Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

jeudi 19 février 2009

NHẬN XÉT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ CỦA P.T.A.NGA (Nguyễn Thị Ngân Hà) 2006


BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ


Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA ỨNG XỬ PHÁP-VIỆT QUA TỤC NGỮ CA DAO

Mã số: B 2003-09-10

Người chủ trì: TS. PHẠM THỊ ANH NGA

Đơn vị công tác: GV Khoa tiếng Pháp - Trường Đại Học Ngoại Ngữ, ĐH Huế

Họ và tên người nhận xét: Nguyễn Thị Ngân Hà

Học hàm học vị: TS. - GVC

Đơn vị công tác: Khoa Tiếng Pháp - Trường Đại Học Ngoại Ngữ, ĐH Huế (Trước : công tác tại Trường Đại Học Khoa Học, ĐH Huế)



NỘI DUNG NHẬN XÉT


I. Mục tiêu đề tài:

Mối quan hệ của Việt nam với nhiều nước trên thế giới nói chung và với nước Pháp nói riêng ngày càng được mở rộng, xu thế gặp gỡ / đối thoại lại càng phát triển hơn bao giờ hết. Nhu cầu thấu hiểu nền văn hoá, đặc biệt văn hoá ứng xử của dân tộc mình và tìm hiểu văn hoá ứng xử của dân tộc khác cũng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu đối chiếu văn hoá ứng xử của hai đất nước Việt nam và Pháp không chỉ để cho tất cả chúng ta thấy được bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mà còn giúp cho người Việt nam và người Pháp hiểu nhau hơn, nhất là trong giao tiếp / tiếp xúc.

Mặt khác, trong việc dạy/học ngoại ngữ nói chung, tiếng Pháp nói riêng, người ta đã nhất trí mối liên kết chặt chẽ ngôn ngữ / văn hoá. Những kiến thức văn hoá không thể tách rời với kiến thức ngôn ngữ. Trong giao tiếp / tiếp xúc, bên cạnh kiến thức / khả năng ngôn ngữ, thì kiến thức, hay nói đúng hơn là tri thức văn hoá ứng xử hợp thức sẽ làm cho người ta dễ hiểu nhau hơn. Đó chính là điều mà người dạy cũng như người học rất quan tâm.

Trong kho tàng văn học, tục ngữ và ca dao là nguồn chứa đựng những nét văn hoá của cả một cộng đồng, của cả một dân tộc, là thành quả được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, từ kinh nghiệm quan hệ đối nhân xử thế, từ kinh nghiệm lao động sản xuất và truyền tử đời này sang đời khác. Từ những câu tục ngữ, ca dao người ta sẽ thấy những nét văn hoá, bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

Hiện nay, công trình nghiên cứu đối chiếu hai nền văn hoá Việt-Pháp còn nhiều khía cạnh chưa được đề cập tới nhiều, đặc biệt nghiên cứu đối chiếu văn hoá ứng xử. Việc nghiên cứu đối chiếu văn hoá ứng xử qua tục ngữ, ca dao thực sự rất cần thiết và đó cũng thể hiện rõ tính xác đáng của mục tiêu đề tài.

II. Hình thức, tư liệu và phương pháp nghiên cứu

1. Hình thức: Bản báo cáo tổng kết được trình bày theo đúng quy định. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu, gồm 85 trang, không kể các phần phụ lục và các bài báo của tác giả đề tài đã đăng trên các tạp chí. Tác giả đã trình bày khá rõ ràng và khoa học các mục cho đến trích dẫn. Ngôn ngữ sử dụng trong sáng, câu văn chặt chẽ và dễ hiểu.

2. Tư liệu: Nguồn tư liệu mà tác giả sử dụng rất phong phú, gồm 47 đầu sách và bài báo. Đặc biệt phải nói đến tính cập nhật của các tài liệu sử dụng và tính khoa học trong lựa chọn tư liệu và trong trình bày tư liệu tham khảo.

3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở chọn lọc và đúc kết những luận điểm có tính lý thuyết, tác giả đã tổng kết, phân tích và phân loại các tục ngữ, ca dao của hai ngôn ngữ Việt Pháp theo từng trục đối lập trong văn hoá ứng xử một cách hợp lý. Ở đây, nghiên cứu đồng đại được kết hợp với nghiên cứu lịch đại, cũng như việc phân tích với những lập luận có cơ sở khoa học vững chắc và dẫn chứng cụ thể.

Chúng tôi có thể nói rằng phương pháp được tác giả sử dụng trong nghiên cứu không chỉ hợp lý, mà còn mang tính khoa học thực sự.

III. Nội dung, kết quả nghiên cứu:

1. Nội dung: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia một cách hợp lý thành 4 chương chính:

Chương 1: Tục ngữ ca dao và văn hoá ứng xử của một cộng đồng, từ trang 3 đến trang 15 (13 trang). Trong chương này tác giả trình bày các điểm lý thuyết có liên quan đến những vấn đề của đề tài, như định nghĩa, nguồn gốc, nội dung tục ngữ, ca dao, mối liên kết tục ngữ, ca dao và văn hoá nói chung và văn hoá ứng xử nói riêng.

Chương 2: Giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động xã hội, gồm 9 trang (từ trang 16 đến trang 24). Tác giả trình bày các giao tiếp theo cung bậc / trục đối lập, cũng như hiệu quả của các phương thức sử dụng ngôn ngữ trong xã hội thể hiện qua các câu tục ngữ ca dao Việt Pháp.

Chương 3: Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người, được trình bày từ trang 25 đến trang 47 (gồm 23 trang). Chính những quan niệm cơ bản giữa người với người đã chi phối cách ứng xử của con người trong sinh hoạt hàng ngày. Trong phần này tác giả của đề tài đã trình bày khá đầy đủ các mối quan hệ người với người trong cuộc sống qua tục ngữ ca dao Việt Pháp. Đó là những mối quan hệ được sắp xếp theo ba hệ rõ ràng: quan hệ hàng ngang, quan hệ hàng dọc và quan hệ liên ứng hay xung đột.

Chương 4: Quan niệm về phép lịch sự. Chương cuối cùng được trình bày trong 31 trang. Bên cạnh quan niệm mối quan hệ người với người, cái định nên các mối quan hệ, thì quan niệm «phép lịch sự» lại quyết định những nguyên tắc trong giao tiếp và quyết định phương cách ứng xử của mỗi người, của mỗi nhóm người, hay của mỗi cộng đồng với đối tác của mình. Trong chương này tác giả của đề tài đi sâu phân tích đối chiếu, làm rõ những điểm giống và khác nhau về «phép lịch sự» của người Việt nam và người Pháp thể hiện qua các tục ngữ, ca dao.

2. Kết quả nghiên cứu

Bằng phương pháp nghiên cứu hợp lý, tác giả của đề tài đã tổng kết các tục ngữ, ca dao Việt Pháp, nêu lên khá đầy đủ những nét giống và khác nhau về văn hoá ứng xử của người Việt nam và người Pháp theo nhiều góc độ, phương diện khác. Đây chính là kết quả lớn của đề tài và giá trị khoa học quý báu mà đề tài đã đem lại.

IV. Đánh giá chung

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn

Như mục đích nghiên cứu của đề tài đã đưa ra, hơn thế nữa như chúng ta cũng biết tìm hiểu / thấu hiểu bản sắc văn hoá, nhất là văn hoá ứng xử của chính bản thân dân tộc mình và dân tộc khác là điều vô cùng quan trọng. Kết quả của đề tài đã đem lại thực sự trả lời cho nhu cầu cấp thiết hiện nay trong mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai nước Việt nam và Pháp. Đặc biệt hơn nữa đề tài nghiên cứu vấn đề có một ý nghĩa thực tiễn lớn vì nó góp phần cho việc dạy / học tiếng Pháp của người Việt nam, và cả dạy tiếng Việt cho người Pháp.

2. Tính khoa học:

Tính khoa học của để tài đã được thể hiện rõ qua các điểm mà chúng tôi đã nêu ở trên. Đó là chọn lọc tài liệu tham khảo, chọn lọc tổng hợp ngữ liệu từ kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Pháp. Đó là phương pháp nghiên cứu khoa học đã được tác giả sử dụng đến cách trình bày các vấn đề hợp lý, mạch lạc và chặt chẽ. Tính khoa học còn thể hiện rõ qua các lập luận, phân tích luôn gắn liền với chứng minh cụ thể.

3. Khả năng ứng dụng:

Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn và tính khoa học cao. Công trình nghiên cứu thực sự bổ ích, trước hết cho những người nghiên cứu văn hoá Việt nam và văn hoá Pháp và cho những người dạy / người học tiếng Pháp hiểu thấu đáo hơn văn hoá ứng xử. Hơn thế nữa, đề tài giúp cho người đọc hiểu thêm cái hay, cái đẹp, các nét bản sắc văn hoá chứa đựng trong tục ngữ ca dao. Chính vì vậy đề tài này có khả năng ứng dụng không chỉ trong dạy/học tiếng Pháp, mà còn là tài liệu cho những ai tìm hiểu và muốn hiểu rõ văn hoá ứng xử của người Việt nam và người Pháp.

V. Những đề xuất:

Trong đối chiếu so sánh, tác giả nên thống nhất một trục chính: hoặc bắt đầu nêu đặc trưng của văn hoá ứng xử của người Việt nam trước, rồi nêu nét giống và khác nhau với người Pháp, hoặc bắt đầu những đặc trưng của người Pháp trước.

Đề ngh: Với những thành công trên, đề tài xứng đáng được đề nghị Hội đồng Khoa học cơ quan chủ trì cho phép nghiệm thu.


Huế, ngày 18 tháng 3 năm 2006

Người nhận xét

TS. Nguyễn Thị Ngân Hà

5 commentaires:

  1. Anh Nga thuong,
    Co ban LE dinh Tue o Phap nhan doc trang web cua Anh Nga thay bai Descartes cua toi nen gui thu lien he voi toi. Toi bao de anh Nga biet cho vui. Toi cung vui vi co dip giao luu voi ban be moi qua web cua Anh Nga.
    Vai loi tham Anh Nga.
    De.
    truongquangde06@yahoo.fr

    RépondreSupprimer
  2. Thầy ơi,
    “Bạn” Lê đình Tuế của Thầy vốn là bạn của Mạ em, hay nói đúng hơn là bạn của Dỉ em (Dì chị của Mạ). Ông này chắc cở tuổi Thầy. Em có gặp ở Pháp 2 lần, dạo đi soạn SGK ở Sèvres. Hiện ông định cư ở Thuỵ Sĩ. Em cũng không ngờ ông ấy rất “hay”, Thầy mở xem trang web của ông ấy thì hiểu vì sao em nói vậy:
    http://www.ledinh-nguyentho.net/
    Em vui được là “oiseau bleu” cho những tâm hồn đồng điệu, nhất là khi đó lại là Thầy.

    ANga

    RépondreSupprimer
  3. Co oi,
    Em vua ghe tham portfolio cua co. Moi lan ghe tham em lai phat hien duoc nhieu dieu thu vi moi. Em that su cam on co ve y tuong cung nhu nhung gi co dang lam. Thu that la nhieu luc em cung muon de lai vai nhan xet ve nhung bai da doc, nhung nhin lai thay toan commentaires cua nhung nguoi gao coi, nen em lai thoi...
    Cung tinh co vao portfolio cua co ma em nhan ra Thay Than Trong Son, em da co dip hoc voi thay trong nhung nam hoc pho thong o Da Lat, nhat la trong nhung dot hoc boi duong de chuan bi thi hoc sinh gioi quoc gia... Dung la trai dat tron co hi.
    Co oi, em co chuyen nay muon can su tu van cua co. Em hi vong se nhan duoc nhung loi khuyen bo ich tu phia co.
    Em dang chon 1 de tai cho luan van cua em. Em dang nghi den hai chu de lon va dang phan van khong biet chon chu de nao. Mot la, em muon nghien cuu ve hinh thuc dao tao bang tin chi, xem tac dong cua no den viec hoc cua sinh vien nhu the nao. Hai la, em muon nghien cuu ve Evaluation formative va muon xay dung hinh thuc danh gia nay o moi truong dai hoc. Em nghi ca 2 chu de nay deu co ich cho giao duc Viet Nam hien nay.
    Em thi dang nghieng ve chu de thu 2 hon, vi co the se la linh vuc ma em theo duoi sau nay neu co co hoi hoc them. Tuy nhien, em van chua biet khai thac 2 chu de nay the nao mot cach thiet thuc nhat nen em muon xin y kien cua co.
    Co oi, theo kinh nghiem cua co thi em nen chon de tai nao? Va neu co the, co goi mo them cho em ve huong nghien cuu co nhe.
    Em cam on co rat nhieu, em mong co suc khoe, van con nhieu '' nha nghien cuu tre'', trong do co em, can den su diu dat cua co.
    Hoc tro cua co
    Dan Thanh
    danthanh_1485@yahoo.com

    RépondreSupprimer
  4. Thanh oi,
    Thầy TTSơn viết cho cô như ri:

    "Đã nhận ra người viết : một trong những hs chương trình bilingue hiếm hoi chọn ngành SP, nhất là chọn ra Huế học. Hình như đã xuất hiện một lần trong commentaire môt bài cũ trước đây, lúc đó đọc đến tên là anh nhớ ngay."

    Vui ghê ! Ờ, đúng là tên Đan Thanh xuất hiện dưới 1 bài cũ "Décloisonnement et interdisciplinarité...", cũng ... lâu lâu rồi.
    Về hướng đề tài cho luận văn, chọn đào tạo theo tín chỉ hay évaluation formative đều là những lựa chọn hay. Nếu Thanh "nghiêng về chủ đề thứ 2 hơn" như Thanh đã viết, thì tại sao không nhỉ? Nếu được chọn cô cũng sẽ chọn như vậy, nhưng "móc" thêm tín chỉ, nghĩa là kết hợp với contexte mới, bởi Đại học VN đang chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ (ĐH Ngoại Ngữ Huế thậm chí còn "tín chỉ 100%", ngay từ năm học 2008-2009, eo ơi).
    Évaluation formative thì hay quá rồi, nhưng gắn với mục tiêu cuối cùng, mục tiêu từng giai đoạn ra sao, bằng cách nào, với (một hay những) công cụ nào, vai trò của thầy cô ra sao (nếu là évaluation formative của sinh viên)..., Thanh thử suy nghĩ theo mấy hướng đó và 1 số hướng khác nữa nhé.
    Cách cô thường làm khi bắt đầu 1 đề tài là:
    (1) viết ra giấy cái titre (pour plus de dialogue avec notre propre idée: ngồi ngắm nghía hắn coi có cần chỉnh sửa thêm thắt tỉa gọt chi không, hơi lâu đó),
    (2) thiết lập dần 1 plan ...
    (3) ... và liste des documents de référence.
    Cả 3 thứ này sẽ điều chỉnh bổ sung dần qua làm việc với thầy (cô) hướng dẫn đề tài và suy nghiệm của bản thân mình.
    Sẵn sàng trao đổi nhiều hơn nếu Thanh cần thêm ý kiến.
    Thêm 1 câu gối đầu giường tặng Thanh, trong học tập cũng như trong nghiên cứu nhé (cô không nhớ của ai): "Le difficile n'est pas de commencer, c'est de recommencer. Il n'y a que ceux qui recommencent qui achèvent."
    1 câu khác do ông bà Papy Mamy (bố mẹ nuôi ở Bretagne) tặng cho cô những ngày cô lầm lũi đi học ở Rouen: "Il n'y a pas de difficultés qui ne puissent un jour se résoudre".
    Chúc Thanh học thật giỏi.
    Thân mến,
    C6 ANga

    RépondreSupprimer
  5. Co oi,
    Em " lang thang" vap portfolio 1 lan nua thi tinh co nhan duoc thu cua co. Em vui vi cau tra loi cua co va vi thay Son van con nho den em.
    Em se huong de tai cua minh de nghien cuu ve evaluation formative ket hop voi hinh thuc dao tao bang tin chi. Em thay day la 1 y tuong rat hay.
    Em se theo nhung buoc ma co da khuyen em, va mong duoc tra doi voi co nhieu hon co nhe.
    Cam on co
    Dan Thanh

    RépondreSupprimer

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú