Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

mardi 30 juin 2009

PHẢN BIỆN BÀI BÁO GỬI ĐĂNG THÔNG BÁO KHOA HỌC (của Huỳnh Diên Tường Thuỵ, Thái Thị Hồng Phúc)


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ



PHIẾU PHẢN BIỆN BÀI BÁO

GỬI ĐĂNG THÔNG BÁO KHOA HỌC



Tên bài báo: Dạy và học thành ngữ tiếng Pháp. Một số đề xuất và bài tập áp dụng (Huỳnh Diên Tường Thuỵ, Thái Thị Hồng Phúc)

Họ và tên người phản biện: Phạm Thị Anh Nga

Đơn vị: Khoa Tiếng Pháp



NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN



1. Về nội dung của bài báo (tính thời sự, tính chính xác…):


Bài báo nhấn mạnh về vai trò của thành ngữ trong dạy / học ngoại ngữ, đặc điểm của thành ngữ tiếng Pháp, và tập trung đề xuất một số hoạt động và bài tập trong dạy / học thành ngữ tiếng Pháp. Đây là vấn đề không mới, song cách đặt vấn đề gắn với thực tế giảng dạy và học tập ở Khoa Tiếng Pháp hiện nay, và từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả dạy / học và tăng hứng thú học tập là có tính tích cực, và có tính thời sự. Những kiến giải và nội dung trong bài báo là chính xác, đáng tin cậy.


Xin trao đổi một số điểm sau:


- Tựa đề của bài báo nên chăng chuyển thành «… Một số đề xuất giáo học pháp và bài tập ứng dụng (hay: bài tập thực hành)». Tựa của phần 2 cũng nên nên đổi «áp dụng» thành «thực hành». Ở đây từ «áp dụng» thực ra không có nghĩa gì, sử dụng không phù hợp.

- Các bài tập trang 2-3: cần xác định rõ là trích từ tư liệu nào (tác giả, nguồn…), hay do các tác giả tự biên soạn lấy.

- Cần lưu ý kỹ đối với loại bài tập điền khuyết kiểu «blanc comme …» (trắng như…), vì tuỳ từ được điền vào mà thành ngữ có nghĩa khác nhau, và có thể được sử dụng trong tình huống nào: nếu là «blanc comme un linge» (trắng như mốt tấm vải, hay trắng bệch) thì dùng cho người đang sợ hãi (tương đương với «blanc de peur»), trong khi «blanc comme neige» (trắng như tuyết) lại dùng cho người trong sạch, vô tội hoặc cho hồ sơ được xem là trắng án, không dính gì đến tội lỗi. Riêng «blanc comme le coton» phải chăng là được dịch từ «trắng như bông» của tiếng Việt? Cần chú ý là mỗi ngôn ngữ (cùng với nền văn hoá đi kèm) có một cách nhận định, và dụng ngôn, cách «so sánh» khác với những ngôn ngữ và văn hoá khác.

- Tương ứng với thành ngữ «châu chấu đá xe» của Việt Nam đúng ra là «le pot de terre contre le pot de fer» (chậu đất đấu chậu sắt) chứ không phải là «le pot de fer contre le pot de terre» (chậu sắt đấu chậu đất) như bài báo đã khẳng định, bởi vai vế của châu chấu là kẻ yếu chỉ tương ứng với chậu đất là vật dễ vỡ, chứ không phải với chậu sắt bền chắc. Vả lại, ngụ ngôn của La Fontaine có tựa là «Le pot de terre et le pot de fer», không có chữ «contre» (đá, hay đấu). Một khía cạnh tinh tế khác là trong «châu chấu đá xe», kết quả cuối cùng là «xe nghiêng» chứ không phải «chấu ngã» (yếu thắng mạnh), trong khi ở câu chuyện ngụ ngôn của Esope mà La Fontaine đã thuật lại, dù hứa lời ngon ngọt nhưng chậu sắt đã đập chậu đất vỡ tan tành, và bài học rút ra là ta chỉ nên liên kết với những kẻ ngang hàng phải lứa với mình, nếu không muốn gặp cảnh ngộ như chậu đất. Chính ý nghĩa sâu xa ẩn giấu đàng sau mỗi thành ngữ buộc chúng ta khi đề cập đến phải cẩn trọng, không gán ghép hai thành ngữ Pháp, Việt có vẻ như tương đương nhưng có ý nghĩa lại rất khác nhau.


2. Về ý nghĩa khoa học: Có kết quả mới trong bài báo không?


Có: X

Chỉ là tổng hợp:

Không:


Kết quả mới đó là gì?


Từ việc tổng hợp tư liệu, các tác giả đã dụng công để xác định và phân tích thoả đáng những đặc trưng của thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ tiếng Pháp trong tương quan với thành ngữ Việt Nam, với góc nhìn giáo học pháp, và đưa ra những đề xuất cụ thể cho việc dạy / học.


3. Về hình thức của bài báo (Cấu trúc; tài liệu tham khảo; tính chính xác về ngôn từ, ngữ pháp; lỗi đánh máy):


Cấu trúc hợp lý, tài liệu tham khảo tạm đủ. Ngôn từ sử dụng khúc chiết, rõ ràng, một số đoạn còn vụng về. Có một số lỗi đánh máy (xin xem cụ thể những đề nghị chỉnh sửa trên bài báo).


4. Về phần tóm tắt bằng tiếng Anh:


Không đạt, cần sửa cho phù hợp với tóm tắt tiếng Việt:

Cần sửa:

Đạt:

Không có ý kiến:

Bài báo không có bản tóm tắt bằng tiếng Anh.


5. Kết luận (xin đánh dấu X vào ô thích hợp):


Nên đăng

Không nên đăng

X Nên đăng sau khi đã có cắt xén, bổ sung, hoặc sửa chữa:

Một vài điểm cần bổ sung, sửa chữa: xin xem những lưu ý ở phần nội dung (phần 1 ở trên).


Huế, ngày 29 tháng 6 năm 2009

Người phản biện


Phạm Thị Anh Nga


lundi 29 juin 2009

PHẢN BIỆN BÀI BÁO GỬI ĐĂNG THÔNG BÁO KHOA HỌC (của Lê Lâm Thi)


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


PHIẾU PHẢN BIỆN BÀI BÁO

GỬI ĐĂNG THÔNG BÁO KHOA HỌC


Tên bài báo: Từ ngữ văn hoá trong giao tiếp và giảng dạy ngôn ngữ (Lê Lâm Thi)

Họ và tên người phản biện: Phạm Thị Anh Nga

Đơn vị: Khoa Tiếng Pháp



NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN


1. Về nội dung của bài báo (tính thời sự, tính chính xác…):


Bài báo đề cập đến một khía cạnh rất đặc trưng và hấp dẫn của ngôn ngữ, là sắc thái văn hoá ẩn dấu bên trong từ ngữ, và góp phần làm nên bản sắc riêng của mỗi ngôn ngữ. Đây là một vấn đề khá thời sự, trong tình hình hiện nay : đất nước mở cửa và hội nhập với thế giới, việc dạy và học ngoại ngữ gắn rất chặt với việc tiếp cận và trải nghiệm văn hoá nước ngoài. Nội dung của bài báo nhìn chung là chính xác, đáng tin cậy.

Một vài chi tiết cần bổ sung, xem lại:

- Tựa của bài báo: nên chăng chuyển thành «… giảng dạy ngôn ngữ-văn hoá»?

- Có những đoạn tác giả đi sâu phân tích tâm thức, quan niệm của cư dân, nhưng lại không nêu từ ngữ tương ứng, như thế là đã đi xa so với chủ đề chính là «từ ngữ văn hoá». Cần thêm những ví dụ từ ngữ tương ứng, trong tiếng Pháp hoặc tiếng Việt. Ngoài ra, Khi cho thí dụ từ ngữ tiếng Pháp cũng cần thêm vào dạng nguyên bản tiếng Pháp, thay vì chỉ nêu ra cũng từ ngữ đó nhưng đã được dịch sang tiếng Việt.

- Về hình ảnh con gà trống Gô-loa của người Pháp: nó không chỉ có nghĩa tích cực (tốt đẹp) không thôi, mà thực ra ban đầu lại mang hàm ý chê bai. (Có thể tham khảo ở http://phamthianhnga.blogspot.com/2008/09/tn-mn-v-con-g-phng-tri-ty.html)

- Về màu sắc, trong ngôn ngữ và văn hoá Pháp không thể không đề cập đến «le rouge» (màu đỏ) và «le noir» (mảu đen) với ý nghĩa là quân đội và tôn giáo (hay Nhà Thờ), thể hiện rất rõ qua tác phẩm của nhà văn Stendhal (TK.19): «Đỏ và đen» (Le Rouge et le Noir). Những ý nghĩa đó rất khác so với khái niệm và cách nói của người Việt Nam trong cặp đối lập «đỏ đen», để chỉ chuyện cờ bạc, hay may rủi như «đỏ bạc đen tình», «đen bạc đỏ tình» chẳng hạn.

- Ngoài những ý nghĩa của «rồng» đã được đề cập, còn có những hình ảnh và từ ngữ liên quan đến vua, với từ thuần Việt «rồng» hay từ Hán Nôm «long» (mình rồng, điện rồng, long bào, long thể…) cũng cần được nêu trong bài.

- Từ «hồng» trong tiếng Việt không chỉ tương ứng với màu hồng, mà có khi chỉ màu đỏ: chẳng hạn trong «cờ hồng», «ngọn lửa hồng».


2. Về ý nghĩa khoa học: Có kết quả mới trong bài báo không?


Có: X

Chỉ là tổng hợp:

Không:


Kết quả mới đó là gì?


Mặc dù kết quả chủ yếu là tổng hợp tư liệu nhưng cái mới ở đây là góc độ nhìn nhận trong tương quan ngôn ngữ và văn hoá và kiến giải trong khuôn khổ dạy và học một ngoại ngữ.


3. Về hình thức của bài báo (Cấu trúc; tài liệu tham khảo; tính chính xác về ngôn từ, ngữ pháp; lỗi đánh máy):


Cấu trúc hợp lý, tài liệu tham khảo tạm đủ. Ngôn từ sử dụng khá rõ ràng, nhiều đoạn hấp dẫn. Có khá nhiều lỗi đánh máy, có chỗ diễn đạt còn vụng (xin xem cụ thể những đề nghị chỉnh sửa trên bài báo).

Nên ghi chú rõ nguồn tư liệu tham khảo đối với một số thông tin hoặc chi tiết quan trọng trong bài báo.


4. Về phần tóm tắt bằng tiếng Anh:


Không đạt, cần sửa cho phù hợp với tóm tắt tiếng Việt:

Cần sửa:

Đạt:

Không có ý kiến: X


5. Kết luận (xin đánh dấu X vào ô thích hợp):


Nên đăng

Không nên đăng

X Nên đăng sau khi đã có cắt xén, bổ sung, hoặc sửa chữa:

Những điểm cần bổ sung, sửa chữa: xin xem những lưu ý ở phần nội dung (phần 1 ở trên)


Huế, ngày 28 tháng 6 năm 2009

Người phản biện

Phạm Thị Anh Nga


Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú