, "Tân hình thức, nhắc lại - 10 năm", 2012. http://vietvan.vn/vi/bvct/id2818/Tan-hinh-thuc,-nhac-lai---10-nam/
Đặng Tiến, "Thơ tân hình thức, nhịp đập của thời đại", 2006. http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1283
Inrasara, "Khế Iêm, câu chuyện tân hình thức kể lại", 2009. http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=8164
“Cách làm một bài thơ tân hình thức”. http://www.thotanhinhthuc.org/thongbao/tb_cachlamtht.html
Inrasara, “Tân hình thức, một bước đi mới”, 2008. http://4phuong.net/mobile/ebook/47627897/tan-hinh-thuc-mot-buoc-di-moi.html
Thăng Long, “Thơ Tân hình thức và cái khó của người sáng tạo”, 2011. http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13953
Văn Giá, “Về một nỗ lực làm mới thơ Việt”, 2012. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c264/n10462/Ve-mot-no-luc-lam-moi-tho-Viet.html




[1] Khế Iêm, "Tân hình thức, nhắc lại - 10 năm", 2012.
[2] Đặng Tiến, "Thơ tân hình thức, nhịp đập của thời đại", 2006.
[3] "Le rythme même et la coupe des vers sont la véritable ponctuation."
[4] Notations, Métaphoriquement, Rétrograde, Surprises, Rêve, L'arc-en-ciel, Hésitations, Onomatopées, Insistance, Interrogatoire, Philosophique, Maladroit, Olfactif, Gustatif, Tactile, Visuel, Auditif, Portrait, Géométrique, Paysan, Inattendu …
[5] Có thể đây là từ "như", được in "nư" là do lỗi in ấn. Nhưng tôi vẫn để y nguyên.


Có thể đọc bài "con trai bé bỏng của tôi" ở đường dẫn sau:
http://phamthianhnga.blogspot.ca/2008/10/con-trai-b-bng-ca-ti.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú