Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

vendredi 28 novembre 2008

«Nhà giáo với đủ chuyện xã hội» (Phỏng vấn Ô.TQĐệ, báo Doanh Nhân)

Phỏng vấn của Nguyễn Thị Ngọc Hải
Theo Doanh Nhân Số 14, ra ngày 17/11/2008

Le présent texte figure dans la rubrique «Fenêtre», rubrique consacrée à ceux et à celles qui souhaiteraient y laisser quelques-unes de leurs traces...
Bài này được xếp vào cụm bài «Fenêtre» (Cửa sổ), nơi dành riêng cho những ai mong muốn lưu lại đây một vài vết tích...








Nhà giáo Trương Quang Đệ nhiều năm giảng dạy môn Toán và tiếng Pháp ở Đại học. Ông nổi tiếng vì nhiều người yêu thích những suy nghĩ độc đáo của ông về chuyện nghề, chuyện xã hội

I. Là trí thức, dù chỉ dạy cấp 1

PV: Hơn nửa thế kỷ, từ 1957 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, dạy Toán từ Bổ túc Công Nông, trường cấp 3, trong quân đội, Đại học Sư phạm, sang Châu Phi cũng dạy Toán. Bản lý lịch dày cộp, nhưng chỉ toàn dạy học. Từ đâu thầy chọn nghề sư phạm?

Nhà giáo Trương Quang Đệ: Câu hỏi này hơi khó vì suốt đời tôi không làm nghề gì khác, không đặt câu hỏi tại sao cho mình

Nhưng lúc vào Đại học, thầy phải đứng trước sự lựa chọn chứ ạ?

Thời điểm Hà Nội giải phóng sau 1954 thì chỉ có trường y dược, sư phạm và một đại học khoa học. Không thiên về công việc khoa học ứng dụng, mình chọn hướng lý thuyết. Khi tôi 10 tuổi là trải qua ranh giới thời Pháp và cách mạng. Hình ảnh nhà giáo với tôi trước hết là một trí thức, dù chỉ dạy cấp 1. Quan niệm Pháp, instituteur – là học viện, người nắm định chế. Trí thức nắm vai trò văn hoá. Không nắm lịch sử sẽ hiểu lập cập cái này.

Xin thầy giải thích thêm?

Sở dĩ có từ đó là vì trước Cách mạng Pháp, giáo dục thuộc nhà thờ. Cha cố là linh hồn giáo dục. Cách mạng Pháp lên, làm giáo viên cấp 1 tạm coi như "tuyên huấn xã", là người đặc biệt. Người ta phải hỏi ông này từ kiến thức, tâm sự cho đến các vấn đề lịch sử Pháp. Cụ tôi là giáo viên cấp 1 nhưng ông xây dựng văn nghệ, thể thao cho thôn làng, thu hút thanh niên cho Thanh niên Cách mạng đồng chí hội sau này. Đó là hình ảnh giáo viên. Tôi rất tiếc về đề tài "người giáo viên cấp 1 thời Pháp thuộc" không có ai nghiên cứu.

II. Những xiềng xích

Là nhà giáo lâu năm, thầy nghĩ gì trước các kêu ca đủ thứ về giáo dục hiện nay, theo thầy thì căn bệnh chính nằm ở đâu?

Có thể mở rộng câu trả lời với chị. Nhiều ngành có thành tựu lớn chứ không riêng về giáo dục. Người ta kêu ngành giáo dục chứ đâu kêu giáo viên. Giáo viên không kém, sách giáo khoa không tồi, học sinh không dốt. Chiến lược giáo dục yếu kém thể hiện động cơ học tập sai, chỉ đạo giáo dục có vấn đề.

Nhưng chất lượng giáo dục được quyết định chính là ông thầy mà. Sao ông thầy lại cứ đọc cho trò chép?

Khái niệm giáo dục mọi người nhầm lẫn nhiều lắm. Người ta kêu chất lượng, kiến thức, kỹ năng, phương pháp luận lạc hậu. Tôi đã được bồi dưỡng cho các giáo viên song ngữ Châu Á – Thái Bình Dương, dạy Toán, Lý, Hoá, Sinh bằng tiếng Pháp. Tôi nhận thấy là họ rất thiếu sư phạm. Không phải do họ dốt kém.

Vậy do gì?

Có một điều khổ tâm. Thí dụ tôi dạy ở Thanh Hoá mà học trò đậu thấp hơn Nghệ An thì tỉnh sẽ nhìn chúng tôi là những anh kém. Thế mới chết. Phải xem lại chuyện điểm thi. Cấp 1 có thể chỉ cần đạt, chưa đạt, không cần cạnh tranh điểm số. Khủng khiếp nhất hiện nay là động cơ học. Lý ra học để thành người, hiểu biết, để làm việc. Đằng này chỉ một mục đích: để thi. Tập trung chuyện đó.

Nhưng giáo viên không thể có cách riêng gì sao?

Tôi nhớ có một bài báo nói cô giáo ở Nha Trang cải tiến, phụ huynh phản đối. Gần đây tôi có dạy một số trường tư. Mình cải tiến, họ nói thẳng yêu cầu tóm tắt một số điểm mẫu, xem đề ra mẫu nào. Họ chỉ muốn điểm tốt chứ không cần mở rộng hiểu biết. Giáo viên dù có muốn cải tiến gì mà không làm cho tiêu chuẩn đạt được thì không là giáo viên tốt. Tạm gọi đó là những xiềng xích khó tiến hành công việc nhà giáo.

Về lý do, không dám bàn sâu vào, chứ theo tôi, nó không chỉ thuộc ngành giáo dục, mà là thuộc văn hoá tư tưởng. Phải sửa lại cách đánh giá, thi đua. Thí dụ, trường nào có nhà vệ sinh tốt, môi trường tốt, chứ không chỉ nhiều trò đỗ. Có những em kém thì không nâng lên lấy thành tích. Những em diện ưu tiên nhưng không học tiếng Pháp được chẳng hạn, sao cứ cố nâng. Sao không hướng nó đi chuyện khác. Đâu phải tiếng Pháp kém là kém. Sợ mất thi đua. Phải đưa giáo dục phục vụ trí tuệ con người, không phải là để thi cử. Mỹ họ học để làm chứ không để thi nên mới có ông Bill Gates giỏi không bằng cấp gì.

Thầy từng viết sách giáo khoa tiếng Pháp. Thầy nghĩ gì khi SGK của ta cũng là chuyện bị kêu ca?

Tôi nghiệm ra giáo viên đại học viết SGK cho phổ thông là làm không đúng việc. Qua phản hồi của anh em dạy phổ thông thấy nhiều bất cập. Sách mình tốt về ngôn ngữ nhưng tính sư phạm không cao lắm. Do học giả viết. Nên cấp nào viết cấp nấy, rồi học giả làm cố vấn. Chứ người viết chỉ nhớ mang máng xưa học vậy. Nay tâm lý đã khác xa. Trò chơi cũng còn khác nữa là. Thế hệ tôi chơi bi, đánh khăng. Con có chơi đâu. Cháu lại chơi khác nữa. Mọi sự liên quan nhau, mới thấm đậm vào sách. SGK nên cho đua nở, nhà nước không độc quyền một bộ. Để cho chọn tuỳ trường hơn là ràng buộc. Nhiều nhóm giáo viên từng cấp họ viết, rồi nhân dân chọn lựa. Các nước làm vậy. Pháp xưa nay thế.

III. Những giải thích về dân trí

Thầy từng có nhiều năm đi học ở Pháp, có 4 năm dạy đại học ở Châu Phi, xin thầy kể chuyện ở đó họ học và dạy thế nào?

Thời gian ở Châu Phi tôi có tiếp xúc với một số người nước ngoài cùng đến đó dạy. Họ nói khối Anh – Mỹ rất khó chịu cách thi cử của Pháp. Cồng kềnh, quan liêu, không tin tưởng con người. Giấy nháp cũng đổi màu trắng, xanh theo giờ để quan sát có gian lận không. Tôi hỏi nếu không thi cử gắt gao thế, các anh làm sao biết kiến thức học trò? Họ bảo: bậc tiểu học, trung học là thầy chấm trò, theo sát trò. Còn thi kiểu cuối cùng lấy bằng quốc gia thì có. Còn lại thì tính thời gian, quá trình học quan trọng lắm. Tốt nghiệp đại học xong còn đi thực tập thành luật sư, bác sĩ, kỹ sư… chứng nhận xong mới có bằng. Tin tưởng ở chất lượng và con người tới mức ở một số nước rất lạ. Thí dụ tôi là giáo viên toán, có quyền cấp chứng chỉ cho bất kỳ ai đó đến nhờ kiểm tra trình độ toán lớp 10 chẳng hạn, như là chứng nhận tiêm phòng dịch vậy.

Thế này mà làm ở ta thì chắc là gian lận, loạn chứng chỉ, phải không thầy?

Tôi đố ai sang Pháp mua được thuốc điều trị không có đơn. Tại sao họ làm được như thế? Giải thích hơi buồn. Dân trí thôi. Ở ta, vật chất, đời sống cũng tiến kịp này nọ, còn dân trí kém xa. Đôi khi kém đến độ thất vọng: phá rừng, cắt cáp điện thoại, phá cầu, đường sắt để lấy cái đinh… Những thứ đó thuộc về dân trí.

Tại họ nghèo nên làm bậy?

Không hẳn. Ở Châu Phi, đâu tiến bộ gì. Vấn đề giao thông chẳng hạn. Họ nghiêm chỉnh lắm. Ta lộn xộn, nhìn đi đường biết dân trí thấp. Người nói vì xe, vì đường… tào lao hết. Dân trí. Kể cả chuyên môn của anh giao thông, cũng là dân trí. Tôi ở Paris lâu. Thấy trên xe bus, gian lận vé rất ít. Tôi sang Canada, con tôi phải nhắc nhiều. Hành vi không tốt. Quen ở Pháp, xe bus tiện đâu lên đó, còn Canada, chỉ 2 người là xếp hàng rồi. Có lần tôi thấy ít người, cứ nhảy lên. Cháu nó giật tay vì có một người đến trước mình. Anh ấy chưa lên thì mình chưa lên.

Dân trí này do ai giáo dục mà nên?

Chính quyền phải rèn dân từng tí. Cách ăn ở, mặc, đối xử, thành luật lệ, tính cách. Thí dụ có bài viết nhận xét người Trung Quốc hay chen xe tàu hơn người Nhật. Ở những xã hội cũ, tư bản, họ có một giai tầng, lớp trên làm chuẩn. Thanh niên tự nhiên phấn đấu, thèm cái chuẩn đó. Thí dụ ra đường nói to, đi với bạn bè í ới, không là người lịch sự. Lái xe nhường đường là tiêu chuẩn tầng lớp trên, lấy việc làm lợi cho người khác là một cái chuẩn. Ra đường thấy anh không nhường đường, người ta không chơi với anh, không thiện cảm. Một anh chàng không lịch sự với phụ nữ, không chơi. Không có xử lý gì ngoài không chơi nữa, không trọng nữa. Những cái để ngăn chặn. Xã hội ta có thời cho công nông không cần màu mè lễ nghĩa tiểu tư sản, sống bản năng bừa bãi, không cần luật lệ. Bao năm ta xoá tầng lớp trên, không có chuẩn. Không uốn từ đầu, nay lộn xộn không chịu nổi.

Như vậy người ta bảo làm "lớp trên", chuẩn là chịu thiệt trong thời buổi tranh giành khốc liệt này?

Được gọi là tầng lớp trên cũng chẳng sung sướng gì. Thí dụ tôi không nói tục được, cũng không nghe chuyện tục được, thời trẻ có lúc bạn bè đang ríu rít, thấy mình nó im bặt vì biết mình không thích. Bây giờ đi đường nghiêm chỉnh, họ cho là ngớ ngẩn. Đèn đỏ, không có ai cả mình dừng lại họ cho là điên. Ở Pháp, giao thông không lý tưởng bằng ở Anh. Có lần tôi sống trên lầu 4 nhìn xuống phố khuya lúc 1, 2 giờ sáng, thấy đèn đỏ giữa đêm không có ai, xe vẫn dừng. Với họ, sống nhường nhịn, đúng luật là một điều hạnh phúc, thú vị. Quả thực như thế.

IV. Sao học ngoại ngữ mãi không giỏi?

Thầy dạy ngoại ngữ, thầy nghĩ thế nào về cuộc tranh luận cho trẻ học ngoại ngữ sớm hay muộn?

Phải học từ bé. Nếu được học trước 7 tuổi thì không có trẻ kém hay giỏi. Gần như nhau. Để sau 12 tuổi mới học, lúc ấy mới sinh ra chuyện có năng khiếu hay không. Khi học tiếng mẹ đẻ là một rào chắn không tiếp thu dễ dàng nữa. Trước 7 tuổi, đầu óc còn mở.

Bây giờ người đi học tiếng Anh ào ào, nhưng không nhiều người giỏi. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ ra cũng vẫn chưa dùng thạo. Lý do là sao, thưa thầy?

Hệ thống học ngoại ngữ của ta phức tạp lắm. Có trường học từ lớp 1, mẫu giáo vỡ lòng cũng dạy rồi. Đại đa số các trường thì học từ cấp 3 trở lên. Lác đác vùng sâu vùng xa chưa học. Ở đô thị thì cấp 2 học rồi. Thầy dạy tiếng Anh giỏi đương nhiên thiếu. Đòi hỏi học sinh phổ thông biết giao tiếp thông thường, tốt nghiệp đại học làm được chuyện này chuyện kia trong chuyên môn sâu là khó đạt. Họ phải khắc phục học thêm trong lúc làm việc.

Nhưng lý do cản trở chính là gì ạ?

Do quyết tâm chung chưa cao lắm, đó là chưa kể phương pháp học, ít giao tiếp. Chỉ nói về quyết tâm đã thấy rõ: cán bộ giáo dục các cấp cho là bình thường, không cần thiết lắm. Quyết tâm của nhà nước phải thể hiện ở chỗ không đạt mục tiêu này không được. Tôi thấy lạ lung ở ngay Sài Gòn chứ chẳng phải Đăk Lăk xa xôi, vậy mà có thể cho phép thay môn Ngoại ngữ bằng môn Địa hoặc Sinh. Có một lý do nữa là ở các Ban giám hiệu ít người biết ngoại ngữ nên họ thả nổi.

V. Phải biết sợ hãi

Thầy là một tấm gương tự học. Thầy có thể chia sẻ các phương pháp tốt?

Ngay từ năm 1954 vào đại học, tôi nhìn tổng quát và phát hiện mình kém. Thấy sợ hãi: Pháp văn lèm nhèm chưa ra sao, Anh văn dăm ba chữ thời phổ thông, văn hoá chung, tiểu thuyết hay chỉ mang máng biết tên. Hội hoạ, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, tôn giáo càng mù tịt. Tôi quyết định đến thư viện TW học. Và không thể thiếu ngoại ngữ.

Kinh nghiệm tự học ngoại ngữ: rất quyết tâm. Học theo kiểu động não. Dịch xuôi chỉ có tính máy móc, nên tôi chỉ dịch ngược. Nghe qua băng, tự nói theo các chủ đề. Có một phương pháp tôi tự gọi là học theo kiểu "đào đất". Nếu học dàn trải: ngày đầu bài 1, rồi tiếp bài 2, 3 là không mấy hiệu quả. Tôi học bài 1 trong cả tuần hoặc 10 ngày. Đến lúc thành thạo mới thôi. Bài 2 học 2 ngày, bài sau đó 1 ngày. Thí dụ vậy. Không chỉ hiểu là cho qua. Kinh nghiệm người đào đất bao giờ cũng tạo một hố sâu nhất, rồi mới đào lan ra rất nhanh.

Như vậy năm đầu học rất ít thôi?

Đúng thế. Ông thầy cấp 2 của tôi chỉ dạy vài bài đầu là cho trò diễn kịch được rồi. Dù có vài câu. Nghe tưởng rất thành thạo rồi.

Ở các nước họ dạy thế nào?

Tôi có cháu ngoại học ở Canada, song ngữ Anh – Pháp. Thường thường song ngữ ta học 50 – 50 đều 2 thứ tiếng. Còn ở Canada, lớp 1 song ngữ thế này: năm đầu học 95% tiếng Pháp, 5% tiếng Anh. Cứ thế, năm thứ 2: 70% tiếng Pháp, 30% tiếng Anh. Năm 3: 50% tiếng Pháp, 50% tiếng Anh. Trong khi đó, vùng nói tiếng Pháp nhiều như Montreal thì họ dạy 95% tiếng Anh. Mình dàn trải thế này không được gì đâu.

Thầy dịch rất nhiều, cả tiểu thuyết và sách lý luận như "Banzac và cô thợ may Trung Hoa bé nhỏ", "Suy nghĩ về toàn cầu hoá" và dịch cả sách của triết gia Pháp nổi tiếng Francois Jullien cuốn "Đại tượng vô hình". Cơ duyên nào đưa đến việc dịch triết học?

Tôi có sang Pháp gặp ông Jullien và dịch sách của ông do NXB Đà Nẵng giúp đỡ

Trong SGK tiếng Pháp lớp 11, 12 và chọn đưa vào nhiều tác giả nổi tiếng, trong đó có tác giả có tính "tiên đoán" nay vừa được giải Nobel văn chương – nhà văn Pháp Clezio. Thầy thích phong cách nào?

Thích phong cách tự nhiên, ít chải chuốt. Tôi chọn các nhà văn vừa tầm ngôn ngữ từng cấp học. Đọc Victor Hugo là khó nhất. Người mới học nên đọc Guy đơ Môpatxăng và Anphôngxơ Đôđê. Đó là các tác giả thời cha ông ta. Chúng tôi còn hướng đến các tác giả hiện đại đến gần con người hơn, thí dụ như Clezio viết về đứa trẻ ngoài đường, ông già cô đơn…

Xin cảm ơn thầy.

Nguyễn Thị Ngọc Hải (thực hiện)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú