Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

samedi 9 mai 2009

E-PORTFOLIO – HAY MỘT CHIẾC GƯƠNG SOI…

Hội thảo «Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo»

ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Huế 09/5/2009


Phạm Thị Anh Nga

Khoa Tiếng Pháp


A- Từ «tấm gương» của các bậc tiền bối …


Dường như tôi có đọc được đâu đó một quan niệm cho rằng: nếu thời thơ ấu một người nào đó may mắn được yêu thương thì cuộc đời về sau của người đó sẽ có rất nhiều cơ may thành đạt. Thực tình tôi không hiểu điều đó có đúng không, và nếu đúng thì phải chăng với những người thuở nhỏ kém may mắn, tương lai sẽ ít cơ may thành đạt? Quả tình tôi không biết. Nhưng khi tự soi lại mình, ở giai đoạn có thể gọi là «cuối đời binh nghiệp» này (bởi chỉ còn non hai năm nữa là hết tuổi cống hiến, tôi sẽ về hưu vui cảnh … điền viên), tôi cảm nhận được một cách thấm thía cái phúc lớn của mình trong cuộc sống và trong nghề nghiệp.

Từ bé, tôi đã được sống trong tình thương yêu và được tạo những điều kiện tốt nhất để được học tập và rèn luyện, tự rèn luyện để học làm người, tiếp nhận những phẩm chất cao đẹp từ các đấng sinh thành ở gia đình, và từ các thầy cô giáo ở trường. Tôi không ảo tưởng đến mức xem các bậc tiền bối đó là những vị thánh hay những con người hoàn hảo, tuyệt đối lý tưởng, bởi đã là con người thì không ai là toàn mỹ. Tôn sùng một ai đó quá mức cũng đồng thời là ép uổng, giam giữ họ vào cái khung lý tưởng mà họ khó lòng chịu nổi. Tính từ tiếng Pháp «humain» (con người), phái sinh từ danh từ «homme» (con người), ngoài ý nghĩa ban đầu là ‘thuộc về con người’, ‘mang tính người’ (propre à l’homme, qui a les caractères de l’homme), còn có nghĩa là ‘dễ thông cảm’, ‘đầy lòng thương’ (compréhensif, compatissant), và khi dùng cho một ứng xử, hành động đáng trách, nó còn có nghĩa là ‘có thể tha thứ được’ (excusable) (theo từ điển Le Nouveau Petit Robert, 1994). Tuy nhiên, với những ưu, nhược của mỗi thầy cô giáo, của ba mẹ mình, tôi vẫn nhìn thấy ở những bậc tiền bối đó những tấm gương sống đầy thuyết phục đối với tôi trong cuộc đời, trong tu dưỡng rèn luyện, trong nghề nghiệp, để tôi học tập và noi theo.

Thời tiểu học và trung học, tôi được ba mẹ tôi cho theo học ở một trường mà học phí cao đến mức nhiều bậc phụ huynh không dám cho con mình theo học. Và mặc dù chỉ là một thầy giáo không lấy gì làm giàu có (hay cũng có thể chính vì ông là một nhà giáo làm công việc trồng người), ba tôi đã quyết tâm cho chúng tôi theo học ngôi trường «đẳng cấp» đó, tạo tiền đề vững chãi cho anh chị em chúng tôi trong học vấn sau này. Và đặc biệt, ba tôi cũng chính là người thầy giáo đầu tiên của tôi, về chữ nghĩa tri thức và về cả nhân cách, cũng như người đầu tiên cầm tay tôi uốn nắn từng nét chữ ngày nào chẳng ai khác hơn là người mẹ thân yêu của tôi.

Giáo dục gia đình tuy có phần gò bó, khắt khe nghiệt ngã, và đôi khi đã buộc tôi phải khước từ những niềm vui hồn nhiên thời trẻ tuổi, nhưng tôi hiểu tất cả đều xuất phát từ tình cảm ba mẹ dành cho mình, và những điều ba mẹ ngăn cấm tôi cũng chính là để gìn giữ và tránh cho tôi không va vấp gục ngã trước cuộc đời đầy bất trắc. Cũng chính sự khe khắt nghiêm minh của ba tôi đã rèn giũa cho tôi một tính nghiêm túc ngay thẳng trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.

Do được chăm chút dạy dỗ cẩn thận, tôi gặp nhiều thuận lợi trong việc học làm người, theo đúng khái niệm học làm người của truyền thống phương Đông, một khái niệm lạ thay lại rất gần với quan niệm của Jean-Paul Sartre về quá trình trở thành người [1]. Ngọn lửa đã nhận được từ ba mẹ tôi, từ các thầy cô giáo của suốt nhiều giai đoạn học hành trong đời, nhất là các thầy Georges Lefas, Modeste Duval, Bửu Ý, Trương Quang Đệ, Trương Đông San, Bernard Gardin… đã thắp lên trong tôi ngọn lửa say mê học tập, và hun đúc cho tôi ý thức hoàn thiện bản thân. Tôi không dám tự hào rằng mình là người thành đạt, nhưng có thể nói việc học hành (tri thức, chữ nghĩa) và việc học làm người đã theo đuổi tôi (hay tôi đã không ngừng theo đuổi chúng?) từ ngày tôi bắt đầu cắp sách đến trường, mãi cho đến bây giờ, là hai năm trước khi tôi đến tuổi «gác bút» về vườn. Phải chăng tuổi tác đã tác động khiến tôi càng thấm thía hơn những lời dạy của cổ nhân, những ánh sáng minh triết đến từ phương Tây (như của Socrate, Aristote, Platon), hay phương Đông (như của Khổng Phu Tử hay Khổng Tử)?


… đến «chiếc gương soi» cho các thế hệ sau


Với tâm nguyện có thể truyền đạt lại cho những thế hệ học trò, các đồng nghiệp trẻ một số trải nghiệm của mình trong học tập và giảng dạy, nghiên cứu, tôi vẫn không thể lớn lối tự nhận mình là «tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo» như chủ đề Hội thảo đã nêu. Do đó tôi thực sự ngần ngại trước hai chữ «tấm gương» này.

Ở đây tôi xin phép được hiểu «tấm gương» theo một cách khác, theo cách mà các nhà nghiên cứu liên văn hoá đã đề cập đến trong quan hệ giữa tôi (Je) và kẻ khác (l’autre). Đó là mối quan hệ soi chiếu trong giao tiếp liên văn hoá, ở đó hai bên giao tiếp khi tiếp xúc với nhau thì soi chiếu lẫn nhau như qua một tấm gương soi, và ở đó có hình ảnh về bản thân (auto-image) và hình ảnh về kẻ khác (hétéro-image) cùng tồn tại, tương ứng với nhau và tác động lên nhau. Và như thế, chính qua việc nhìn kẻ khác (l’autre) mà mỗi người tự hiểu bản thân (Je) hơn.

Nếu có thể hiểu «tấm gương» theo cách đó, nghĩa là đó chỉ là chiếc gương soi để mỗi sinh viên, mỗi đồng nghiệp trẻ có thể soi vào và chiêm nghiệm về chính mình, tự hiểu mình, tự đánh giá mình, và định hướng cho cuộc đời và quá trình học tập hay nghiên cứu giảng dạy của mình đang mở ra, thì tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp một thử nghiệm đã ấp ủ từ lâu và tôi bắt đầu thực hiện từ khoảng một năm nay. Đó là trang e-Portfolio, hay Hồ sơ cá nhân dưới dạng điện tử trên mạng internet của bản thân tôi, mà bất kỳ một ai quan tâm đều có thể truy cập trên internet qua đường dẫn : http://phamthianhnga.blogspot.com/.


B- Trang ePortfolio : chiêm nghiệm và kết nối


Do không có được công cụ thích ứng để tôi có thể trình bày hồ sơ cá nhân của mình một cách thuận tiện hơn, và để người đọc theo dõi tra cứu cũng dễ dàng hơn, tôi đành tạm sử dụng công cụ blog của Google, có tên là blogspot. Tôi xin giới thiệu về trang ePortfolio này như sau:


1/ Cấu trúc trang

http://phamthianhnga.blogspot.com/


2/ Các đề mục hay lĩnh vực

o Table ronde - Bàn tròn

Diễn đàn để những người quan tâm có thể trao đổi cho trang ePortfolio, trao đổi về một vấn đề nào đó thuộc nghề nghiệp, học tập nghên cứu, giảng dạy…

o ÉtudesHọc tập

Quá trình học tập của tôi từ tiểu học đến nghiên cứu sinh, bao gồm:

---Ø Thời tiểu học và trung học: thẻ học sinh, học bạ

---Ø Thời Đại học: giấy khen Thực tập sư phạm

---Ø Thời Sau đại học: cấu trúc luận văn Cao học, nhận xét của Giáo viên hướng dẫn

---Ø Thời D.E.A.: bài nghiên cứu, cấu trúc luận văn DEA, phần mở đầu và kết luận của luận văn

---Ø Thời nghiên cứu sinh: cấu trúc luận án, biên bản Hội đồng bảo vệ, thư từ trao đổi với thầy hướng dẫn thời gian ở Việt Nam (thầy ở Pháp), thiệp chúc may mắn của gia đình thầy hướng dẫn ngày bảo vệ luận án, nhận xét của những nhà nghiên cứu khác khi đọc luận án…

o Parcours – Quá trình

Những tư liệu về quá trình công tác giảng dạy ở ĐH Sư Phạm (đến 2004) và ĐH Ngoại Ngữ (từ 2004 đến nay), báo cáo hội thảo tự bồi dưỡng của Cán bọ trẻ 1985, việc biên soạn sách giáo khoa tại trung tâm CIEP (Sèvres Pháp), các tuyển tập khoa học đã thực hiện cho Khoa Tiếng Pháp (lời nói đầu, danh mục bài viết), báo cáo khoa học tổng quan về nghiên cứu khoa học và đào tạo (trích hồ sơ đăng ký công nhận chức danh Phó giáo sư)…

o Formation / Enseignement – Đào tạo / Giảng dạy

http://phamthianhnga.blogspot.com/search/label/3.%20FORMATION%20/%20ENSEIGNEMENT%20-%20Ä�ÀO%20Táº

Những sản phẩm của sinh viên Đại học hay học viên các khoá bồi dưỡng giáo viên, lời nói đầu và cấu trúc của bài giảng, giáo trình, nội dung bồi dưỡng giáo viên (ở Huế, miền Trung, cả nước, tại Vientiane Lào), báo cáo tổng kết các đợt bồi dưỡng giáo viên, tham luận hội thảo và nội dung trả lời các bảng điều tra liên quan đến dạy / học …

o Recherche Nghiên cứu

Các bài báo, tham luận hội thảo, báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài cấp Bộ, cấp trường (tóm tắt, cấu trúc), về các lĩnh vực: văn hoá / liên văn hoá, giáo học pháp, văn học, ngôn ngữ, dịch thuật.

o TraductionDịch

Các bản dịch Pháp-Việt (trích đoạn) tác phẩm của các tác giả Jean-Claude Guillebaud, Quim Monzó, Raymond Queneau, Bernard Clavel, Nuno Judice, bài phỏng vấn Tzvetan Todorov và François Bégaudeau, hiệu đính bản dịch «Ngài đại sứ» (Morris West) của Đào Nam dịch từ tiếng Anh (có tham khảo thêm bản tiếng Pháp), bản dịch Việt-Pháp một trích đoạn của Nguyễn Văn Vĩnh.


o CréationSáng tác

Những sáng tác về trang trí, sắp đặt, hay về văn chương (thơ văn, ký sự).

o Rapport – Nhận xét phản biện

Những nhận xét phản biện của tôi đối với người khác và của người khác đối với tôi (luận văn cao học, đề tài NCKH, luận án…)

o ÉchangesTrao & nhận / Nhận / Trao

Những gì tôi đã nhận được từ người khác (quà tặng, lời dặn dò, thiếp chúc mừng…), các bài báo viết về tôi, thơ, văn viết về tôi hay dành tặng tôi, nhận xét các bài viết (thơ, văn) của tôi…

Ngược lại, cũng có những gì tôi gửi tặng hay viết về người khác.

o Fenêtre – Cửa sổ 1 (Trương Quang Đệ)

Cuối cùng, đây là không gian dành cho những ai muốn gửi gắm lên trang ePortfolio của tôi những gì họ đã viết. Việc này được thầy Trương Quang Đệ tha thiết và khẩn khoản đề nghị, và «Cửa sổ» đầu tiên cũng là cánh cửa mang tên thầy.

3/ Các thể loại tư liệu

o văn bản viết

o hình ảnh (ảnh chụp, tư liệu sao chụp)

o tư liệu âm thanh (mp3)

http://phamthianhnga.blogspot.com/2008/08/france-info-au-vietnam-la-famille-au.html


4/ Nhận xét (của người đọc)

http://phamthianhnga.blogspot.com/2009/02/song-nile-tren-troi.html#comments


5/ Các liên kết


6/ Không gian Sinh viên Khoa Tiếng Pháp năm 2 (Pháp k4)

o bài tập nhóm

http://phapk4.blogspot.com/

o hình chụp lớp học ngoài trời

http://hoanghue.blogspot.com/2009/04/apprendre-en-plein-air.html




Nếu việc trải lòng mình ra ở trang ePortfolio này đối với bản thân tôi là dịp để tôi ôn lại những chặng đời đã qua và đối thoại với chính mình, khắc ghi lại những bài học đã thu nhận từ những thế hệ đi trước, thì với các bạn trẻ (sinh viên hay giảng viên trẻ), tôi mong trang ePortfolio này phần nào là «tấm gương soi» để các bạn có thể «soi vào» và nhận ra hình ảnh của chính mình được soi chiếu ở đó, tự vấn và chủ động hơn trong cuộc sống và trong học tập.

Nếu được thế tôi sẽ vô cùng thoả nguyện, bởi ngọn lửa đã được các bậc tiền bối ngày nào hun đúc và truyền cho, tôi đã phần nào chuyển lại được cho các thế hệ sau, để các bạn chủ động hơn và có hiệu quả hơn trong cuộc sống, trong tự học và sáng tạo, đạt được hạnh phúc và mang hạnh phúc đến cho người khác.


Thay lời kết


Xin kết thúc bài tham luận của tôi với những câu trích dẫn về lời dạy của Khổng Tử mà tôi đã đọc được bằng tiếng Pháp, và ở đây tôi xin dịch sang tiếng Việt. Tôi xin gửi đến tất cả các đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp trẻ, để chúng ta cùng chiêm nghiệm về đường đời và về những thành bại trong nghề nghiệp của bản thân:

«Vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ vấp ngã, mà là đứng lên sau mỗi cú ngã.» (La plus grande gloire n'est pas de ne jamais tomber, mais de se relever à chaque chute.)

«Lỗi lầm thực sự là lỗi lầm mà người ta không sửa chữa.» (La vraie faute est celle qu'on ne corrige pas.)

«Hãy chọn cho mình một công việc mà ngươi ưa thích, và suốt đời mình ngươi sẽ không phải làm việc một ngày nào cả.» (Choisissez un travail que vous aimez et vous n'aurez pas à travailler un seul jour de votre vie.)

«Người quân tử chỉ đòi hỏi ở chính mình; kẻ tiểu nhân cái gì cũng đòi hỏi ở người khác.» (L’homme de bien ne demande rien qu’à lui-même; l’homme de peu demande tout aux autres.)

«Kẻ nào buổi sáng hiểu được những lời dạy của minh triết, thì tối đến có thể thoả nguyện mà chết.» (Celui qui le matin a compris les enseignements de la sagesse, le soir peut mourir content.)


Tư liệu tham khảo:

1. ABDALLAH-PRETCEILLE Martine, 1996 (1986), Vers une pédagogie interculturelle, Anthropos, Paris 222 tr.

2. ABDALLAH-PRETCEILLE Martine, PORCHER Louis, 1996, Éducation et communication interculturelle, PUF l’Educateur, Paris, 192 tr.

3. Lun Yu, les entretiens de Confucius, bản dịch tiếng Pháp của Séraphin Couvreur, http://afpc.asso.fr/wengu/Lunyu/Ciuvreur/Lunyu_00.htm

4. SABBAH Hélène (Cb), 1993, Littérature – Textes et méthode, 2de, Hatier, 415 tr.

5. Từ điển Le Nouveau Petit Robert, 1994




[1] Giải thích về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, H. Sabbah khẳng định: “Cette philosophie repose sur l’idée que l’être humain n’est pas déterminé à sa naissance et qu’il lui revient d’utiliser sa liberté pour “devenir” ce qu’il n’est pas encore.”

2 commentaires:

  1. TRUONG QUANG DE12 mai 2009 à 11:43

    Toi khong ngac nhien khi biet nhieu nguoi ham thich bai tham luan cua Anh Nga. Boi vi khi doc bai do nguoi ta se nghe phang phat dau day cau ca cua Trinh Cong Son: Bong thay quanh ta hinh bong con nguoi!
    Qua vay trong doi song hien nay cua chung ta, hinh bong ay it oi va mo ho lam sao. Bai cua Anh Nga minh hoa ro net cho cai triet li ve tinh yeu: C'est l'amour qui va tout creer et non le savoir ni non plus la conscience. (Tinh yeu tao ra tat ca chu khong phai tri thuc cang khong phai y thuc.)
    Toi cam xuc that su khi doc bai nay vi toi cung co, tuy mo nhat hon, cai kinh nghiem song do. Khi tro ve Hue nam 1977 hanh trang cua toi ve tri thuc chi co mot cuon Robert va mot cuon Dubois do. Ve tinh cam thi co cuon Idiot cua Dostoievsky. Nhung suy cho cung Idiot la tat ca.
    Toi con thay bai cua Anh Nga minh hoa them mot triet li nua ma toi da co lan dua vao trong cam tac: Un instant de bonheur. Do la On gagne en restant toujours soi-meme! (Ai giu duoc con nguoi cua minh thi se thang cuoc). Vay do.
    Bai cua Anh Nga con cho toi nghiem ra dut khoat mot dieu quan trong nua. Do la: Den mot luc nao do trong doi, van chuong se hoa nhap vao khoa hoc. Ranh gioi gua hai linh vuc nay se mat di.
    Mong gioi tre khong che nhung y kien cua toi la gan do.

    RépondreSupprimer
  2. Thay oi,
    Em vua di kham benh, do tuan truoc bi ngat (evanouissement) khong biet ly do. Ho xac nhan ban cau nao phai cua em yeu, nhung khong ro nguyen nhan benh tat gi. Em chi thay met, va choang vang.
    Bai tham luan nay cua em cung xuat phat tu nhieu tam su buon, nhung suy nghi tam huyet, co le co dip em se ke voi Thay. Thoi gian vua qua, em (va gia dinh em) cung da trai nghiem 1 giai doan song rat kho khan, hao ton suc luc, tinh than. Tu do em nghiem ra la du van chuong co hay bao nhieu chang nua, no van khong the nao phong phu bang chinh cuoc doi that Thay a.
    Em cam on nhung uu ai Thay da danh cho em.
    ANga

    RépondreSupprimer

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú