Ce portfolio se veut un objet de recherche et de découverte, un lieu de partage et d’échanges entre « alter » et « ego ». Tous les commentaires seront donc les bienvenus. J’en remercie par avance leurs auteurs.

« Sẽ có một ngày trên hành trình đến với những cánh đồng Abydos của Osiris dương trần tục luỵ em bỏ lại đàng sau cả những thân sơ giận thương yêu ghét... »


Chers collègues,


Après une assez longue période de tâtonnements, voici enfin le fruit de mes efforts continus.

J’ai le grand plaisir de mettre à votre disposition un e-portfolio que j’ai conçu comme outil d’accompagnement à mon auto-formation, et en tant qu’enseignante-chercheur-formateur (ou ... chercheuse-formatrice ?), ceci dans le but de favoriser des échanges et contacts avec des collègues d’ici et d’ailleurs.

J’aurais aimé un outil plus approprié (pour plus de facilité dans la conception et dans la lecture), mais je n’en ai pas trouvé. Je compte donc sur votre compréhension.

Si les jeunes collègues y trouvent quelque utilité pour leurs réflexions, ou pour alimenter et enrichir leur vécu professionnel, ce sera à ma très grande joie, et j’en serai bien honorée.

Je compte aussi sur vos remarques, suggestions et propositions (qui seront ajoutées en fin de chaque article ou en bas de la page) pour pouvoir améliorer cet outil. Vous pourriez de même me les communiquer par email (phamthi.anhnga@yahoo.fr).

Avec mes sincères remerciements,

Et Bonne Année du Buffle !


Anh Nga

lundi 25 août 2008

Chuyện của anh

Gần cuối đời tự dưng anh có được một suất đi Tây. Nói tự dưng hình như không đúng lắm, bởi như thế là mặc nhiên phủ nhận những cố gắng phi thường của anh trong quan hệ với các cấp trên, trong trường và ở Sở. Phủ nhận những sáng chiều anh vào ra phòng đọc sách này, với dáng vẻ rất ư chăm chỉ, cần mẫn và hoàn toàn vô tư. Phủ nhận mọi nỗ lực hầu tạo ra một chân dung đáng kính, đáng yêu và đáng khâm phục đối với các đối tượng học sinh, đồng nghiệp đủ mọi lứa tuổi, và nhất là với vị đại diện của nước bạn ở vùng đất nhỏ bé thơ mộng này. Thậm chí nhiều bữa anh đã cố tình trầm ngâm hơi lâu trước một trang sách, vào cái lúc mà mọi người đều lần lượt xếp sách vở, thu dọn bút viết để rời phòng đọc sách, tưởng chừng những giây phút cố giành giật với dòng thời gian đối với anh quá đỗi quí báu, tưởng chừng nếu được anh sẵn sàng ngấu nghiến say sưa tất cả chữ nghĩa chất đầy trong cái thế giới vô cùng trí tuệ này. Nhiều lúc anh cố tình hỏi tìm một cuốn sách, mà chẳng phải hỏi anh chàng quản thủ đâu nhé, phải hỏi đúng vị đại diện đáng kính (đáng kính dù tuổi thua anh gần hai con giáp) kia cơ, nếu không thì hoá ra bõ công anh lần lữa, trong lúc bụng bắt đầu cồn cào vì đói. Rồi trao đổi, rồi khéo léo úp mở về những thành tích trong nghề của mình, rồi dần dần làm thân.

Thế là anh có được suất đi Tây. Nói phải tội, các cấp lãnh đạo vẫn sáng suốt, công minh, vị đại diện của nước bạn kia cũng hoàn toàn trong sáng, vô tư, và anh cũng phải qua một kỳ thi tuyển đấy chứ. Vả lại anh đâu phải là thứ thầy giáo xoàng xĩnh gì. Chẳng qua cuộc đời anh lắm bèo bọt, nổi trôi, trầy trật mãi ở các huyện lỵ xa xôi, đến những năm gần đây mới chuyển được công tác về thành phố. Đâm ra anh có cái tính cẩn thận, mọi cử chỉ, động tác đều cố vận dụng để phục vụ cho mục đích cao cả nhất trong từng giai đoạn đó thôi.

Ngày dự tuyển, đối thủ của anh vì một lý do nào đó không đến, nghe đâu có trục trặc về thủ tục giấy tờ. Mà dù hắn ta có đến dự thi, anh vẫn tin cuối cùng anh sẽ cao điểm hơn hắn. Dù gì anh cũng xuất thân từ trường dòng, nói năng lưu loát, bặt thiệp, duyên dáng, văn chương bằng tiếng Việt cũng như bằng ngoại ngữ đều ra trò. Với cặp kính dày trước mũi, trông anh lại hoàn toàn là một mẫu người đứng đắn, đáng tin cậy.
Anh qua nước bạn chín tháng. Ngày lên đường, anh tự hào là "mì chính cánh" giữa đám phụ nữ xúng xính áo váy. Anh cảm thấy hình như họ tranh nhau cười duyên với anh. Anh soi gương nhiều hơn, và phải tự công nhận mình vừa có vẻ trí thức đáng tin vừa có vẻ ân cần đúng mực. Một chân dung lý tưởng của người hùng đồng hương trên xứ người. Anh cảm thấy mình trẻ ra nhiều lắm, tưởng chừng như anh chưa bao giờ là chồng, là bố. Anh âu yếm cười với anh trong gương. Anh cảm thấy nhịp đập của trái tim mình đầy ý nghĩa, cảm thấy lòng mình phơi phới.

Rồi anh gặp nàng. Nàng không phải là kẻ xa lạ gì với anh. Nhưng khi gặp nàng ở một khung trời khác, trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác với cuộc sống thường ngày ở quê hương, và khi tâm trạng của anh cũng hoàn toàn khác lạ, anh cảm nhận nàng chính là Người ấy. Và anh quyết tâm bằng mọi cách chiếm lĩnh trái tim của nàng. Cho dù anh biết rõ trái tim ấy đã có chủ. Bởi vì, cũng như anh, nàng đã có gia đình, hai con.
Có vẻ như nàng không lánh mặt anh. Triệu chứng tốt, có lẽ thế. Nhưng cớ làm sao mà những chăm sóc riêng tư anh dành cho nàng, nàng lại vui miệng đem kể cho bàn dân thiên hạ nghe, sao nàng vô tư đến thế, sao nàng không hiểu là anh thật sự yêu mến nàng, với thứ tình cảm khác hơn nàng tưởng, khác hơn những chăm sóc người anh trai dành cho cô em gái, những thân thiện gia đình. Sao nàng ngốc thế.

Anh tìm cách giải thích với nàng. Anh nhắc nàng nhớ câu nói vàng ngọc của một nhân vật chính nói với người yêu của mình trong câu chuyện Love Story. Yêu là không bao giờ nói "rất tiếc". Nàng rũ ra cười. Quái, sao thế mà nàng cười được. Nàng lại còn nói. Anh đừng có dại mà dấn thân vào những trò chơi tình ái lăng nhăng, cuối cùng rồi cũng chẳng đến đâu đâu. Hãy nghĩ đến những người ở nhà, đến gia đình, con cái. Anh nhìn sững nàng. Anh không thể nào tin ở tai mình. Nàng, một cô bé kém anh gần những hai mươi tuổi, nàng có thể nói những lời lẽ già dặn từng trải ấy với anh ư. Nhưng tại sao nàng lại thế. Nàng không nhìn thấy anh đáng yêu đến chừng nào sao. Không thấy vẻ mặt anh đầy thành khẩn hay sao. Anh đau đớn thì thầm, rằng anh không thể xem nàng như những cô gái khác, rằng anh không thể xoá bỏ hình ảnh nàng trong anh, rằng anh không thể..., không thể... Nàng lại rũ ra cười. Nàng nói. Trông anh như người mất trí. Mà nàng thì không hào hứng gì khi nói chuyện với một người thiếu tỉnh táo.

Anh đau khổ trước sự nhẫn tâm của nàng. Phải liều thôi, anh nghĩ vậy. Và một hôm anh liều thật. Đầu tiên là anh cầm tay nàng. Nàng ngỡ ngàng, rồi nhẹ nhàng gỡ tay anh ra. Anh tha thiết những lời tha thiết. Rồi anh ôm lấy vai nàng. Nàng kiên quyết đẩy anh ra. Anh ghì chặt lấy nàng, tìm môi nàng.

Thế là nàng như con thú bị tổn thương, nhanh chóng lẩn tránh thái độ thô bạo của anh, vùng chạy ra cửa. Anh chạy ra chặn lấy cánh cửa. Nàng kêu lên. Anh tránh ra, không tôi la lên bây giờ. Anh không tránh, nhưng anh cầu khẩn nàng đừng la lớn, đừng để người ta nghe thấy, đừng để người ngoài dị nghị, đừng để một ai khác biết. Cuối cùng nàng cũng gạt được anh ra, và bỏ anh lại trong căn phòng âm u lạnh lẽo.

Một lúc sau, anh tìm đến nàng để phân trần, để thuyết phục, nhưng cửa phòng của nàng khép kín và nàng không lên tiếng. Anh gõ cửa lần nữa, rồi thử mở cửa. Nàng không có nhà. Anh ngồi đợi, lòng tự nhủ những lời sẽ phải nói khi nàng xuất hiện. Nhưng đến khi nàng xuất hiện, nhìn thấy anh trong phòng, thì nàng gần như ngất đi, tay giữ lấy tim và nói không thành tiếng. Anh đi ngay, đi ngay. Anh nói anh đến để trả tiền anh thiếu nàng từ hôm trước, nhưng nàng không còn muốn nghe gì nữa. Anh đi ngay, đi ngay. Trời ơi, sao nàng ghê sợ anh đến thế, sao nàng ghét anh đến thế. Anh có là ma quỉ gì đâu. Nàng hét lên. Tôi sợ anh còn hơn ma quỉ.

Thế là quá lắm. Anh bỏ ra về, lòng đầy oán giận. Khốn nỗi, nàng càng lánh mặt, anh càng nhớ nàng. Nhớ, nhưng anh vẫn tỏ ra rất bình thản, rất ung dung, rất đáng kính, và đáng yêu. Không một ai được biết gì, ngoài anh và nàng.

Rồi anh bắt đầu nhìn thấy nàng sóng đôi với một anh chàng có khuôn mặt rất lựu đạn. Họ vui vẻ, cười nói, tưởng như cố tình bắt anh phải nhìn thấy, phải nghĩ ngợi, ấm ức. Mà hình như ánh mắt của họ cố tình giễu cợt anh, giễu cợt tình cảm của anh thì phải. Thế thì thật quá quắt. Anh lân la sang phòng hắn ta thăm dò. Cũng chẳng khó khăn gì vì hắn ở cùng dãy lầu với anh. Anh vờ xin một cốc cà phê, ấm ớ hỏi dăm câu vớ vẩn. Chẳng có vẻ gì là hắn ta biết chuyện. Hắn ít nói, chỉ cười cười, nói câu nào cũng ngúc nga ngúc ngắc. Không hiểu sao nàng có thể chơi được với cái loại người nói không thành câu này. Cứ hì hì, hì hì, đến là vô duyên.

Để cho nàng hiểu anh không phải là thứ đồ bỏ đi, anh tìm cách kể cho nàng nghe về ba bức thư anh đã nhận được của cô đồng nghiệp trẻ mới về trường anh nhận công tác. Trong ba bức thư đều thoang thoảng nhớ nhung, nhưng anh không trả lời, thế đấy. Quái lạ, nàng không hề mảy may xúc động, lại còn bĩu môi, cho đó là chuyện vặt. Anh trách nàng không chịu hiểu. Nàng tức tối. Chính anh mới là người không chịu hiểu. Sao nàng tàn nhẫn với anh đến vậy?

Anh rủ nàng đi xem phim. Kết quả là nàng trở nên bạn xi nê của hắn. Hôm lễ truyền thống của Trung tâm nơi anh đi thực tập, anh đề nghị nàng đưa máy hình để anh chụp ảnh cho nàng, nhưng nàng lại giao máy cho hắn bấm, lại còn nghiêng đầu cười bên hắn để chụp ảnh. Càng ngày, nàng càng tỏ ra tàn nhẫn với anh, càng tỏ ra thân thiện với hắn. Càng ngày, anh càng giận hắn, bởi anh không thể nào giận nổi nàng. Vậy mà hắn bao giờ cũng cười cười, nửa như trêu cợt, nửa như thương hại anh.

Dịp anh đi tham quan miền Nam nước bạn vào cuối năm, đúng giờ giao thừa anh gọi điện về cho nàng. Vì lịch sự hay vì cảm tình với anh mà nàng không quát tháo ngay từ đầu? Nhưng khi anh hỏi nàng có kể gì cho hắn nghe không thì nàng thật sự giận dữ. Anh không có quyền đặt câu hỏi đó, kể hay không là quyền của tôi. Nàng nói. Anh chỉ có quyền đừng làm gì để phải sợ người khác biết. Tại sao nàng không hiểu cho anh nhỉ ? Rằng đây là chuyện riêng tư của anh và của nàng. Sẽ không hay hớm gì khi một người biết, rồi một người thứ hai biết, rồi tiếng dữ đồn xa...

Anh đau khổ trong nỗi khổ đau không ai thấu hiểu. Đến hôm nọ thì anh không còn chịu nổi. Cuối tuần, nàng về nhà bà con, cư xá như vắng hẳn đi. Anh biết nàng đi vắng, dù nàng không báo với anh lời nào. Buổi tối, anh đang rầu rĩ trong phòng, thì chuông điện thoại đầu hành lang reo. Có người nhấc máy, rồi có tiếng bước chân dọc theo hành lang về phía phòng hắn. Linh tính cho anh biết đó là nàng, và anh ra cầm máy. A lô. Anh nhận ngay ra tiếng nàng, dù nàng trả lời bằng tiếng Pháp. Cô có phải là người Việt không? Anh hỏi, cũng bằng tiếng Pháp. Nàng không trả lời. Cô có biết tiếng Việt không? Lần này anh hỏi bằng tiếng Việt. Tiếng nàng, bằng tiếng Pháp: Làm ơn cho tôi nói chuyện với phòng ... Anh giận dữ cúp máy, vừa lúc với tiếng chân của hắn tiến dần đến máy điện thoại. Anh tự nhủ, một bàn thắng cho anh.

Nhưng rồi nàng vẫn nhởn nhơ, hắn vẫn nhởn nhơ. Anh biết, hàng tuần nàng vẫn đều đặn rẽ vào Bưu điện gởi thư về nhà, và mỗi tháng nàng vẫn dành trọn một tấm các để điện thoại về cho gia đình, hồn nhiên và ríu rít những dặn dò, những nhớ nhung với chồng con ở quê nhà. Nhưng liệu nàng có dành cho thằng cha có khuôn mặt lựu đạn ấy thứ tình cảm anh dành cho nàng hay không, hắn đối với nàng ra sao, nàng có kể gì cho hắn nghe về anh hay không. Anh hoàn toàn mù tịt, dù anh bao lần cố gắng phỏng đoán và lý giải. Nhưng, thú thật, anh mong được ở vào vị trí của hắn làm sao, để thỉnh thoảng cùng nàng ăn một bữa cơm, cùng nàng đi dạo, đi xem phim, đi nghe nhạc hay chỉ đơn giản là cùng đi một chuyến bus, một chuyến métro. Được giúp nàng thu dọn hành lý trong những ngày cuối của nàng trên đất khách. Và được là người cuối cùng tiễn chân nàng.

Dịp may chẳng bao giờ đến với anh. Ngày nàng rời cư xá, rời xa nước bạn để trở về quê nhà, anh chợt hiểu ra anh đã dần dần trở nên vô hình đối với nàng. Nàng không tránh gặp anh nữa, nhưng mỗi lúc chạm phải ánh mắt anh ở bất kỳ nơi đâu, nàng dửng dưng như không nhìn thấy anh, như thể anh là một kẻ không hề quen biết. Như thể anh không còn tồn tại, hay chưa hề tồn tại trên đời. Như thể anh đã tan vào không khí.

Anh vẫn chưa bao giờ hiểu nổi nàng, và anh biết suốt đời cũng sẽ chẳng bao giờ nàng hiểu được anh.

Vâng, trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được.

Và cuối cùng, có lẽ chính anh cũng không hiểu gì về bản thân mình cả.
-
Paris, 3 / 1995 - Rouen, 8 / 1997 - Huế, 4 / 1998
***

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Jeanne d'Arc 1960-1973

Jeanne d'Arc 1960-1973
classes de 7e et de 8e

classe de 4e

ENS de Hué 1973-1977

ENS de Hué 1973-1977
4e année

Université de Rouen 1996-1997

Université de Rouen 1996-1997
salle de documentation DESCILAC - le 9 janvier 1997

dernier cours de méthodologie 1997

Université de Rouen 1999-2000

Université de Rouen 1999-2000
soutenance de thèse

avec Anh Hai

... et les copains copines

ENS de Hué 2003-2004

ENS de Hué 2003-2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Université d'Hélouan - Égypte 2004

Bangkok 2006

Bangkok 2006

ESLE de Hué 2006-2007

ESLE de Hué 2006-2007

Siem Reap 2007

Siem Reap 2007
anciens Rouennais

chez Minh 2008

chez Minh 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Pagode Từ Lâm (Hué) 2008

Vientiane 2008

Vientiane 2008
Avenue Lane Xang

Université Nationale du Laos

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008

Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) 2008


đăng quang 2008

đăng quang 2008

kỷ sửu 2009

kỷ sửu 2009
đền huyền trân

trúc lâm thiền viện

chez phan thuận an 2009

chez phan thuận an 2009

dans le soleil et dans le vent

thả thơ 2009

thả thơ 2009
trên sông Hương

tiến vào chung kết

Fai Fo 2009

Fai Fo 2009

canh dần 2010

canh dần 2010
chùa Từ Lâm

phật tử Quảng Viên

phật tử Quảng Viên
chùa Tịnh Giác

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)

Huý nhật lần 7 của em Minh (5.10.2011 - 9.9 ÂL)
Nam-Nga Tuấn-Hà Phượng Chôm Bư Nin Hề + Tùng Tú