Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ».Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.
« Sẽ có một ngàytrên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »
Chers collègues,
Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.
J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.
J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.
Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.
Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).
TOUS VOS RÉACTIONS, COMMENTAIRES, SUGGESTIONS ET ÉCHANGES DE TOUT GENRE SONT DÉSORMAIS POSSIBLES SOUS CE LIBELLÉ «TABLE RONDE». FAUTE D’UN OUTIL PLUS APPROPRIÉ, VEUILLEZ VOUS CONTENTER DE L’ESPACE LIMITÉ «COMMENTAIRES» EN BAS DE CE DOCUMENT.
(VOUS POUVEZ EN OUTRE CONTINUER À ENVOYER VOS COMMENTAIRES RELATIFS À CHAQUE ARTICLE DU PORTFOLIO EN FIN DE L’ARTICLE EN QUESTION.)
VEUILLEZ AUSSI PRENDRE L’INITIATIVE POUR LANCER ICI UN DÉBAT, OU Y IMPORTER DES SUJETS DE DISCUSSION INSPIRÉS PAR VOS LECTURES, CONTACTS OU VOS PROPRES RÉFLEXIONS.
AVEC TOUS MES SINCÈRES REMERCIEMENTS ET AU PLAISIR DE VOUS LIRE…
.
CÁC ĐỒNG NGHIỆP VÀ BẠN HỮU THÂN MẾN,
.
TỪ NAY CÁC ANH / CHỊ CÓ THỂ GỬI NHỮNG NHẬN XÉT, BÌNH LUẬN, GỢI Ý VÀ Ý KIẾN TRAO ĐỔI ĐỦ LOẠI VÀO MỤC «BÀN TRÒN» NÀY. DO KHÔNG THỂ CÓ MỘT CÔNG CỤ NÀO KHÁC THÍCH HỢP HƠN, MONG CÁC ANH / CHỊ TẠM HÀI LÒNG VỚI KHÔNG GIAN «COMMENTAIRES» HẠN HẸP DƯỚI ĐÂY.
(NGOÀI RA CÁC ANH / CHỊ VẪN CÓ THỂ TIẾP TỤC GỬI Ý KIẾN NHẬN XÉT LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG BÀI TRÊN PORTFOLIO NHƯ TRƯỚC ĐÂY, Ở DƯỚI MỖI BÀI.)
TÔI CŨNG MONG CÁC ANH / CHỊ CHỦ ĐỘNG PHÁT ĐỘNG Ở ĐÂY MỘT CUỘC TRANH LUẬN, HAY ĐƯA VÀO ĐÂY NHỮNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÀ CÁC ANH / CHỊ CÓ ĐƯỢC TỪ VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO TƯ LIỆU, TỪ NHỮNG DỊP TIẾP XÚC HAY NHỮNG SUY NGẪM RIÊNG.
TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ MONG SẼ ĐƯỢC ĐỌC NHỮNG Ý KIẾN CỦA CÁC ANH / CHỊ.
Tên đề tài:«Thách thức văn hoá: vấn đề và giải pháp»
Người chủ trì: Th.S. Trần Minh Đức
Đơn vị công tác: Khoa Tiếng Pháp, Đại Học Ngoại Ngữ - ĐH Huế
.
Nội dung nhận xét
.
I. Mục tiêu đề tài:
.
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu, phân tích những khó khăn và thách thức trong dạy và học môn Văn minh Pháp hay Văn hoá Pháp tại khoa Tiếng Pháp ĐH Ngoại Ngữ Huế, và đề ra biện pháp khắc phục. Đây là một vấn đề đã được đề cập khá nhiều và là một thực tế của dạy và học văn hoá, nhưng cho đến nay dường như chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách hệ thống và thuyết phục, và do đó vấn đề này hiện vẫn còn bỏ ngõ. Như vậy công trình nghiên cứu này có thể góp phần đáp ứng một nhu cầu thực sự về dạy và học của khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế.
.
II. Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu:
.
- Phương pháp
.
Hướng nghiên cứu được xác định là: xuất phát từ khung lý thuyết về giáo học pháp ngoại ngữ liên quan đến văn hoá nước ngoài, nghiên cứu và đối chiếu chương trình dạy và học văn hoá ở khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế với những đơn vị đào tạo khác, phân tích những khó khăn và thách thức, và cuối cùng là đề xuất biện pháp. Các bước nghiên cứu như vậy nói chung là hợp lý.
Thuyết minh đề tài đề cập đến rất nhiều khía cạnh của văn hoá nói chung và văn hoá trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, cũng như liệt kê rất nhiều tư liệu tham khảo, chứng tỏ người đăng ký thực hiện đề tài đã dày công tìm tư liệu nghiên cứu. Ngữ liệu dự định sẽ phân tích cũng khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nên lựa chọn một hướng chính trong khung lý thuyết làm điểm tựa, và sử dụng những tư liệu lý thuyết khác trong vai trò bổ trợ, tránh rối rắm giữa nhiều lý thuyết khác nhau, thậm chí chồng chéo lẫn nhau. Về ngữ liệu, để nghiên cứu khả thi hơn cũng nên chọn lọc lại và tránh có quá nhiều ngữ liệu, gây khó khăn trong thực hiện phân tích.
Riêng về các tư liệu đề cập đến văn hoá trong bối cảnh giao thoa văn hoá Pháp-Việt, về cơ sở lý luận nên tận dụng những gì đã được nghiên cứu và đúc kết, bằng cách tham khảo thêm một số luận văn Thạc sĩ hay luận án của các đồng nghiệp trong khoa: Lý thị Hồng, Phạm Anh Tú, Huỳnh Diên Tường Thuỵ (về văn hoá Pháp trong lớp học ngoại ngữ), Phạm thị Anh Nga (về liên văn hoá hay giao thoa văn hoá Pháp-Việt).
.
- Về nội dung nghiên cứu, thuyết minh đề tài đã đề cập đến nhiều khía cạnh, đặc trưng của văn hoá nói chung và văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ nói riêng. Nhìn chung, nên tìm một góc nhìn thông suốt để xác định cách tiếp cận, xem như một “sợi chỉ xuyên suốt” (fil conducteur) cho việc nghiên cứu. Trước mắt, trong bối cảnh văn hoá Pháp trong lớp học ngoại ngữ, cần trước tiên phân biệt: (1) văn hoá “ẩn” tiềm tàng trong các nội dung thuộc các môn kỹ năng thực hành tiếng, với các khía cạnh văn hoá và ngôn ngữ, văn hoá với vai trò bổ trợ, tạo hứng thú và tích cực hoá việc học ngoại ngữ...), và (2) văn hoá hay văn minh với tư cách là một môn học có tính độc lập tương đối của nó. Ở đây đề tài nghiên cứu loại thứ 2, nhưng vẫn đặt trong tương quan với loại thứ nhất.
.
Ngoài ra, tôi có một số gợi ý để người đăng ký thực hiện đề tài có thể hoàn thiện cách tiếp cận:
- Chương 2 (Tổng quan các chương trình văn hoá Pháp): Thay vì nghiên cứu các chương trình một cách chung chung, nên bắt đầu bằng mục tiêu đào tạo, rồi sau đó là nội dung, qui mô đào tạo, phương pháp dạy và học, giáo trình bài giảng, hiệu quả.... Về nội dung, cần chú ý về tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa văn hoá tri thức và văn hoá thường nhật hay văn hoá ứng xử.
Chương 3 (Phân tích khó khăn & thách thức): Về yếu tố người học, trên cơ sở xác định, đối với việc học văn hoá hay văn minh nước ngoài, những yêu cầu, tiêu chí về tình trạng (hay trình độ) ban đầu (état initial) của người học, cũng như tình trạng (hay trình độ) ở đích đến (état final), có thể đối chiếu thực tế với những yêu cầu đặt ra đó, từ đó tìm ra nguyên nhân những khó khăn là từ trong bản thân quá trình dạy và học văn hoá, hay từ bên ngoài (trình độ ban đầu, các yếu tố khách quan...), hay từ cả hai phía.
Chương 4 (Đề nghị giải pháp): Mục tiêu đào tạo cần đặt lên hàng đầu, bởi đó là xuất phát điểm của mọi quá trình đào tạo. Mục tiêu riêng này của môn văn hoá cần được xem xét trong tương quan với mục tiêu chung của quá trình đào tạo (đào tạo giáo viên, biên phiên dịch viên...), và liên thông với các môn học khác được tiến hành trước, sau, hay đồng thời với nó.
Ngoài ra, nên chú ý cách chia các phần, cách ghi các trang của thuyết minh đề tài, dường như có sự nhầm lẫn : theo thứ tự có các trang 13, (5) 14, rồi 8,10, các đoạn thừa: 2.1. cuối trang 7, 4.4.1. cuối trang 13, hay trang 13 có các phần 1., 2., 4. nhưng không có phần 3.).
.
Về tên gọi của đề tài, nên bổ sung cho cụ thể hơn, chẳng hạn “Thách thức văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ: vấn đề và giải pháp”, hay đúng với nội dung nghiên cứu hơn, là “Những thách thức trong dạy và học văn hoá nước ngoài: vấn đề và biện pháp”.
.
III. Dự kiến kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài:
.
Về phân bố thời gian: cần trình bày theo nội dung công việc thực hiện (tức là đề cương nghiên cứu) chứ không theo các chương mục sẽ trình bày ở báo cáo tổng kết đề tài (thuộc đề cương báo cáo tổng kết). Các công việc thực hiện này bao gồm những công đoạn nghiên cứu tài liệu lý thuyết, tiến hành khảo sát thực địa, phân tích ngữ liệu...
Dự kiến về kết quả nghiên cứu là hợp lý, khả thi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa vào ứng dụng và có hiệu quả tốt, góp phần khắc phục những khó khăn vướng mắc hiện nay trong dạy và học văn hoá nước ngoài cho sinh viên Việt Nam.
.
IV. Đánh giá của phản biện:
.
- Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đáp ứng một nhu cầu thực sự của khoa Tiếng Pháp ĐH Ngoại ngữ Huế.
- Tính khoa học
Cách trình bày, lập luận và những dự kiến ban đầu về nghiên cứu là có tính khoa học.
- Khả năng triển khai nghiên cứu
Bản thân người đăng ký thực hiện đề tài đã dày dạn nhiều năm trong việc dạy môn học này, hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt đề tài. Ngoài ra, kết quả của luận văn DEA (thạc sĩ), tham luận tại Hội thảo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tại Hội thảo của Khoa Tiếng Pháp ĐHNN Huế liên quan đến đề tài này cũng là những tiền đề tốt đảm bảo cho năng lực nghiên cứu và nắm bắt vấn đề.
- Đề nghị đưa ra hội đồng khoa học tuyển chọn để xét duyệt (hoặc không)
Đề nghị đưa ra Hội đồng khoa học tuyển chọn để xét duyệt.
(Trường ca “Tụng ca mặt trời” của Ikhnaton, vị pharaon-đại thi hào của Ai Cập, vào khoảng năm 1380 trước CN)
1
Tất cả bắt đầu bằng một email của Nathalie. Nathalie, một đồng nghiệp nữ tôi quen trong một dịp công tác ở Hà Nội hồi năm kia, chỉ vài tuần trước khi cô rời Việt Nam để đi nhận nhiệm sở mới ở Cairo. Gặp ít thôi, nhưng đủ để hai bên quyến luyến nhau và tiếc nuối lúc từ giã. Trong thư gửi từ Ai Cập, Nathalie báo tin sẽ có một hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Đại Học Helwan và kêu gọi mọi người tham gia. Thư không gửi cho riêng tôi mà cho rất nhiều người khác.
Dạo ấy tôi đang bị cuốn theo một công việc vô cùng hệ trọng không thua chuyện dựng vợ gả chồng hay nhận nhiệm sở công tác, đó là làm nhà, phá bỏ ngôi nhà cấp bốn lụp xụp ở khu tập thể mà gia đình nhỏ của chúng tôi đã ở từ hơn mười năm nay để xây nhà mới. Dạo đó, đầu óc tôi dường như không còn chứa nổi chữ nghĩa văn chương khoa học gì nữa, mà chỉ có toàn cát sạn xi măng vôi vữa gạch tuy nen gạch men ngói Đồng Tâm đá tự nhiên đá Bình Định Huế gỗ kiền kiền Đà Nẵng Bình Điền, vân vân và vân vân.
Ý nghĩ đầu tiên loé lên trong cái đầu đầy cát sạn gạch ngói của tôi lúc đó là: ờ, biết đâu đây chẳng là dịp có thêm tí “đô” để trang trải chuyện làm nhà. Rồi đọc kỹ những chi tiết liên quan đến hội thảo, tôi mới ngớ ra, bởi chẳng mong gì có thêm chút thu nhập trong chuyện này. Mọi chi phí cho chuyến đi cũng như lệ phí tham gia hội thảo, tiền ở khách sạn... đều do mỗi cá nhân tự lo lấy. Tuy nhiên, những nội dung mà hội thảo dự định đề cập đến lại thực sự cuốn hút tôi, đặc biệt là mảng liên văn hoá và vai trò của văn học trong dạy và học ngoại ngữ. Chưa kể sức hút diệu kỳ của xứ sở Pharaon, dễ làm mềm lòng có lẽ bao người chứ không chỉ riêng tôi. Và thế là tôi mím môi, lóc cóc gõ những phác hoạ ban đầu của mình về nội dung tham luận và gửi đi.
Đề xuất của tôi dường như sớm thu hút sự quan tâm của ban tổ chức hội thảo. Họ quyết định xin Tổ chức Đại Học Pháp Ngữ AUF hỗ trợ cho chuyến đi của tôi, nhưng mọi thủ tục còn quá nhiêu khê và vài tuần trước hội thảo vẫn chưa thấy hướng giải quyết nào sáng rõ. Thêm nữa, ngày toàn văn bản thảo tham luận của tôi gửi đi sau bao đêm thức trắng cũng là lúc tai hoạ đổ ập xuống gia đình tôi: một người em trai của tôi đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi tư, do nhồi máu cơ tim, không kịp một lời nhắn nhủ với vợ con và gia đình trước khi nhắm mắt. Trong nỗi đau vô bờ, tôi quẳng hết mọi lo toan cho chuyến đi, kể cả những thao tác cuối cùng để hoàn thiện ngôi nhà mới, và lao vào những bộn bề của cái tang lớn. Lòng tự nhủ, nếu em thương tôi và phò hộ cho tôi thì mọi việc sẽ xuôi buồm mát mái, bằng không tôi cũng buông tay dẹp bỏ hết.
Dường như hương hồn của em tôi linh thiêng đưa đẩy nên mọi chuyện sau đó cứ sáng dần ra. Về sau, khi tôi qua đến Ai Cập, Hanaa, người chịu trách nhiệm liên lạc và lo mọi thủ tục cho tôi, thú nhận có lúc cô đã có ý định buông xuôi tất cả. Và sau đó tự dưng như có phép mầu, tình hình bỗng sáng sủa hẳn. Riêng tôi, tôi tin chính em tôi đã dõi theo từng bước mọi việc và sắp xếp cho tôi được như thế.
Vậy là sau một chuyến đi dài mười mấy tiếng đồng hồ với máy bay của hãng Thai International rồi hãng Egypt Air, tôi hồi hộp bước xuống sân bay Cairo. Hình như hiếm khi có người Việt Nam sang Cairo hay sao ấy, nên ở quầy thủ tục hải quan ở sân bay Cairo, cũng như trước đó ở sân bay Tân Sơn Nhất, các nhân viên hải quan cứ tần ngần tìm mã số nước để ghi vào phiếu kê khai của tôi. Nhưng cuối cùng tôi chẳng gặp trở ngại gì. Chỉ lo đến cồn cào không biết có ai ra đón không. Theo dự trù, những người từ xa đến dự hội thảo sẽ được đón tận sân bay. Thế mà tôi lóng ngóng mãi vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì, trong khi máy bay đến Cairo vào lúc vẫn còn rất sớm, chỉ mới khoảng năm giờ sáng tính theo giờ địa phương.
Cảm giác ngụp lặn trong không gian thực sự Ả Rập xâm chiếm lấy tôi. Tôi choáng ngợp trước những bảng thông báo, chỉ dẫn toàn chữ “rồng rắn lên mây”. Cả những tờ giấy to viết tay ghi tên người được chờ đón ở sân bay cũng toàn chữ Ả Rập, thi thoảng mới có tiếng Anh. Có căng mắt nhìn hay dỏng tai cách nào tôi cũng không tài nào nhìn thấy hay nghe ra một câu chữ tiếng Pháp. Quanh tôi, đầy rẫy những áo chùng khăn trùm sùm sụp cả nam lẫn nữ, và những âm thanh bản xứ lạ lùng, to và mạnh mẽ, thậm chí có phần hung hãn của tiếng Ả Rập. Tôi cảm thấy mình bắt đầu run run, ớn lạnh nhưng không chỉ vì cái không khí se lạnh của mùa đông xứ sở Pharaon đang ngấm vào da thịt.
Ở lối ra, người cuối cùng cầm tờ giấy có ghi tên người được đón là một anh thanh niên. Tôi hy vọng nhìn thấy tên tôi nhưng cuối cùng đó lại là một cái tên lạ huơ lạ hoắc, dù được viết bằng mẫu tự La tinh hẳn hoi. Tôi thở dài, cố bình tâm và lầm lũi bước. Đột nhiên anh chàng tiến đến gần tôi, lúng túng hỏi bằng tiếng Anh có ai đón tôi không. Tôi ấp úng trả lời, cũng bằng tiếng Anh, rằng tôi không biết, nhưng tôi đến Cairo để tham dự một hội thảo ở Đại Học Helwan. Anh ta cười toe: “Vậy chị đúng là người tôi đón đây.” Và anh ta lăng xăng kể tên những người cử anh ta ra đón tôi, Hanaa, Samia, Périhane, những cái tên qua trao đổi email tôi đã tiếp xúc.
Mãi cho đến giờ phút này, khi hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, tôi vẫn không hiểu vì sao trên tờ giấy anh ta cầm huơ huơ lúc đó lại không phải tên tôi, có thể vì vội vàng hay một lý do nào khác mà anh ta nhầm tên tôi với tên một người sẽ phải đón vào một ngày khác. Nhưng thôi, có hệ trọng gì, miễn tôi không phải tự xoay xở vào cái giờ sớm sủa ấy để tìm cách tự về đến khách sạn, nơi tôi đã được đăng ký phòng ở cho thời gian hội thảo, đã là phúc đức lắm rồi. Vả lại, vốn liếng tiếng Anh của tôi có khấm khá gì, lại ít nhiều hen rỉ sau bao năm không dùng đến...
(Còn tiếp)
Sông Nile trên trời... (2) : http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/03/song-nile-tren-troi-2.html
Nombre total de pages vues depuis Janv. 2009 - Tổng số trang được đọc từ tháng 1/2009
Membres - Thành viên
Comment envoyer un commentaire - Cách gửi lời bình luận
« Pour vous envoyer un commentaire, j'ai écrit mon texte dans le petit cadre en bas à gauche, puis il faut préciser qui je suis, j'ai cliqué l'icône "le profil" juste en dessous, et choisi l'espace vide (car je n'ai pas d'ULR ou lien en ligne), ensuite, j'ai écrit mon nom. Enfin, j'ai cliqué "envoyer" »thu hanh [hanh121@gmail.com]
... Oui mais avant tout cliquez sur "commentaires" en bas des textes pour avoir "le petit cadre" !P.T.A.N.