Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

vendredi 12 novembre 2021

“Những người trục vớt văn hóa” ( Đỗ Lai Thúy ) . Quán Văn số 82 . 06 / 2021


 

Những người trục vớt văn hóa

Đỗ Lai Thúy

            

 

Tôi quen với Bửu Nam (Nguyễn Phước) như thế nào, quả thực, không còn nhớ nữa. Có thể ở nhà anh Đỗ Đức Hiểu khi Nam ra Hà Nội làm nghiên cứu sinh. Nhớ lại, hồi đó ngày ngày Nam ra Thư viện Quốc gia đọc sách, tối về thường sang nhà tôi ở số 2 Lê Phụng Hiểu chơi (chả là anh ở nhờ bà chị, số 1). Trò chuyện nhiều với Nam trong những ngày tháng ấy, tôi thấy ở anh rất thân thiện nhưng vẫn nhiều xa cách, rất hòa đồng nhưng vẫn có cái gì đó cố thủ, thậm chí cố chấp. Tuy nhiên, đó chính là điều thú vị, hấp dẫn ở Nam, nhất là với tôi, một anh chàng nhà quê Bắc Bộ.

 

Lần đầu vào thăm Huế, Nam dẫn tôi đi ăn mười mấy thứ bánh, “mỗi thứ một tí, cho biết Huế” – anh bảo. Tôi bỗng nhớ tới bài viết “Món ăn Huế, món ăn Mường” của nhà dân tộc học Từ Chi, một người Huế gốc Nghệ. Ông cho biết đa phần món ăn Huế cầu kỳ và kiểu cách đến như vậy lại bắt nguồn từ món ăn Mường, đúng hơn là Việt-Mường chung, thô phác và dân dã. Đây là hiện tượng bảo lưu ngoại biên của văn hóa, có điều đến Huế, với môi trường quý tộc, món ăn Mường lại tham gia vào một sự trung tâm hóa khác, sự cố đô hóa, Huế hóa. Điều này, nếu không có một cái nhìn bóc tách văn hóa, người ta không dễ nhận ra cái thực chất nhiều tầng của nó. Đến đây có vẻ như tôi đã phần nào nhận ra cái nhân cách phức tạp của Bửu Nam rồi.

 

Huế, quả như một củ hành, có nhiều lớp văn hóa. Ngoài lớp văn hóa của triều đình nhà Nguyễn, văn hóa Đại Nam ra, còn có văn hóa đô thị hiện đại những năm 1954₋1975. Bấy giờ, với sự thành lập Viện Đại học Huế của Cao Văn Luận, chính thành phố này mới là trung tâm trí thức của miền Nam trước khi trung tâm này di chuyển vào Sài Gòn. Sau đó, Huế còn là trung tâm của phong trào thanh niên học sinh, sinh viên đô thị. Những Ngô Kha, Bửu Chỉ và cả Bửu Nam nữa, đều hăng hái tham gia vào các phong trào nói trên. Lớp văn hóa này sau 1975 đã trở thành trầm tích, nằm yên dưới các lớp sóng văn hóa đa tạp, sôi động hiện thời. Bửu Nam là người đa văn hóa. Một mặt, người của văn hóa hoàng tộc, người của văn hóa đô thị trầm tích kia, mặt khác, người của văn hóa đương đại. Ba văn hóa đó có những đối lập với nhau. Sự rối loạn đa văn hóa này khiến anh nhiều khi ngơ ngác, lạc lõng giữa cuộc đời, như thơ anh, như cái bút danh thi sĩ của anh: Trần Hoàng Phố (một hàng tử đường phố trần gian!?).

 

Mỗi lần vào Huế tôi đều đi tìm gặp cái văn hóa trầm tích ấy. Đến uống cà phê và gặp chủ quán, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Hữu Châu Phan, đến nghe ca Huế ở tư gia của dịch giả Bửu Ý, thăm anh Trần Phụ Trác, một “nhà sách” đồ sộ, quý hiếm, đến Huyền Không Sơn Thượng gặp thiền sư, học giả, nhà văn Minh Đức Triều Tâm Ảnh, đến chùa Giác Duyên thăm hòa thượng, học giả, nhà thơ Thích Thái Hòa, hay cùng nhà văn, họa sĩ Lê Minh Phong thăm lăng tẩm Huế, nhà Điềm Phùng Thị, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng… Đến nhà Bửu Nam, tôi bắt gặp cái văn hóa trầm tích ấy đang ăn nổi, lộ thiên ở chính nhà anh, đó là Phạm thị Anh Nga, phu nhân của Nam. Nga là một trí thức hiện đại, giáo sư tiếng Pháp và văn học Pháp. Thân phụ chị, Phạm Kiêm Âu, cũng như Bửu Ý, là giáo sư tiếng Pháp, còn em trai, Phạm Anh Minh, là một nhà toán học nổi tiếng. Nhưng Phạm thị Anh Nga, cũng như bao phụ nữ Huế khác, còn là, thậm chí chủ yếu là, con người của gia đình. Chồng và các con, với chị, là trên/trước hết.

 

Tôi gặp Anh Nga lần đầu tiên khi Bửu Nam bảo vệ luận án tiến sĩ. Bấy giờ chị đang mang thai, nhưng vẫn ra Hà Nội tiếp khách và lo bữa tiệc “hậu bảo vệ” cho Nam. Tôi đùa, chị Nga mang cả trái đất theo phục vụ anh Nam. Nga cười ý nhị, hẳn không muốn ai để ý đến “tình trạng” rất carnavalesque của mình. Sau này, những dịp Nga ra Hà Nội dự các cuộc họp về chương trình dạy thí điểm tiếng Pháp Ngoại ngữ hai, thì tôi với Nga đã quen thân hơn. Tôi thường chở Nga đi thăm người thân hoặc bạn bè ở Hà Nội. Chúng tôi cũng thường nói chuyện về thầy Trương Đông San, thầy Vũ Lộc…  Tôi kể cho Nga nghe hồi mới vào khoa Nga, tôi đã định chuyển sang khoa Văn, nhưng trong một phiên gác đêm cùng thầy Lộc, ông đã khuyên tôi ở lại: Văn thì Thúy có thể tự học được, nhưng ngoại ngữ thì khó đấy, vả lại nước Nga có một nền văn học lớn… Nga cũng kể mỗi khi đến thăm thầy Lộc đôi khi thầy cũng nhắc đến tôi và Bùi Xuân Bách (cháu cụ Bùi Xuân Học chủ nhiệm Ngọ báo ở Hà Nội trước 1945, hiện Bách lưu vong ở Mỹ) như là những sinh viên cá biệt. Tôi thầm hẹn lúc nào đó sẽ cùng Nga đến thăm thầy.

 

Hôm Nam ra mắt cuốn sách đầu tiên của mình ở Hội Nhà văn Thừa Thiên₋Huế, Các trường phái lý luận phê bình phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam (Đại học Huế, 2016), tình cờ tôi cũng có mặt. Mọi người nói nhiều về nội dung cuốn sách, còn tôi thì nói nhiều về người phụ nữ đứng sau cuốn sách. Tôi biết, Nga không chỉ thúc giục Nam viết sách, mà còn biên tập lại nhiều trang viết của chồng, bởi nhiều khi ngôn ngữ của Nam không theo kịp tư duy, nên khó hiểu. Khi bản thảo xong, Nga còn lo trình bày sách, làm bìa và in ấn. Có một người đọc đầu tiên, người biên tập tận tụy như vậy là niềm mơ ước của mọi người viết sách. Phẩm cách này, có lẽ, chỉ có ở phụ nữ Huế. Khi tan cuộc, Nam Nga đến cảm ơn tôi. Nga bảo gớm hôm nay anh Thúy ca ngợi phụ nữ Huế ghê thế. Nam cười chắc lại có cô em sinh viên Huế nào ngồi nghe ở dưới. Tôi được thể làm ra vẻ bí hiểm.

 

Nhưng Nga cũng là một nhà khoa học đáng nể. Luận án tiến sĩ của chị bảo vệ ở Pháp năm 2000 về liên văn hóa. Các nền văn hóa khi tiếp xúc nhau thường gây ra những hiểu lầm, ngộ nhận nhiều khi tức cười, nhiều khi rất đáng tiếc. Văn hóa Pháp và văn hóa Việt cũng vậy. Không bó tay như Kipling (1859₋1936), mà phải xuyên qua Cuốn sách rừng rậm của các thành kiến để tìm giải pháp tháo gỡ ngộ nhận. Một mặt, Nga sử dụng các lý thuyết ngữ học để nghiên cứu tác phẩm của Phạm Duy Khiêm, “trạng mẹo”, sống ở Pháp, viết tiếng Pháp về người Việt ở Pháp. Mặt khác, chị làm một loạt những phỏng vấn cả người Việt lẫn người Pháp về những xung đột văn hóa. Đây là vấn đề lớn, chỗ mấp mô trong một thế giới phẳng. Nhưng trường hợp nghiên cứu/ nghiên cứu trường hợp của Nga đã có những đóng góp nhất định, mở ra một lối nghiên cứu văn học từ liên văn hóa còn chưa/ít có ở Việt Nam. Cũng nhờ đề tài này, Nga đã được mời đi dự nhiều hội thảo quốc tế. Tôi nhớ, sau lần đi Ai Cập về, Nga cho tôi xem rất nhiều ảnh, kỷ vật và tíu tít kể chuyện về cái thế giới ngoài thế giới này.

 

Trò chuyện với Nam Nga ở nhà anh chị, hay ở một khách sạn nào đó mỗi khi họ ra Hà Nội, tôi, người đẻ sách khá mắn, lại chủ trương Tủ sách Văn hóa học, thường thắc mắc sao Nam không sửa và in luận án viết về tiểu thuyết Hugo từ nguyên lý Carnaval. Tôi thấy, đây là một công trình công phu và có giá trị, cuốn sách đầu tiên áp dụng lý thuyết của Bakhtin ở Việt Nam. Sao Nam không viết về các nhà tiểu thuyết Việt Nam, sau bao nhiêu năm giảng dạy và hướng dẫn luận văn, luận án về các lý thuyết hiện đại như cấu trúc luận và giải cấu trúc, văn học so sánh, nữ quyền luận? Dù sau này Nam có in cuốn Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam đi nữa thì sách này ít nhiều vẫn có tính chất giáo khoa giản lược. Sao Nga không bỏ thời gian dịch sách như các chị Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào? Nhất là các sách về lý thuyết liên văn hóa mà Nga rất thích? Hơn nữa mảng sách lý thuyết này hiện ít người dám dịch. Thay vì trả lời cho sự tha thiết của tôi, Nam Nga chỉ nhìn nhau tủm tỉm cười. Lúc ấy, tôi hơi tự ái với “vợ chồng nhà này”, nhưng sau thì hiểu.

 

Đó là khi Bửu Nam và Phạm thị Anh Nga đồng chủ biên các công trình Phạm Kiêm Âu, có một người thầy như thế (Đại học Huế, 2014), Phạm Anh Minh – Toán, ngói và hoa thủy tiên (Đại học Huế, 2014), và đặc biệt bộ sách Bửu Chỉ – Đường bay nghệ thuật và ký ức trần gian (Hội Nhà văn, 2012), Ngô Kha – Hành trình thơ, hành trình dấn thân và ngôi nhà vĩnh cửu (Hội Nhà văn, 2013), Đinh Cường ra đi mới biết lòng vô hạn (Hội Nhà văn, 2017). Hóa ra, “cặp đôi hoàn hảo” này đang âm thầm dành thời gian chuẩn bị cho ra những công trình biên soạn lớn, nên đành phải tạm gác những công trình của chính họ. Có thể nói, đây là một hy sinh. Là người tổ chức Tủ sách Văn hóa học và biên soạn nhiều bộ sách về lý thuyết văn học, ví như Phân tâm học và… (5 cuốn), tôi hiểu được sự cực nhọc và, quan trọng hơn, là sự tốn thời gian, của Nam Nga tiêu vào những cuốn sách trên. Họ phải lên đề cương ban đầu, sau đó sưu tầm tư liệu (trên mạng, tủ sách gia đình), gặp gỡ trao đổi với bạn bè, người thân của đối tượng, đặt bài, tìm kiếm tài trợ. Rồi làm đề cương hoàn chỉnh, biên tập, viết giới thiệu, trình bày sách, thiết kế bìa đều một tay (hay hai?) Nam Nga làm cả. Công việc này rất cần một bàn tay tỉ mỉ, một đầu óc khoa học, một đức tính kiên trì của người nội tướng.

 

Tuy nhiên, trong cái “đống cực” chỉ muốn “gánh đổ lên non” đó, cũng có không ít niềm vui. Đó là những thư phẩm dày dặn, nhiều tư liệu, ảnh, tranh, in ấn công phu, đầy chất mỹ thuật. Đó là sự gặp lại những bạn bè, những cây viết cũ của Ngô Kha, Bửu Chỉ, Đinh Cường. Đó là việc gặp những bạn bè, những người yêu mến các nghệ sĩ trên, phát hiện những tư liệu mới về họ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là, khi cuốn sách in xong, đọc một cách tổng thể, người ta bỗng thấy những Ngô Kha, Bửu Chỉ, Đinh Cường hiện lên với một diện mạo mới, những vấn đề cuộc đời và nghệ thuật đáng suy ngẫm hơn. Và, cuối cùng đó là sự trục vớt những giá trị văn hóa còn đang bị chìm sâu dưới làn nước lãng quên của cuộc sống xô bồ, náo động.

 

Riêng tôi, đọc những cuốn sách trên, tôi thu hoạch được khá nhiều điều. Trước đây, viết về những thành tựu của thơ thành thị miền Nam 1954₋1975, tôi cứ nghĩ đấy chỉ là do sự di cư văn hóa của Thanh Tâm Tuyền và nhóm Sáng tạo. Nay đọc Ngô Kha, biết thi sĩ này đã làm thơ siêu thực, tôi mới thấy mình đã nhầm. Thơ Huế đúng là có sự vận động tự thân theo quy luật nội tại của văn học. Thơ Bửu Nam Trần Hoàng Phố tiếp tục truyền thống này. Bửu Chỉ đã vẽ nhiều trong phong trào tranh đấu, đã bị tù đày, nhưng sau 75, vì khác biệt về quan niệm nghệ thuật, anh bị hiểu lầm, không, thậm chí không muốn hiểu và bị đối xử thiếu công bằng. Nhưng rồi tranh của Bửu Chỉ là thắng lợi sau cùng của anh. Hoặc đọc Đinh Cường, tôi thấy mỹ thuật Việt Nam còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy như vai trò của các trường Mỹ thuật Gia Định với hiệu trưởng là họa sĩ Lê Văn Đệ, trường Mỹ thuật Huế với hiệu trưởng là họa sĩ Tôn Thất Đào, rồi việc thành lập Hội họa sĩ Trẻ vào năm 1966 ở Sài Gòn nhằm đổi mới hội họa Việt Nam… Tranh Đinh Cường và sách của anh, chính là những miếng ghép sau cùng cho một lịch sử mỹ thuật chân thực.

 

Gần đây, tôi không có dịp vào Huế thăm Bửu Nam và Anh Nga. Nga thì đã nghỉ hưu, Nam, có lẽ, cũng sắp sửa. Bởi vậy, các giao tiếp xã hội của Nam Nga được/bị thu hẹp, nhưng giao tiếp văn hóa hẳn phải rộng mở. “Món nợ lương tâm” đã trả xong, tôi nghĩ, Nam Nga có thể trở lại với công việc riêng của mình. Bửu Nam có thể tiếp tục làm thơ siêu thực và viết các công trình nghiên cứu văn học còn dang dở. Anh Nga cũng tiếp tục làm thơ hiện đại và dịch những cuốn sách về căn cước văn hóa và liên văn hóa mà chị yêu thích. Tôi chờ đợi ở hai bạn.

 

Hà Nội, 2342021

Đ.L.T.


Đỗ Lai Thúy, Bửu Nam, Phạm thị Anh Nga, Huế 2019

 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú