Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

mercredi 23 novembre 2011

Thầy Âu : « Tôi sống giản dị, chết cũng giản dị… » [Phần 3]


Nguyên bản bằng tiếng Pháp : Phạm Thị Anh Nga

– Người dịch sang Việt ngữ : Hoàng My


« Tôi sống giản dị, chết cũng giản dị ; nhưng nếu tôi có thể lưu lại trong tâm trí các trò những tư tưởng đúng đắn và độ lượng thì, với tôi, đó sẽ là phần thưởng ngọt ngào nhất và điều vinh quang nhất.[…] » (Guyau, Thầy và trò)


Bài viết về người cha quá cố của tôi, Thầy Phạm Kiêm Âu, được viết « theo yêu cầu » của một nghiên cứu có chủ đề « Giáo dục nữ sinh và sự hình thành tầng lớp trí thức sử dụng tiếng Pháp ở Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945 ». Có nhiều nguồn tài liệu: các ý kiến thu được qua các bảng câu hỏi, trao đổi email với / giữa các cựu nữ sinh và / hoặc các cựu đồng nghiệp của Thầy Âu, những chuyện kể và các thư từ trao đổi liên quan đến Thầy,... và còn có nguồn tài liệu dồi dào của gia đình chúng tôi. Bài này chủ yếu nói đến hình ảnh Thầy Âu thông qua cái nhìn của các cựu nữ sinh của Thầy, và cũng nhấn mạnh một số nét chính trong cuộc đời Thầy lúc sinh thời.


(Tiếp theo)


4.2. Lòng yêu nước và mối quan hệ với ‘‘những người khác’’


Khía cạnh mà ít người biết đến nhất trong cuộc đời Thầy Âu là những hoạt động thời thanh niên của Thầy ở miền Nam đất nước, Nam Kỳ. Thật vậy, tham gia phong trào cách mạng từ năm 1936, Thầy là một thành viên của nhóm các thầy Hà Huy Giáp và Tam Ích. Thầy bị bắt, rồi bị giam. Khi thực dân chiếm đóng Nam Kỳ, Thầy tiếp tục tham gia phong trào kháng chiến ở trung tâm Sài Gòn. Sau cuộc biểu tình đòi thả học sinh Trần Văn Ơn, Thầy bị bắt lần nữa và bị trục xuất khỏi Nam Kỳ vào năm 1950. Ra tới Đồng Hới (Quảng Bình), Thầy đi dạy cho tới năm 1953. Do không được phép trở lại miền Nam, Thầy chuyển vào Huế năm 1954 và tiếp tục dạy học.


Năm 1985, ông Phạm Văn Bạch, Chánh án Tòa Án Nhân dân Tối cao Việt Nam, (đã từng là thầy của Thầy Âu và là thủ lĩnh của Phong trào Khởi nghĩa ở Nam Kỳ, đã ký chứng nhận ghi nhận tinh thần yêu nước của Thầy Âu (trích đoạn) :


- Khi Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, anh đã tình nguyện tham gia vào phong trào Thanh Niên Xung Phong [1] ở Cần Thơ (Nam Kỳ), thủ lĩnh của phong trào này ở Nam Kỳ là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.


- Tiếp đó, anh được chọn là thành viên của Hội Tuyên truyền Việt Minh của tỉnh Sóc Trăng ở Nam Kỳ.


- Từ năm 46, khi tôi rời Sài Gòn [2], anh đã bí mật tham gia các hoạt động cách mạng.


- Năm 50, anh bị Mật vụ Pháp và các đồng minh bắt, và bị giam trong vòng một tháng. Sau đó, Phòng Nhì (mật thám) của quân đội Pháp bắt giam anh vì tham gia phong trào Thanh Niên Xung Phong, và vì sử dụng tầm vông vạt nhọn để chống Pháp.


Bốn tháng sau, hết hạn tù, anh được trả tự do. Nhưng ba ngày sau, Mật vụ quân địch lại bắt anh lần nữa.


Mặc dù bị quân địch đe dọa, tra tấn và cám dỗ, anh vẫn giữ vững lập trường của mình, do đó quân Pháp và đồng minh đã đày anh ra Đồng Hới (Quảng Bình). Chỉ sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, anh mới được tự do. […] [3]


Mọi quyết định trên đã làm sáng tỏ câu châm ngôn của Thầy Âu : « Tổ quốc trên hết – Tất cả vì Tổ quốc – Vì Tổ quốc, chỉ vì Tổ quốc » [4], nhưng cũng không giúp Thầy ... được cấp trở lại lương hưu, hay đúng ra tiền « trợ cấp xã hội », theo chỉ thị cắt trợ cấp đối với những người có thâm niên dưới 15 năm liên tiếp (không tính những năm lao động trước 1975) của nghị định 236/HĐBT ký ngày 18.9.1985. Tuy khiêm tốn, những khoản trợ cấp này xét cho cùng biểu thị cho sự thừa nhận những đóng góp của Thầy ... Sau bao nhiêu năm cống hiến tận tình, Thầy Âu khó mà chịu đựng được sự tàn nhẫn và chua cay này.


















Những năm cuối đời

Bên trái: Các cựu học sinh Đồng Khánh và các thầy Cao Xuân Duẫn et Phạm Kiêm Âu, le 20.11.1993 (Đồng Khánh Mái trường xưa, 1994) – Bên phải (từ trái qua phải): Các thầy Nguyễn Hứa Thảo, Phạm Kiêm Âu, anh Nguyễn Văn Minh, thầy Nguyễn Đình Hàm, năm 1993.



Cuối cùng, Thầy đã thổ lộ một cách lạc quan với một người con rể của mình (Thầy viết bằng tiếng Việt) :


Ba nghĩ nên nói với con điều này : Phần thưởng mà Ba luôn nhận được sau những gì Ba đã làm là :


- Ba không cảm thấy hỗ thẹn trước các con, rể, dâu, cháu, ông bà, các bạn, xã hội...


- bởi vì Ba đã làm tròn NHIỆM VỤ CỦA MÌNH, Ba đã toàn tâm toàn ý phục vụ TỔ QUỐC.


Ba chỉ tiếc một điều là hoàn cảnh đã không cho phép Ba làm nhiều hơn thế. [3].


































Đám tang Thầy Âu (tháng 9 năm 1994)

Hàng trên : (bên trái) Các cựu học sinh tập trung trước trường Đồng Khánh-Hai Bà Trưng để tiễn đưa Thầy (Lá Thư Phượng Vỹ 1995) – (bên phải) Một cựu nữ sinh (Hoàng Hương) bên mộ Thầy.

Hàng dưới: (bên trái) Các đồng nghiệp và các cựu học sinh của Thầy ở trường Đồng Khánh (ĐK Mái trường xưa 1997) – (bên phải) Vợ và các con Thầy (ngày mở cửa mả) (Quốc Học-Đồng Khánh, Xuân Ất Hợi 1995)



Sáu năm sau khi Ba tôi mất, xa Việt Nam, tôi nghiệm lại và nhận ra tầm ảnh hưởng đáng kể của Thầy Âu (vừa là Ba vừa là Thầy của tôi) lên tư tưởng, suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc sống và trong nghiên cứu của tôi. Bài thuyết trình bảo vệ luận án tiến sĩ của tôi ở trường Đại học Rouen (Pháp) được bắt đầu bởi:


« Luận án mà tôi trình bày và bảo vệ hôm nay là: ‘‘Sự tương tác không hiển nhiên.’’ Nghiên cứu những lời chú giải siêu giao tiếp giữa người Pháp và người Việt Nam trong tiểu thuyết và truyện tiếng Pháp. »


Việc lựa chọn đề tài này có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử của đời tôi, và chỉ có một cỗ máy thời gian mới có thể làm sống lại những ký ức và giải thích những lý do của sự lựa chọn này :


- Khía cạnh đầu tiên liên quan đến kinh nghiệm sống lúc sinh thời của Ba tôi. Hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ Đông Dương đã dẫn dắt Ba tôi, cũng như nhiều người yêu nước khác, tham gia đấu tranh vì độc lập dân tộc, và ông đã bị thực dân Pháp bắt giam. Một hôm, vị quản giáo rất ngạc nhiên khi nghe ông đọc câu thơ của Verlaine, « Le ciel est, par-dessus le toit... ». Được triệu tập ngay sau đó tới văn phòng của nhà tù, ông giải thích : ông đã làm hoàn toàn giống như người Pháp chống lại quân xâm lược Đức để bảo vệ đất nước của họ. Nhưng không vì thế mà ông nuôi lòng thù hận đối với nền văn hóa và thơ văn Pháp. Thật vậy, ông đã cho các con theo học trong các trường Pháp lúc bấy giờ, và với tư cách là giáo viên môn Pháp văn và môn Văn học Pháp, ông đã làm cho các thế hệ trẻ Việt Nam yêu thích ngôn ngữ của Voltaire. Tuy nhiên, ông không phải là người Việt Nam duy nhất có thái độ như vậy đối với người Pháp và nền văn hóa Pháp. Dù không có hiểu biết về sự giao lưu liên văn hóa, rất nhiều người Việt Nam thời đó đã có lối cư xử khiến tôi phải suy nghĩ. Niềm hạnh phúcsự giao lưu dường như là có thể trong mối quan hệ với người khác và với nền văn hóa của người khác, cho dù trong chiến tranh, và cùng với chiến tranh.


[…] »


Mới đây, các cựu nữ sinh ĐK Huế đã tổ chức cuộc gặp mặt thường niên vào ngày 19 tháng 3 năm 2011. Tôi cũng đến dự với tư cách là thành viên của ĐKG, và cũng bởi vì chị Nguyễn Khoa Diệu Huyền, đại diện của ĐKG, có lời mời. Tại buổi lễ, tôi đã nghe Thầy Châu Trọng Ngô đại diện cho các cựu giáo viên phát biểu, và đã xướng tên Thầy Âu, cùng với nhiều tên khác, một cách trọng thể... Ở các hàng ghế phía dưới, một vài cựu học sinh trao đổi về một tấm hình của lớp, tấm hình « độc quyền » của các học sinh của Thầy Âu.


Một sự « hiện diện », dù không có mặt, sau bao nhiêu năm…



Tấm hình của lớp thời xưa

(Buổi gặp gỡ thường niên của các cựu nữ sinh ĐK 2011)



Thay cho lời kết…


Bài viết của tôi có được nhiều chi tiết về cuộc đời Thầy Âu là nhờ có sự giúp đỡ không nhỏ của nhiều người : Thầy Lê Khắc Dòng, một đồng nghiệp của Ba tôi, người đã gợi ý cho tôi tham gia vào nhóm ĐKG (Đồng Khánh Group) để có thể thu nhận được nhiều thông tin về Thầy Âu, một vài cựu học sinh của trường cấp II-III Đồng Khánh không chỉ nhiệt tình trả lời câu hỏi trong cuộc khảo sát hay cung cấp những tài liệu rất ý nghĩa phục vụ cho bài viết của tôi (hình ảnh thời xưa, chuyện kể, thơ, tập san hay báo đã xuất bản...), mà còn chuyển thư của tôi qua email, in và phôtô bảng câu hỏi để gửi cho nhiều người khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cựu học sinh đó. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Ba tôi (các Thầy Võ Đăng Nam, Lê Quân Thụy, Nguyễn Hứa Thảo, và đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Hạnh Phước) đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều lần với những tư liệu, hình ảnh... Tôi cũng không quên cảm ơn Chị Thái Thị Ngọc Dư, cựu học sinh Đồng Khánh, đại điện của nhóm nghiên cứu gồm những giảng viên đại học Pháp và Việt Nam, đã đề xuất ý tưởng viết chân dung Thầy Âu.


Trong khuôn khổ bài này, tôi không thể đề cập hết tất cả những câu chuyện về Thầy Âu. Tôi rất tiếc và hứa sẽ viết tiếp vào lúc khác. Nhân cuộc « hội ngộ » này của các cựu học sinh, tôi xin được làm người « trung gian » để bằng cách nào đó « chuyển » tới Thầy những thông điệp mà họ muốn nhắn gửi tới Thầy, như là một nén nhang, thành kính và kỳ diệu, có thể kết nối hai thế giới:


« 1. Nếu bây giờ tôi được gặp và được nói chuyện với Thầy, tôi sẽ xin lỗi Thầy về việc tôi cãi lại khi bị Thầy mắng. Tôi đã phản đối khi Thầy nói sau này tôi sẽ trở thành giáo viên và dạy cùng trường với Thầy. Giờ thì tôi đồng ý với Thầy gần như 100% […]. 2.Tôi cũng muốn nói với Thầy rằng tôi rất vinh dự được biết những người con tuyệt vời của Thầy. » (Vương Thuý Nga) – « Tôi sẽ nói : ‘‘Thưa Thầy, con quý Thầy lắm. Con cảm ơn Thầy đã làm cho con yêu thích và chọn nghề giáo như Thầy. Lúc nào con cũng cố gắng noi gương Thầy để thương yêu và dạy dỗ học trò của con’’. » (Vương Thuý Loan) – « Tôi mong được gặp lại Thầy để nói với Thầy sự biết ơn sâu sắc của tôi về những gì Thầy đã dạy cho tôi, những điều mà tôi không thể nói được thành lời suốt bao nhiêu năm qua. Và tôi muốn nói với Thầy rằng : Thầy ơi, chúng con luôn yêu mến và quý trọng Thầy. » (Mai Băng Thanh) – « Cảm ơn Thầy đã dạy dỗ và giáo dục chúng con. » (Công Huyền Tôn Nữ Thu Quỳ) – « Thưa Thầy, con tiếc là lúc trước mình còn quá nhỏ để biết nói lời cảm ơn Thầy. » (Đoàn Phương Mai) – « Tôi sẽ nói cảm ơn Thầy rất nhiều. Bởi vì Thầy là một hình mẫu nổi bật đối với chúng tôi, những thế hệ may mắn được học với Thầy. Và rằng cho dù Thầy đã đi đến một nơi xa nhưng Thầy cũng sẽ là một hình mẫu đối với các con tôi, lớp trẻ sau giải phóng, để biết và sống xứng đáng là những công dân Việt Nam. » (Nguyễn Thị Kiều Hạnh) – « Cảm ơn Thầy đã dẫn dắt chúng con. » (Nguyễn Anh Phi) – « Tôi sẽ cảm ơn Thầy đã để lại cho tôi những tháng ngày đáng nhớ. Là một cô học trò lơ đãng, lúc nào cũng nhìn ra ngoài cửa sổ nhiều hơn là chú ý vào giờ học, nên tôi không có nhiều kỷ niệm trong các giờ học khác, nhưng tôi luôn nhớ Thầy. Tôi tiếc đã không có cơ hội giúp đỡ Thầy nhiều trong những năm đất nước còn gian khổ. Ngay cả khi với tôi, cuộc sống ở ngoại quốc rất khó khăn, nhưng có lẽ không khó khăn như cuộc sống của Thầy » (Đặng Ngọc Lệ Khánh) – « Con rất tiếc đã không tới thăm Thầy trong những ngày cuối. Những gì Thầy dạy cho con, con sẽ truyền lại cho các thế hệ sau. Xin Thầy thứ lỗi cho con. » (Trương Thị Huệ) – « Nếu được gặp lại và được nói chuyện với Thầy, tôi sẽ nói với Thầy : ‘‘Thưa Thầy, sự ra đi của Thầy đã để lại chỗ trống mà không gì có thể lấp đầy. Con rất buồn vì sự mất mát này, nhưng càng sống con càng nhận ra rằng có thể Thầy ra đi như vậy lại hay, bởi khi đó Thầy không phải chứng kiến những điều rắc rối, sự ích kỷ hay sư suy đồi trong nhiều lĩnh vực của xã hội, ngay cả trong giáo dục - nơi Thầy đã ươm mầm nhiều thế hệ. Nếu còn trên cõi đời này, Thầy sẽ rất thất vọng và cảm thấy bất hạnh. Càng sống con càng nghiệm ra những điều Thầy dạy cho con đúng đến chừng nào, chẳng hạn như Thầy đã từng nói cuộc sống không dành phần tốt đẹp cho người xứng đáng có nó. Rằng phải cố đi vào bằng cánh cửa hẹp, vì con đường rộng chỉ dẫn tới sự lãng phí và mất mát. Như Gide đã nói, và cũng như Thầy đã dạy con, nhưng cứ 10 người thì hết 9 người chọn đi đường rộng. Bước đi càng dễ thì càng dễ bị hòa lẫn vào những người khác. Với cánh cửa hẹp thì con người ta có thể sẽ bị cô lập. Nhưng đó là lựa chọn của con, vì con muốn được là chính mình, như Thầy đã dạy. Hãy là chính mình.’’ » (Nguyễn Thị Thuý Loan) – « Tôi chỉ biết nói cảm ơn Thầy. Số phận đã cho tôi sống ở Pháp, và nhờ Thầy mà gia đình bên chồng tôi quý trọng tôi (vì tôi có hiểu biết về văn học Pháp). Do đó điều đầu tiên tôi làm khi vừa đến Paris là đến tham quan lâu đài Combourg, nằm trên thảm cỏ, nhìn mây trôi đi trên bầu trời để nghĩ tới nhà văn Chateaubriand, và tất nhiên nghĩ về Thầy. Khi tôi gửi hình về Việt Nam, Thầy rất bất ngờ. » (Hồng Hạnh Luguern)























Thiệp chúc Tết của Ngô Vũ Quỳnh Dung gửi cho vợ của Thầy Âu

(đầu năm 2001, hơn 6 năm sau khi Thầy Âu mất)



(Còn tiếp : Phần Phụ lục)



Huế (Việt Nam), ngày 20 tháng 5 năm 2011

Phạm Thị Anh Nga

Nguyên bản bằng tiếng Pháp – Người dịch sang Việt ngữ : Hoàng My



Tin Trung tâm Giới và Xã hội (ĐH Hoa Sen), số 5, tháng 9 năm 2011

http://gas.hoasen.edu.vn/bantingas/no5/vi/index.html

http://gas.hoasen.edu.vn/filepdf/READING%20Maitre%20Au%20VI%2020082011.pdf




[1] Thanh Niên Xung phong.

[2] Ông Phạm Văn Bạch vẫn còn đứng đầu phong trào ở Sài Gòn.

[3] Trích thư Thầy Âu gửi cho một người con rể, Bửu Nam, ngày 6 tháng 9 năm 1988.

[4] Lúc sinh thời, Thầy Âu chưa từng tham gia một tổ chức chính trị nào.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú